Xuất các nội dung cơ bản quản lý các điể mô nhiễm tồn lưu tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 101 - 111)

Bình

 Mỵ Hòa

 Hang Chùa Bụt

 Tân Thịnh, Yên Trị, Yên Thủy

 Xây dựng các giải pháp quản lý có thể áp dụng tương ứng với các mục tiêu quản lý rủi ro khác nhau.

 Lựa chọn phương án tối ưu dựa trên MCA (Đánh giá đa tiêu chí).  Đánh giá rủi ro của dự án.

 Lập dự án chi tiết: thời gian, nguồn lực (tài chính, vật tư thiết bị, lao động…).

 Xem xét và phê duyệt dự án.  Phương án “Triển khai” cụ thể.  Lựa chọn nhà thầu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1.1. Theo kết quả điều tra, thu thập:

Qua thu thập thông tin hiện có về các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV, hiện nay có 11 khu vực ô nhiễm trên địa bàn 11 huyện - TP của tỉnh Hòa Bình. Đó là:

1. Khu vực ô nhiễm tại Thôn Mỵ Thanh, Xã Mỵ Hoà, Huyện Kim Bôi;

2. Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc; 3. Khu vực ô nhiễm tại thôn Tân Thịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy;

4. Khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình; 5. Khu vực ô nhiễm tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn;

6. Khu vực ô nhiễm vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn; 7. Khu vực ô nhiễm tại Tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn;

8. Khu vực ô nhiễm tại Cửa hàng Dịch vụ Nông nghiệp Đà Bắc, thị trấn Đà Bắc; 9. Khu vực ô nhiễm tại Nông trường Sông Bôi cũ, nay là Công ty TNHH MTV Sông Bôi, tại xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy;

10. Khu vực ô nhiễm tại Trường Trung học phổ thông Cao Phong, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong;

11. Khu vực ô nhiễm tại Nghĩa địa Chiềng Sái, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu.

Các khu vực ô nhiễm từng là kho hóa chất BVTV trước đây của các Nông trường (Nông trường Quốc doanh Thanh Hà – Kim Bôi; Nông trường 2/9-Yên Thủy; Nông trường Sông Bôi cũ – Lạc Thủy; Kho cung tiêu – Nông trường cam – Cao Phong), Công ty giống cây trồng vật nuôi (Tân Lạc; Lạc Sơn), HTX Nông nghiệp (Thịnh Lang, TP. Hòa Bình), Công ty Vật tư Tổng hợp (Kỳ Sơn); Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình (chi nhánh: Lương Sơn; Đà Bắc); Trung tâm cung ứng dịch vụ nông nghiệp (Mai Châu).

DDT, 666, Wonfatox, Bi58, … Sau khi ngừng hoạt động, hầu hết các kho đã bị phá hủy và chuyển đổi mục đích sử dụng.

Có 05 kho đã chuyển sang đất ở, đất vườn thuộc quyền sử dụng của cá nhân/hộ gia đình, xây dựng trường học, trụ sở: Lạc Thủy – xây dựng nhà ở, khu di tích, vườn trồng cây ăn quả (cam), Kim Bôi – đất vườn, nhưng kho vẫn còn, nay kho được tận dụng để xe tang, Cao phong - xây dựng trường Trung học phổ thông Cao Phong, gần trường mầm non xã Yên Trị, Lạc Sơn – đã xây nhà, đất nền kho đã được xúc đi chỗ khácvà Đà Bắc - toàn bộ đất nền đã được xúc đổ đi nơi khác để hạ mặt bằng xuống 7-10m; Kỳ Sơn - đã chuyển sang đất ở, hiện vẫn còn nhà kho.

Có 06 kho còn nguyên trạng hoặc chỉ còn nền kho thuộc đất công do địa phương quản lý: Tân Lạc – vẫn giữ nguyên trạng, hiện nay đang để không, TP Hòa Bình – chỉ còn nền kho, nay đang là sân vận động của Phường, Lương Sơn -

chỉ còn nền kho thuộc khuôn viên Trạm BVTV và Trạm Thú y huyện Lương Sơn, Mai Châu – chỉ còn nền kho, nay là nghĩa địa, Yên Thủy - chỉ còn nền kho, đã chuyển sang đất ở nhưng hiện đang bỏ không, do UBND xã Yên Trị quản lý. Đa số các kho này đều nằm gần khu dân cư, gần trụ sở UBND xã.

