Nguyên tắc chung trong quản lý môi trường các điể mô nhiễm tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 87)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các điểm

4.3.1. Nguyên tắc chung trong quản lý môi trường các điể mô nhiễm tồn

4.3.1.1. Xây dựng danh sách các điểm ô nhiễm theo thứ tự mức rủi ro trên địa bàn

Sau khi đã có được các kết quả khảo sát sơ bộ và chi tiết của các điểm ô nhiễm tồn lưu tại 1 địa bàn nhất định, cần thiết phải xây dựng được danh mục các điểm ô nhiễm tồn lưu, điểm đánh giá rủi ro cho từng điểm, và quan trọng là các thông tin quan trọng nhất liên quan đến nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền chất ô nhiễm và các đối tượng chịu tác động từ nguồn ô nhiễm và lan truyền ô nhiễm. Việc xây dựng được danh sách điểm ô nhiễm theo mức rủi ro này sẽ là cơ sở để xác định mục tiêu quản lý/xử lý sau này cũng như phân bổ nguồn lực cho hoạt động quản lý/xử lý 1 cách hợp lý về phương diện môi trường và kinh

4.3.1.2. Xác định mục tiêu quản lý/xử lý cụ thể đối với từng điểm ô nhiễm

Mục tiêu cho hoạt động quản lý/xử lý 1 điểm ô nhiễm có thể là rất khác nhau tùy thuộc vào ý đồ của người quản lý:

- Loại bỏ hoàn toàn nguồn ô nhiễm;

- Loại bỏ hay giảm khả năng lan truyền chất ô nhiễm vào môi trường xung quanh;

- Phục hồi toàn bộ hay phục hồi một phần các thành phần môi trường đã bị ô nhiễm;

- Cung cấp môi trường sống (đất, nước, thảm động thực vật) mới cho các đối tượng đã bị tác động (dân địa phương, các hệ sinh thái tự nhiên).

Tùy thuộc vào mức độ rủi ro (mức độ ô nhiễm (dựa vào mức độ vượt tiêu chuẩn hiện hành của các chất ô nhiễm), khả năng lan truyền và/hay mức độ bị tác động do ô nhiễm mà có thể lựa chọn các mục tiêu khác nhau.

Trong một số trường hợp tính khả thi của việc thực hiện mục tiêu có thể là thấp, khi đó cần cân nhắc thêm tính thời gian của hoạt động quản lý. Một hoạt động quản lý/xử lý điểm ô nhiễm có thể được thực hiện ngay lập tức, càng sớm càng tốt vì yêu cầu cấp bách nào đó, hoặc có thể được thực hiện muộn hơn tùy thuộc vào mục tiêu, mức độ cấp bách của việc xử lý cũng như tính khả thi về phương diện kỹ thuật công nghệ hay tài chính.

4.3.1.3. Đề xuất các phương án quản lý/xử lý tương ứng với từng mục tiêu

Với từng điểm ô nhiễm cụ thể, và với từng mục tiêu đã xác định (sẽ phụ thuộc vào đặc trưng của điểm ô nhiễm tồn lưu), cần đề xuất được 1 số phương án khác nhau để có thể đạt mục tiêu.

Trước hết cần xác định tính cấp bách của việc thực hiện từng mục tiêu trong hoạt động quản lý/xử lý. Tính cấp bách được chia thành 3 mức:

- Cấp bách: cần được thực hiện càng sớm càng tốt và việc phải hoàn

thành mục tiêu cần đạt được trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tối đa các tác động hoặc là do nguồn ô nhiễm gây ra, hoặc do hoạt động quản lý/xử lý

- Trung hạn: nên được thực hiện sớm nhưng có thể hoặc cần phải kéo

dài thời gian hoàn thành mục tiêu

- Dài hạn: có thể bắt đầu sau khi đã triển khai hoặc kết thúc các giải

pháp cấp bách hoặc trung hạn, và có thể kéo dài ngay cả sau khi hoạt động quản lý/xử lý cấp bách hoặc trung hạn đã kết thúc.

