Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.3. Các giải pháp quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các điểm
4.3.4. xuất giải pháp cụ thể cho các điể mô nhiễm cụ thể tại Hòa Bình
4.3.4.1. Biện pháp đối với điểm ô nhiễm kho Mỵ Thanh
- Giảm thiểu tối đa rủi ro tiếp xúc với chất ô nhiễm của các đối tượng tiếp nhận.
Biện pháp cấp bách có thể lựa chọn để áp dụng:
Kiểm kê và tiến hành thu gom, bốc xúc, đóng gói và chuyên chở đến nơi xử lý an toàn đối với hóa chất tồn lưu và đất ô nhiễm ở mức cao.
Thông báo và tuyên truyền cho các bên liên quan về các nguy cơ hiện hữu tại khu vực:
Ô nhiễm do mùi;
Phát tán bụi hóa chất BVTV;
Nguy cơ có thể ô nhiễm đất đã bị ô nhiễm;
Nguy cơ có thể nước dưới đất có thể đã bị ô nhiễm. Niêm phong và đóng cửa kho:
Lắp đặt các biển báo tại các khu vực có nhiều người thường xuyên đi lại Lập hàng rào để hạn chế tiếp cận
Hạn chế việc sử dụng đất cho các mục đích nông nghiệp và dịch vụ:
Biện pháp trung han cần cân nhắc:
Tiến hành khảo sát, xác định cự ly có thể bị tác động lâu dài của khu vực ô nhiễm và tiến hành các biện pháp cách ly các khu vực đất / trầm tích đã có thể bị ô nhiễm còn lại thông qua một chương trình quan trắc phù hợp. Việc thiết kế chương trình quan trắc này cần được triển khai càng sớm càng tốt, tuy nhiên cần tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:
- Xác định đúng hướng lan truyền ô nhiễm - Mật độ lấy mẫu giảm dần từ tâm ô nhiễm
- Tần suất quan trắc càng dầy càng tốt (cao hơn so với tần suất quy định) - Khảo sát, xác định cự ly có thể bị tác động lâu dài của khu vực ô nhiễm và tiến hành các biện pháp cách ly các khu vực đất/trầm tích đáy đã có thể bị ô nhiễm còn lại.
- Thông báo, tăng cường nhận thức cho các bên liên quan về tình hình và khả năng có thể bị tác động bởi ô nhiễm và những nguy cơ có thể có nếu tiếp xúc lâu dài
- Kiểm tra cây trồng và vật nuôi khu vực lân cận để đánh giá lại khả năng lan truyền chất ô nhiễm theo chuỗi dinh dưỡng
- Quan trắc chất lượng đất và nước dưới đất theo định kỳ
4.3.4.2. Biện pháp đối với điểm ô nhiễm kho Hang Chùa Bụt
Mục đích:
- Loại trừ hoặc cố định ở mức cao nhất có thể được các tác nhân nguy hiểm có mặt trong kho (nguồn ô nhiễm);
- Giảm thiểu tối đa rủi ro tiếp xúc với chất ô nhiễm của các đối tượng tiếp nhận ô nhiễm (chủ yếu là người vãng lai).
Biện pháp cấp bách có thể lựa chọn để áp dụng:
Kiểm kê và tiến hành thu gom, bốc xúc, đóng gói và chuyên chở đến nơi xử lý an toàn đối với hóa chất tồn lưu và đất ô nhiễm ở mức cao khu vực hang Chùa Bụt.
Thông báo và tuyên truyền cho các bên liên quan về các nguy cơ hiện hữu tại khu vực:
Ô nhiễm do mùi
Nguy cơ có thể ô nhiễm đất đã bị ô nhiễm
Nguy cơ có thể nước dưới đất có thể đã bị ô nhiễm
Xây dựng lại cửa kho (hiện đang là tạm thời) một cách kiên kố hơn, Kiểm tra lại và loại trừ tất cả các khả năng rò rỉ khí độc, hóa chất, bụi và nước ngấm hóa chất (nếu có) từ trong hang ra ngoài
Niêm phong cửa kho:
Lắp đặt các biển báo tại các khu vực có nhiều người thường xuyên đi lại Lập hàng rào để hạn chế tiếp cận
Tiến hành khảo sát, xác định cự ly có thể bị tác động lâu dài của khu vực ô nhiễm và tiến hành các biện pháp cách ly các khu vực đất đã có thể bị ô nhiễm còn lại thông qua một chương trình quan trắc phù hợp. Việc thiết kế chương trình quan trắc này cần được triển khai càng sớm càng tốt, tuy nhiên cần tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:
- Xác định đúng hướng lan truyền ô nhiễm - Mật độ lấy mẫu giảm dần từ tâm ô nhiễm
- Tần suất quan trắc càng dầy càng tốt (cao hơn so với tần suất quy định)
4.3.4.3. Biện pháp đối với điểm ô nhiễm Tân Thịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy (Đất và nước ngầm bị ô nhiễm nhẹ)
Mục đích: Quan trắc và Giảm thiểu rủi ro cho hệ sinh thái
Nguồn ô nhiễm hiện tại:
- Nền đất kho cũ, hiện đang được trông cây keo tai tượng - Nước ngầm (độ sâu trên dưới 10m)
- Động thực vật nuôi trồng trên khu vực
Khả năng lan truyền ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm hiện tại:
- Nước dưới đất - Động vật chăn thả - Rau trồng trên khu vực
Đối tượng có thể bị tác động từ nguồn ô nhiễm
- Dân cư sống trong khu vực có sử dụng nước dưới đất và đất để nuôi trồng
- Động vật chăn thả trên nền kho và lân cận - Rau trồng trên khu vực
Các giải pháp quản lý môi trường khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV tại thôn Tân Thịnh và xung quanh (trung hạn và/hoặc dài hạn) nhằm mục tiêu ngăn ngừa nguy cơ tiếp xúc với nguồn ô nhiễm:
Phổ biến về nguy cơ có thể có khi tiếp xúc với với các đối tượng là nguồn ô nhiễm từ nền kho bằng các hình thức khác nhau phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
Tăng cường các hoạt động cảnh báo mức độ nguy hại của việc tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm hóa chất BVTV hàm lượng thấp, đặc biệt tiếp xúc với:
i. Đất tại khu vực nền kho cũ đối với những đối tượng nhạy cảm (trẻ em). ii. Nước dưới đất ở các giếng ngay sát nền kho cũ.