1.2. Theo kết quả đánh giá rủi ro sơ bộ:

* 06 khu vực ô nhiễm phải tiến hành đánh giá chi tiết, bao gồm:

- Khu vực ô nhiễm tại Thôn Mỵ Thanh, Xã Mỵ Hoà, Huyện Kim Bôi; - Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc;

- Khu vực ô nhiễm tại thôn Tân Thịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy; - Khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình; - Khu vực ô nhiễm tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn;

- Khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn;

- Khu vực ô nhiễm tại Tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn;

- Khu vực ô nhiễm tại Cửa hàng Dịch vụ Nông nghiệp Đà Bắc, thị trấn Đà Bắc, trực thuộc Công ty Cổ phần DVNN tỉnh Hòa Bình trước đây là kho hóa chất BVTV của Công ty Cổ phần DVNN tỉnh Hòa Bình chi nhánh tại Đà Bắc;

- Khu vực ô nhiễm tại Nông trường Sông Bôi cũ, nay là Công ty TNHH MTV Sông Bôi, tại xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy;

- Khu vực ô nhiễm tại Trường Trung học phổ thông Cao Phong, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong;

- Khu vực ô nhiễm tại Nghĩa địa Chiềng Sái, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu.

1.3. Theo kết quả đánh giá rủi ro chi tiết:

Trong 6 khu vực ô nhiễm đã tiến hành đánh giá chi tiết: Hai khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá rủi ro chi tiết cao nhất là điểm tại Thôn Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi và điểm tại Hang Đá, Khu 4, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Tiếp đến là khu vực ô nhiễm tại Thôn Tân Thịnh, xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy. Và các khu vực ô nhiễm còn lại: tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình; Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn; Điểm Vườn ông Nguyễn Văn Vượng, Phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn – điểm không phát hiện hóa chất BVTV.

1.4. Theo kết quả đề xuất các giải pháp quản lý các khu vực ô nhiễm

Từ 11 điểm ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu có rủi ro cao trên địa bàn Hòa Bình, chia thành 3 nhóm điểm rủi ro do ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, và từ đó đề xuất các giải pháp khác nhau cho 3 nhóm điểm đó như sau:

- Nhóm 1 là nhóm cấp bách, bao gồm 2 điểm ô nhiễm:

+ Điểm 1 tại thôn Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi;

+ Điểm 2 tại: tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc.

- Nhóm 2 là nhóm cần áp dụng các giải pháp trung hạn, là điểm tại thôn Tân Thịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy.

- Nhóm 3 là các điểm còn lại, tuy có thể xác định được các điểm có thể chứa chất ô nhiễm tồn lưu nhưng với mức độ rủi ro và khả năng gây ô nhiễm không đáng kể hoặc chưa phát hiện thấy, nên có thể áp dụng các biện pháp dài hạn.

II. KIẾN NGHỊ

Kết quả điều tra, đánh giá trên đây đã phản ánh thực tế tồn tại của các kho chứa hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ trước đến nay. Qua đánh giá cho thấy mức độ, phạm vi ảnh hưởng của các khu vực khảo sát và tính cấp thiết cần phải xử lý.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đề xuất các giải pháp về quản lý, kỹ thuật và kinh tế để giải quyết các khu vực tồn lưu ô nhiễm trên. Để thực hiện được mục tiêu này cần phải xây dựng dự án xử lý đối với các loại tồn dư (bao gồm hóa chất bảo vệ thực vật, đất, nước,.) tại các điểm tồn lưu trên.

- Trước mắt đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương lập dự án chi tiết (Kế hoạch – phương pháp và dự toán kinh phí thực hiện) để xử lý các khu vực ô nhiễm do tồn lưu thuốc BVTV với tính chất cấp bách, bao gồm 2 điểm ô nhiễm:

+ Điểm 1 tại thôn Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi;

+ Điểm 2 tại: tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc.