Như vậy đối với việc quản lý các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV có mức độ ô nhiễm khác nhau, có thể lựa chọn các giải pháp quản lý/xử lý khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu lựa chọn là gì. Bảng dưới đây tóm tắt các loại giải pháp quản lý/xử lý như vây:

Bảng 4.17. Giải pháp quản lý/xử lý các điểm ô nhiễm do HCBVTV tồn lưu

Mục tiêu Phương án Đặc trưng của

giải pháp

Loại bỏ nguồn ô nhiễm

Bốc xúc hóa chất và đất ô nhiễm đi tiêu hủy

Cấp bách (thực hiện càng sớm

càng tốt) Cô lập điểm ô nhiễm

Xử lý tại chỗ hóa chất, đất, nước ô nhiễm để loại

Giảm tiếp xúc với điểm ô nhiễm

Cô lập điểm ô nhiễm, che phủ Cấp bách (thực hiện càng sớm càng tốt), hoặc có thể là trung hạn Ngăn cản tiếp xúc Tăng cường nhận thức cộng đồng Thay đổi sử dụng đất

Cảnh báo Thiết lập biển báo, thông báo Cáp bách

Nâng cao nhận thức của cộng đồng

Tuyên truyền nhận thức Cấp bách

Trung hạn

* Các biện pháp cấp bách (cần triển khai càng sớm càng tốt), tùy thuộc

vào đặc trưng từng điểm ô nhiễm (mức độ ô nhiễm và khả năng tác động đến sức khỏe và môi trường của nguồn gây ô nhiễm), có thể bao gồm 1 số hoạt động liệt kê dưới đây:

- Tiến hành kiểm kê và đóng gói (lại), vận chuyển đến cơ sở xử lý.

- Tiến hành xử lý các chất độc tại nguồn ô nhiễm “khử độc bằng các phương pháp hóa, lý sinh học khác nhau, phá dỡ bể/tòa nhà bị ô nhiễm, vận chuyển và tiến hành chôn lấp có kiểm soát”.

- Thực hiện các biện pháp xử lý đất và nước ngầm bị ô nhiễm để loại bỏ/cách ly các nguồn ô nhiễm này

- Thông báo và tăng cường nhận thức của các đối tượng tiếp nhận tiềm năng, các nhóm người bị ảnh hưởng về tình trạng của khu vực.

- Ngăn ngừa tiếp xúc với chất ô nhiễm có thể bằng cách:

o Lập rào chắn cách ly toàn bộ khu vực kho chứa còn hóa chất BVTV dạng POPs tồn lưu nguyên chất.

o Lập rào chắn, cách ly toàn bộ khu vực bể/hố chôn hóa chất BVTV dạng POPs.

o Niêm phong và đóng cửa khu nhà bị ô nhiễm.

o Lập rào chắn, cách ly toàn bộ các vùng đất bị ô nhiễm o Hạn chế và/hoặc cấm sử dụng đất và nước ngầm,

o Di dời các đối tượng tiếp nhận ra khỏi khu vực ô nhiễm.

Việc xử lý bằng các công nghệ hóa học, vật lý, hóa lý, sinh học hay vi sinh để tiêu hủy hay khử độc tính các hóa chất BVTV dạng POPs được mô tả ngắn gọn trong 1 phụ lục của báo cáo này.

* Các biện pháp trung hạn (có thể tiến hành trong một khoảng thời gian

dài hơn, nhưng cũng có thể tiến hành càng sớm càng tốt phụ thuộc vào nguồn lực) về cơ bản hướng mục tiêu vào việc giảm thiểu hơn nữa nguy cơ của các đối tượng nhạy cảm bị hoặc chủ động tiếp xúc với chất ô nhiễm, giảm khả năng lan

truyền chất ô nhiễm và các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bên ngoài khu vực ô nhiễm.

* Các biện pháp dài hạn hướng vào việc hoàn thiện tiếp tục các biện

pháp đã được thực hiện ở quy mô trung hạn; đồng thời triển khai các hoạt động việc quan trắc cũng như thực hiện các hoạt động kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện sau khi đã triển khai các biện pháp xử lý ở mức cấp bách hoặc trung hạn nhằm loại bỏ hàn toàn các nguy cơ của các hóa chất tồn lưu trong môi trường có thể gây ô nhiễm cho con người và môi trường. Các biện pháp này có thể bao gồm các giải pháp quan trắc và/hay tiếp tục xử lý, cải tạo các chất ô nhiễm có tồn dư trong đất, nước ngầm, nước mặt và/hoặc trong trầm tích tại khu vực ô nhiễm hay và xung quanh khu vực ô nhiễm.

Đối với các biện pháp trung hay dài hạn, tùy thuộc vào nồng độ các chất ô nhiễm có trong đất, nước ngầm, nước mặt và trầm tích, các biện pháp khác nhau có thể được áp dụng bao gồm:

 Nếu nồng độ các chất ô nhiễm ở trong các đối tượng tại khu vực đủ cao để gây ra những rủi ro về sức khỏe (thí dụ như nếu nồng độ chất ô nhiễm vượt quá các giá trị cho phép đưa ra trong các quy chuẩn/tiêu chuẩn liên quan như QCVN 54:2013/BTNMT hoặc QCVN 01:2009/BYT): (i) loại bỏ các đối tượng nguồn ô nhiễm (đào xúc đất/bơm nước để xử lý) hoặc (ii) cô lập/cách ly các đối tượng nguồn này để giảm thiểu tối đa khả năng phơi nhiễm.

