Thực trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại các kho hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 42 - 50)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại các kho hóa chất

địa bàn tỉnh Hòa Bình

4.1.1. Hiện trạng kho tồn lưu hóa chất BVTV:

Các điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hoạt động trong giai đoạn từ 1960-1999. Các kho hóa chất BVTV trước đây được xây dựng thô sơ. Do nhận thức và ý thức về hóa chất BVTV còn yếu kém, nên trong quá trình sử dụng để rơi vãi, rò rỉ. Sau khi ngừng hoạt động không có biện pháp quản lý thường đã bị phá bỏ hoặc bỏ không dẫn đến bị hư hỏng, mục nát nên có thể gây phát tán hóa chất BVTV ra môi trường. Chủng loại thuốc lưu trữ tại các kho thuốc cũ trước đây thường là các loại thuốc BVTV cơ clo (DDT, 666...) và một số cơ photpho (Wofatox, Parathion...).

Năm 2013, theo báo cáo nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng và phát sinh chất thải (bao gồm chất thải nguy hại) đối với phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường”, các nguồn phế thải thứ cấp từ các kho hóa chất BVTV cũ: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đã phát hiện 02 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Công văn số 1386/UBND ngày 18/11/2013 về việc sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại Hang Đá, khu 3, Thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc với diện tích 15m2.

+ Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại thôn Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi với diện tích > 200m2.

mùi này. Những phế thải, tồn dư BVTV cũ, chưa có biện pháp xử lý gì ngoài cách để tự phân hủy theo thời gian

.

Hình 4.1. Kho hóa chất BVTV cũ tại thị trấn Kỳ Sơn

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 11 điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên 11 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình.

Các điểm tồn lưu được lựa chọn bao gồm 11 điểm được trình bày trong bảng 1.1 sau:

Bảng 4.1. Danh sách các điểm ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

STT Tên các điểm ô nhiễm Tọa độ

1 Khu vực ô nhiễm tại Thôn Mỵ Thanh, Xã Mỵ Hoà, Huyện Kim Bôi

N 20°34’45.9984’’, E 105°37’32.9988’’

2 Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc

N 20°37’26.0004’’, E 105°16’45.9984’’

3 Khu vực ô nhiễm tại thôn Tân Tịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy

N 20°21’22.4776’’, E 105°40’4.6092’’

4 Khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình

N 20°50’14.2908’’, E 105°20’55.2012’’

5 Khu vực ô nhiễm tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn

N 20°53’28.1436’’, E 105°21’20.3904’’

6 Khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn

N 20°27’38.0808’’, E 105°27’7.434’’

7 Khu vực ô nhiễm tại Tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn

N 20°52’22.2384’’, E 105°31’45.9408’’

8

Khu vực ô nhiễm tại Cửa hàng Dịch vụ Nông nghiệp Đà Bắc, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc

(Trực thuộc Công ty Cổ phần DVNN tỉnh Hòa Bình trước đây là kho thuốc BVTV của Công ty Cổ phần DVNN tỉnh Hòa Bình chi nhánh tại Đà Bắc)

N 20°52’33.4164’’, E 105°15’11.5596’’

9

Khu vực ô nhiễm tại Nông trường Sông Bôi cũ, nay là Công ty TNHH MTV Sông Bôi, tại xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy

N 20°30’54.4932’’, E 105°46’6.2868’’

10 Khu vực ô nhiễm tại Trường Trung học phổ thông Cao Phong, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong

N 20°42’3.5424’’, E 105°19’51.3912’’

11 Khu vực ô nhiễm tại Nghĩa địa Chiềng Sái, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu.

N 20°39’31.2912’’, E 105°4’51.42’’

Các khu vực ô nhiễm từng là kho hóa chất BVTV trước đây của các Nông trường (Nông trường Quốc doanh Thanh Hà - Kim Bôi; Nông trường 2/9 - Yên Thủy; Nông trường Sông Bôi cũ - Lạc Thủy; Kho cung tiêu - Nông trường cam - Cao Phong ), Công ty giống cây trồng vật nuôi (Tân Lạc; Lạc Sơn), HTX Nông nghiệp (Thịnh Lang, TP. Hòa Bình), Công ty Vật tư Tổng hợp (Kỳ Sơn); Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình (chi nhánh: Lương Sơn; Đà Bắc); Trung tâm cung ứng dịch vụ nông nghiệp (Mai Châu).