- Các điểm ô nhiễm còn lại sẽ áp dụng các biện pháp mang tính trung hạn và dài hạn nhằm giảm mức độ rủi ro và khả năng gây ô nhiễm.

Với kết quả thu được từ Đề tài, để thực hiện Quyết định số 1946 ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo, giao Sở TN&MT hoặc Sở NN&PTNT và các sở, ngành, địa phương liên quan như: Khoa học & Công nghệ, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự án xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm từ các kho

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá, (2008), Độc học môi trường cơ bản, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Tái bản lần thứ 3.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2006), Kế hoạch quốc gia Thực hiện công ước Stockhoml về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014, Thông tư số: 43/2013/TT-BTNMT: Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.

4. Cục thống kê tỉnh Hòa Bình, (2019), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình 2018, NXB thống kê.

5. Liên Hiệp Quốc, (2001), Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy POP - Persistent Organic Pollutants.

6. Quyết định số 1946/QĐ-TTg: Phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tồn lưu trên cả nước của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hòa Bình, (2013), Báo cáo Nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng và phát sinh chất thải (bao gồm chất thải nguy hại) đối với phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường”.

8. Tổng cục môi trường, (2015), Hướng dẫn kỹ thuật – Quản lý Môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu.

9. Tổng cục môi trường, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, (2015), Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hóa chất vảo vệ thực vật tồn lưu - Các quy trình vận hành chuẩn phục vụ điều tra khảo sát ô nhiễm đất và nước dưới đất.

PHIẾU ĐIỀU TRA

CÁC ĐIỂM TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ MÔI

TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

(Trả lời bằng cách đánh dấu (×) vào các ô (□) mà ông/bà chọn)

Xin ông/bà vui lòng cung cấp cho chúng tôi những thông tin dưới đây: 1. Ông/bà thuộc nhóm nào trong số các nhóm sau:

- Cán bộ phường/xã, thôn, ... □ - Cán bộ Sở, Chi cục, Trạm, … □

- Nông dân, công nhân, ... □

2. Họ và tên ông/bà: Tuổi:... Địa chỉ:

Số điện thoại:

3. Tên, địa điểm khu vực nghi ngờ ô nhiễm do HCBVTV tồn lưu:

4. Lịch sử sử dụng khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm (kho thuốc), xin ông/bà cho biết:

a - Khu vực nghi ngờ ô nhiễm HCBVTV trước đây thuộc đơn vị nào quản lý. b - Khoảng thời gian bắt đầu xây dựng kho/chứa HCBVTV:

c - Khoảng thời gian ngừng hoạt động/đóng cửa: d - Thành phần (chủng loại) từng chứa trong khu vực:

e - Tại thời điểm ngừng hoạt động có còn thuốc BVTV không? Không

Không, chỉ còn bao bì, chai lọ.

Khối lượng: Khoảng: ...tấn, ...tạ, ... yến. Sau đó được:

□ Để nguyên tại chỗ

□ Khác:

Có. Nếu có, xin Ông/Bà cho biết:

Khối lượng: Khoảng: ...tấn, ...tạ, ... yến. Sau đó được:

□ Để nguyên tại chỗ

□ Chuyển đi nơi khác, chuyển đi đâu:

□ Thu gom, chôn lấp. Ông bà cho biết vị trí chôn lấp □ Khác:

f - Sau khi ngừng hoạt động khu vực nghi ngờ ô nhiễm có những thay đổi gì không?

Không, vẫn giữ nguyên trạng; Có Nếu có, xin Ông/Bà hãy mô tả:

g - Các sự cố, tai nạn liên quan đến đổ, tràn hoặc rò rỉ hóa chất đã xảy ra: h - Diện tích khu vực nghi ngờ ô nhiễm HCBVTV: Khoảng: ... m2

i - Kết cấu nhà kho trước đây được xây dựng bằng (Tường gạch/mái ngói/mái bằng/nền bê tông/nền đất/tranh, tre, nứa/…):

Bao gồm: ...gian

k - Khối lượng HCBVTV lớn nhất có thể chứa trong kho? Khoảng: ...tấn, ...tạ, ...yến.