 Nếu khu vực có tình hình ô nhiễm phân tán, và có các rủi ro lan truyền (ví dụ như phát hiện thấy chất ô nhiễm lan truyền từ đất vào nước, hoặc lan truyền ra khỏi khu vực):(i) loại bỏ/cô lập các đối tượng nguồn nhằm ngăn ngừa lan truyền và (ii) giảm nồng độ chất ô nhiễm có trong các đối tượng thông qua các biện pháp xử lý ô nhiễm tại vị hoặc tại chỗ.

Trong hầu hết mọi trường hợp, ngoài các biện pháp kể trên, cũng cần thực hiện các biện pháp liên quan đến nhận thức và quản lý, thí dụ như nâng cao nhận

4.3.2. Lựa chọn giải pháp tối ưu trong quản lý/xử lý một điểm ô nhiễm

Đối với 1 điểm ô nhiễm cụ thể, tức là điểm mà ở đó dựa trên kết quả khảo sát mức độ ô nhiễm và từ đó định lượng được mức độ rủi ro (liên quan đến nguồn ô nhiễm, đến khả năng lan truyền ô nhiễm và tác động đến các đối tượng nhạy cảm), đã có thể định xác định được mục tiêu cụ thể của hoạt động xử lý/quản lý tương ứng với mức độ cấp bách của nó, đồng thời có thể định hình được một số các giải pháp có thể là thích hợp đối với mục tiêu đã lựa chọn. Tuy nhiên các giải pháp này có thể khác nhau về:

- Mức độ đạt được mục tiêu để kiểm soát rủi ro của nguồn ô nhiễm;

- Tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp; - Chi phí triển khai giải pháp;

- Thời gian cần thiết hoàn thành giải pháp; - Mức độ tác động đến môi trường và xã hội;

- Mức độ rủi ro của dự án (liên quan đến địa hình, thời tiết hay kinh tế/xã hội/tài chính).

Và khi đó cần thiết phải có phương pháp nào đó để lựa chọn ra được 1 giải pháp được cho là tối ưu trong số những giải pháp có thể có. Phương pháp đó được gọi là phương pháp đánh giá ”đa tiêu chí”.

Bản chất của việc đánh giá đa tiêu chí là sử dụng phương pháp cho điểm đối với từng tiêu chí như đã trình bày ở trên đối với từng giải pháp và sử dụng các phương pháp toán học đơn giản để lựa chọn ra 1 giải pháp có điểm số cao nhất, tức là giải pháp tối ưu cho tất cả các tiêu chí cần đánh giá.

4.3.3. Đề xuất các điểm ô nhiễm cần triển khai các hoạt động quản lý ô nhiễm tại Hòa Bình dựa trên kết quả khảo sát và đánh giá chi tiết Hòa Bình dựa trên kết quả khảo sát và đánh giá chi tiết

Đặc trưng ô nhiễm và mức độ rủi ro của các điểm ô nhiễm tồn lưu đã được khảo sát trên địa bàn Hòa bình:

Thanh Hà. Kho có từ khoảng những năm đầu 1960, khi thành lập nông trường, hoạt động đến 1986 thì không sử dụng nữa, khi đó họ chỉ chuyển những chai lọ, bao bì hóa chất còn nguyên vẹn đi nơi khác, số hóa chất rơi vãi còn lại được người dân chôn lấp ở vị trí cách kho khoảng 15m về hướng Tây Nam.

Thời gian hoạt động: 1960 – 1986. Trước đây trong kho lưu chứa bao gồm các chủng loại hóa chất như: 666, DDT dạng sữa, lưu huỳnh. Hiện trong kho không còn chứa hóa chất. Tuy nhiên, sau khi ngừng hoạt động, hóa chất tồn dư bị chôn lấp nhiều quanh khu vực. Có chỗ chỉ đào sâu khoảng 10-50cm đã thấy bao thuốc màu trắng đục còn nguyên. Vị trí kho nằm trên đỉnh đồi, xung quanh kho về hướng bắc là vườn vải, hướng đông cũng là vườn vải, hướng nam trồng mía, hướng tây là các hộ dân.