Sau khi nghiên cứu, tôi đã lựa chọn 6 khu vực ô nhiễm tồn lưu tại tỉnh Hòa Bình để tiến hành điều tra, khảo sát chi tiết:

- Khu vực ô nhiễm tại Thôn Mỵ Thanh, Xã Mỵ Hoà, Huyện Kim Bôi; - Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc; - Khu vực ô nhiễm tại thôn Tân Thịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy, - Khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình; - Khu vực ô nhiễm tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn;

- Khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn;

Mục tiêu của đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm là xác định được chi tiết phạm vi và mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro cho sức khỏe con người, hệ sinh thái và khả năng lan truyền ô nhiễm. Đề tài đánh giá chi tiết chính là cơ sở để đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp hoặc minh chứng cho việc đã xử lý ô nhiễm trong giai đoạn tiếp theo.

Dựa vào kết quả đánh giá chi tiết 06 điểm tồn lưu làm cơ sở để tiến hành Ðánh giá phương án xử lý; Cải tạo và phục hồi môi trường (nếu cần thiết) và thiết lập phương án Quản lý môi trường một nhóm điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV dạng POPs trong khuôn khổ đề tài này.

4.1.2. Thực trạng tồn lưu HCBVTV tại các kho:

Kết quả điều tra, khảo sát sơ bộ trong phạm vi nhiệm vụ năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho thấy, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

gian tồn tại của mỗi kho khác nhau, nhưng nằm trong khoảng từ năm 1960 đến năm 1996. Các loại thuốc từng lưu chứa tại các kho này chủ yếu là DDT, ngoài ra có 666, Wonfatox, Bi 58, …Sau khi ngừng hoạt động, hầu hết các kho đã bị phá hủy và chuyển đổi mục đích sử dụng:

- Có 05 kho đã chuyển sang đất ở, đất vườn thuộc quyền sử dụng của cá nhân/ hộ gia đình, xây dựng trường học, trụ sở:

o Lạc Thủy - xây dựng nhà ở, khu di tích, vườn trồng cây ăn quả (cam);

o Kim Bôi - đất vườn, nhưng kho vẫn còn, nay kho được tận dụng để xe tang;

o Cao phong - xây dựng trường học, nay là trường Trung học phổ thông Cao Phong, gần trường Mầm non xã Yên Trị;

o Lạc Sơn - đã xây nhà, đất nền kho đã được xúc đi chỗ khácvà Đà Bắc-toàn bộ đất nền đã xúc đổ đi chỗ khác để hạ mặt bằng xuống 7- 10m;

o Kỳ Sơn - đã chuyển sang đất ở, hiện vẫn còn nhà kho.

- Có 06 kho còn nguyên trạng hoặc chỉ còn nền kho thuộc đất công do địa phương quản lý:

o Tân Lạc - vẫn giữ nguyên trạng, hiện nay để không và được niêm phong bằng cách xây bít kín cửa ra vào;

o TP Hòa Bình - chỉ còn nền kho, nay đang là sân vận động của Phường Thịnh Lang;

o Lương Sơn - chỉ còn nền kho thuộc khuôn viên Trạm BVTV và Trạm Thú y huyện Lương Sơn;

o Mai Châu - chỉ còn nền kho, nay là nghĩa địa;

o Yên Thủy - chỉ còn nền kho, đã chuyển sang đất ở nhưng đang bỏ không, hiện do UBND xã Yên Trị quản lý.