Từng bước phổ cập việc không dùng nước giếng trực tiếp tại khu vực lân cận nền kho.
Hỗ trợ cung cấp thiết bị xử lý nước giếng.
Phổ biến và vận động người dan về sử dụng nước uống đã được xử lý và sau đó đun sôi (nếu để ăn uống).
Duy trì các biển cảnh báo ở 1 số khu vực nhạy cảm
Có thể hạn chế tiếp cận với khu vực có dấu hiệu ô nhiễm bằng các biển báo.
Quan trắc định kỳ chất lượng nước mặt, nước dưới đất và đất thường xuyên hơn so với quy định
Chi phí quan trắc sẽ được tính toán dựa trên thiết kế chương trình quan trắc và đơn giá do tỉnh Hòa Bình đã quy định.
4.3.5. Bảng tổng hợp các giải pháp quản lý/xử lý đối với các điểm ô nhiễm
Điểm ô nhiễm Mục tiêu quản lý/xử lý Mức độ cấp bách Các nội dung cần thực hiện
Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Mỵ Thanh Loại bỏ nguồn ô nhiễm Cấp bách
Khảo sát chi tiết để xác định mức độ phạm vi ô nhiễm và khối lượng cần bốc xúc Tiến hành xây dựng đề án bốc xúc khỏi khu vực các vật liệu ô nhiễm mức độ Sở TNMT Sở TNMT
Đấu thầu triển khai hoạt động bốc xúc và tiêu hủy tại cơ sở được cấp phép Sở TNMT Ngăn ngừa lan truyền và hạn chế tiếp xúc Cấp bách Trung hạn
Cung cấp nguồn nước sạch cho dân khu vực ô nhiễm nặng
Triển khai các hoạt động cảnh báo; Nâng cao nhận thức của cộng đồng
UBND Huyện
Trung hạn và dài hạn
Thiết kế lại hệ thống quan trắc nước ngầm, nước mặt và trầm tích và triển khai hoạt động quan trắc dài hạn với tần suất cao hơn
Sở TNMT Hang Chùa Bụt Loại bỏ nguồn ô nhiễm Cấp bách
Khảo sát chi tiết để xác định mức độ phạm vi ô nhiễm và khối lượng cần bốc xúc
Tiến hành xây dựng đề án bốc xúc khỏi khu vực các vật liệu ô nhiễm mức độ nguy hiểm
Đấu thầu triển khai hoạt động bốc xúc và tiêu hủy tại cơ sở được cấp phép
Cô lập khu vực
Cấp bách
Cảnh báo khách đến thăm và lễ tại Hang Chùa Bụt về nguy cơ tiếp xúc
Phát hiện tất cả các đướng rò rỉ vật liệu và nước từ hang ra môi trường
Ngăn chặn mọi khả năng phát tán vật liệu và nước trong hang ra ngoài
Kiên cố của vào kho trong hang
Quan trắc tác động
Trung hạn
Thiết kế lại hệ thống quan trắc nước ngầm, nước mặt và triển khai hoạt động quan trắc dài hạn với tần suất cao hơn
Sở TNMT
Cung cấp nguồn nước sạch
Dài hạn Xây dựng đường nước sạch phục vụ khu vực du lịch tại Hang Chùa Bụt
Tân Thịnh, Yên Thủy Quan trắc Trung hạn Dài hạn
Triển khai thiết kế và tổ chức hoạt động quan trắc nước ngầm, trầm tích, thực vật và động vật nuôi trên khu vực
Sở TNMT
Dài hạn Cung cấp nguồn nước sạch
cho 1 số hộ dân Cảnh báo
UBND Huyện