Do ảnh hưởng của kho thuốc, 45/60 hộ dân không thể dùng nước giếng khơi, người dân chủ yếu xin nước của đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn, dùng nước mưa, hoặc mua nước sinh hoạt. Ngoài ra, người dân vẫn sử dụng giếng đào có độ sâu khoảng 6-7m, sử dụng trực tiếp không qua xử lý. Dân quanh vùng hiện nay cũng có nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo, trong đó bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao. Theo Báo cáo số 12/BC-UBND về tình hình công tác y tế và môi trường Xã Mỵ Hoà trong năm 2014 đến 30 tháng 6 năm 2019, trên địa bàn Thôn Mỵ Thanh đã phát hiện 21 người bị mắc bệnh, chủ yếu là bệnh ung thư và một số bệnh lạ.

 Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc, trước đây là kho hóa chất BVTV của Công ty giống cây trồng vật nuôi Huyện Tân Lạc. Kho tồn tại trong giai đoạn 1984-1993. Kho hóa chất vốn là 01 hang đá nằm trên dãy núi đá vôi thuộc Khu 3, Thị trấn Mường Khến. Năm 1993 kho đã ngừng hoạt động, vì kho có gây ra mùi thuốc khó chịu.

Sau khi ngừng hoạt động, để nhằm hạn chế mùi thuốc, kho đã được xây bít cửa niêm phong, đồng thời ngăn chặn người dân và súc vật không xâm nhập vào trong kho được. Trong thời gian hoạt động, thời kì cao điểm nhất trong kho có

nào quản lí. Cạnh kho có chùa Hang Bụt, nằm cách 20m, nên người dân hay đi qua phía trước cửa kho để vào đi chùa. Dân số Khu 3 khoảng 120 hộ, trung bình 3-4 người/hộ, gần kho thuốc có khoảng 30 hộ dân. Dân xung quanh phàn nàn nhiều về mùi. Sức khỏe của người dân, theo phản ánh, đã bị tác động bởi khu vực ô nhiễm này.

 Tại huyện Yên Thủy, về cơ bản trên địa bàn huyện không có điểm ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu, trừ kho hóa chất BVTV tại thôn Tân Thịnh, trước đây là kho hóa chất BVTV của HTX Tân Thành (kho được xây dựng vào khoảng năm 1969 hoạt động đến năm 1993 thì không sử dụng nữa); không có dấu hiệu tác động từ ô nhiễm hóa chất BVTV.

Khu vực ô nhiễm này hiện chỉ còn lại nền kho, đó là bãi đất trống đang trồng keo; Người dân trong khu vực xung quanh hiện đang sử dụng nước giếng đào, độ sâu khoảng 4-10m, nước không có hiện tượng lạ, có một số hộ có lọc qua máy lọc trước khi sử dụng, còn chủ yếu là sử dụng trực tiếp không qua xử lý.

 Khu vực TP Hòa Bình: khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trước đây là trụ sở làm việc của Hợp tác xã Nông nghiệp Thịnh Lang và UBND Phường Thịnh Lang. Trong khu vực có kho hóa chất BVTV chứa các loại như: DDT sữa, 666 dạng bột, Wonfatox và một số loại thuốc diệt cỏ khác chứa trong các bao bì, thùng carton, thùng sắt, chai thủy tinh.

Kho được xây dựng khoảng năm 1980, bằng tường gạch, mái ngói, nền bê tông. Đến năm 2000 thì không sử dụng nữa. Khi ngừng hoạt động thì thuốc trong kho đã hết, chỉ còn một số bị rơi vãi nhưng không đáng kể. Trong khu vực hiện nay không nhà nào có giếng. Người dân trong khu vực đã sử dụng nước máy từ lâu.

 Tại huyện tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn. Trước đây là kho hóa chất BVTV của Công ty Vật tư tổng hợp của huyện Kỳ Sơn. Đất là nhà kho thuộc quyền sử dụng của bà Nguyễn Thị Lan, là đất ở, trước bà Lan định làm

nhà ở, nhưng do sợ bị ảnh hưởng hóa chất BVTV nên bà Lan không dám làm nhà ở nữa;

Khu vực này gần suối, ruộng lúa, hoa màu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có biểu hiện tác động của ô nhiễm đến chất lượng đất, cây trồng và vật nuôi. Người dân trong khu vực vẫn sử dụng nước giếng khoan, độ sâu khoảng 13m- 50m

 Tại khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn; trước đây là kho hóa chất BVTV thuộc Công ty giống cây trồng huyện Lạc Sơn. Kho được xây dựng khoảng năm 1988, đến năm 1992 thì không sử dụng nữa. Từ thời điểm ngừng hoạt động, trong kho không còn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 87)