Dựa trên những đánh giá sơ bộ trong nội dung nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường (theo nguồn tài liệu số 7), kết quả như sau:

Bảng 4.2. Kết quả phân tích mẫu giai đoạn đánh giá sơ bộ các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu.(Đơn vị: mg/kg)

STT Ký hiệu mẫu

Tên mẫu

DDT

Điểm ô nhiễm

1 KB01 Mẫu đất 4.920 Thôn Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa,

huyện Kim Bôi

2 KB02 Mẫu đất 1.943

3 TL03 Mẫu đất 0.007 Hang đá, TT Mường Khến,

huyện Tân Lạc

4 TL04 Mẫu đất <LOD

5 YT05 Mẫu đất 0.213 Thôn Tân Thịnh, xã Yên Trị,

huyện Yên Thủy

6 YT06 Mẫu đất 0.267

7 HB07 Mẫu đất 0.177 Tổ 10, Phường Thịnh Lang,

TP Hòa Bình

8 KS08 Mẫu đất 0.550 Khu 4, TT Kỳ Sơn, huyện Kỳ

Sơn

9 KS09 Mẫu đất 0.036

10 LS10 Mẫu đất 0.010 Nguyễn Văn Vượng, phố Mới,

xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn

QCVN 15:2008/BTNMT 0.01 mg/kg

QCVN 54:2013/BTNMT 4.7 mg/kg

Kết quả phân tích một số mẫu thăm dò tại các khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV cho thấy, tại các khu vực ô nhiễm, kết quả phân tích 10 mẫu đất tại 6 khu vực ô nhiễm đều phát hiện thấy DDT trong đất.

- Tại các điểm: Hang đá, TT Mường Khến, huyện Tân Lạc và Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn phát hiện thấy DDT nhưng hàm lượng DDT dưới QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

lượng DDT vượt quá QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

- Đặc biệt tại điểm Thôn Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi, hàm lượng DDT vượt quá QCVN 54:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong một số loại đất.

Kết quả đánh giá rủi ro sơ bộ 11 điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình:

Bảng 4.3. Tổng điểm đánh giá rủi ro sơ bộ 11 khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

STT Tên điểm Tổng điểm

ĐGRR sơ bộ

1 Khu vực ô nhiễm tại Thôn Mỵ Thanh, Xã Mỵ Hoà,

Huyện Kim Bôi 273

2 Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường

Khến, Huyện Tân Lạc 151.8

3 Khu vực ô nhiễm tại thôn Tân Thịnh, Xã Yên Trị,

Huyện Yên Thủy 141.4

4 Khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành

phố Hòa Bình 99.85

5 Khu vực ô nhiễm tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ

Sơn 77.75

6 Khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng,

phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn 79.25

7 Khu vực ô nhiễm tại Tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn,

huyện Lương Sơn 37

8 Khu vực ô nhiễm tại Cửa hàng Dịch vụ Nông nghiệp

STT Tên điểm Tổng điểm ĐGRR sơ bộ

9

Khu vực ô nhiễm tại Nông trường Sông Bôi cũ, nay là Công ty TNHH MTV Sông Bôi, tại xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy

30.75

10 Khu vực ô nhiễm tại Trường Trung học phổ thông Cao

Phong, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong 10.5

11 Khu vực ô nhiễm tại Nghĩa địa Chiềng Sái, thị trấn Mai

Châu, huyện Mai Châu. 37.5

Việc đánh giá sơ bộ khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV về cơ bản đã đưa ra được một bức tranh khái quát chung về các điểm tồn lưu hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nhận định thông qua khảo sát nhanh về tình hình của điểm tồn lưu hoá chất BVTV này. Nhằm xác định cụ thể và chính xác hơn mức độ và phạm vi ô nhiễm của khu vực cần tiến hành lập kế hoạch và tiến hành đánh giá chi tiết khu vực này để thu thập thêm thông tin. Tôi đã lựa chọn 6 khu vực ô nhiễm tồn lưu tại tỉnh Hòa Bình để tiến hành điều tra, khảo sát chi tiết:

- Khu vực ô nhiễm tại Thôn Mỵ Thanh, Xã Mỵ Hoà, Huyện Kim Bôi; - Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc;

- Khu vực ô nhiễm tại thôn Tân Thịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy; - Khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình; - Khu vực ô nhiễm tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn;

- Khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn;

Mục tiêu của đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm là xác định được chi tiết phạm vi và mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro cho sức khỏe con người, hệ sinh

thái và khả năng lan truyền ô nhiễm, và là cơ sở để đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp hoặc minh chứng cho việc đã xử lý ô nhiễm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)