5. Hiện trạng khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm HCBVTV, xin ông/bà cho biết:

a – Chủ sở hữu hiện tại của khu vực nghi ngờ ô nhiễm HCBVTV (cá nhân/đơn vị nào quản lý):

b - Khu vực nghi ngờ ô nhiễm HCBVTV hiện đang sử dụng làm gì? □ Làm nhà ở □ Khu chăn nuôi □ Trồng hoa màu □ Khác:

c - Ông/ bà có biết hiện nay khu vực nghi ngờ ô nhiễm này có còn tồn lưu HCBVTV không?

a - Nguồn nước sử dụng chủ yếu của người dân trong khu vực (xung quanh khu vực nghi ngờ ô nhiễm):

□ Nước máy

□ Giếng khoan, độ sâu:……..m □ Giếng đào, độ sâu:……..m

□ Nước mưa

□ Sông, hồ, kênh, rạch. Tên sông, hồ, kênh,rạch:... b - Cảm nhận của ông/bà về chất lượng nước của nguồn nước đang sử dụng: - Mùa mưa:

- Mùa khô:

8. Ông/bà cho biết biểu hiện khi ông bà đến gần, tại khu vực nghi ngờ ô nhiễm HCBVTV?

9. Ông/bà có thấy đất tại khu vực nghi ngờ ô nhiễm bị những tác động như đổi màu đất, cây cối phát triển khác thường, động vật chết/quái thai hay có biểu hiện bất thường nào, v.v… không? Nếu có, xin hãy mô tả.

10. Ông/bà cho biết khu vực nghi ngờ ô nhiễm HCBVTV đã từng có Đoàn nào về điều tra, khảo sát chưa (đo đạc, lấy mẫu đất, lấy mẫu nước, ...)?

□ Chưa □ Có

Nếu có, xin ông/bà cho biết đã từng có mấy Đoàn, của đơn vị nào?: 11. Vấn đề sức khoẻ, xin ông/bà cho biết:

a - Ông /Bà có nghĩ rằng sức khỏe của Ông/Bà bị ảnh hưởng của khu vực ô nhiễm này không?

□ Có □ Không

Nếu có, xin Ông/Bà vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây: a1 - Theo Ông/Bà, nguyên nhân của sự thay đổi sức khỏe là gì?

Chưa rõ nguyên nhân

Do tiếp xúc trực tiếp (qua da, mắt, hô hấp,v.v…) với thuốc BVTV Sử dụng nguồn nước nghi bị nhiễm thuốc BVTV

Sử dụng động vật và cây trồng được nuôi, trồng trên đất nghi bị nhiễm thuốc BVTV

Có vấn đề về hô hấp như khó thở, mắc các bệnh về phổi, thanh quản, v.v… Có vấn đề về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, v.v…

Có vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa như mắc các bệnh về gan, ruột, dạ dày, v.v…

Có vấn đề về sinh sản

Nếu có các biểu hiện khác, xin Ông/Bà hãy mô tả:

b - Những người thân trong gia đình Ông/Bà có những biểu hiện bất thường nào về sức khỏe không?

Có Không

Nếu có, xin Ông/Bà hãy mô tả:

c - Ông/Bà có biết ai từng sinh sống trên khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm này không?

Có Không

Nếu có, họ có vấn đề bất thường nào về sức khỏe không? Có Không Nếu có, xin Ông/Bà hãy mô tả.

d - Ông/Bà thấy người dân khu vực xung quanh có ai có những biểu hiện bất thường về sức khoẻ mà nghi ngờ bị ảnh hưởng bởi khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm HCBVTV này không?

Có Không có Không biết Nếu có, xin Ông/Bà hãy mô tả:

12. Ông bà có kiến nghị gì về khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm HCBVTV này không?

ĐIỀU TRA VIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 101 - 111)