Xuất các điể mô nhiễm cần triển khai các hoạt động quản lý ô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 92 - 95)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.3.3.xuất các điể mô nhiễm cần triển khai các hoạt động quản lý ô

4.3. Các giải pháp quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các điểm

4.3.3.xuất các điể mô nhiễm cần triển khai các hoạt động quản lý ô

Hòa Bình dựa trên kết quả khảo sát và đánh giá chi tiết

Đặc trưng ô nhiễm và mức độ rủi ro của các điểm ô nhiễm tồn lưu đã được khảo sát trên địa bàn Hòa bình:

Thanh Hà. Kho có từ khoảng những năm đầu 1960, khi thành lập nông trường, hoạt động đến 1986 thì không sử dụng nữa, khi đó họ chỉ chuyển những chai lọ, bao bì hóa chất còn nguyên vẹn đi nơi khác, số hóa chất rơi vãi còn lại được người dân chôn lấp ở vị trí cách kho khoảng 15m về hướng Tây Nam.

Thời gian hoạt động: 1960 – 1986. Trước đây trong kho lưu chứa bao gồm các chủng loại hóa chất như: 666, DDT dạng sữa, lưu huỳnh. Hiện trong kho không còn chứa hóa chất. Tuy nhiên, sau khi ngừng hoạt động, hóa chất tồn dư bị chôn lấp nhiều quanh khu vực. Có chỗ chỉ đào sâu khoảng 10-50cm đã thấy bao thuốc màu trắng đục còn nguyên. Vị trí kho nằm trên đỉnh đồi, xung quanh kho về hướng bắc là vườn vải, hướng đông cũng là vườn vải, hướng nam trồng mía, hướng tây là các hộ dân.

Do ảnh hưởng của kho thuốc, 45/60 hộ dân không thể dùng nước giếng khơi, người dân chủ yếu xin nước của đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn, dùng nước mưa, hoặc mua nước sinh hoạt. Ngoài ra, người dân vẫn sử dụng giếng đào có độ sâu khoảng 6-7m, sử dụng trực tiếp không qua xử lý. Dân quanh vùng hiện nay cũng có nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo, trong đó bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao. Theo Báo cáo số 12/BC-UBND về tình hình công tác y tế và môi trường Xã Mỵ Hoà trong năm 2014 đến 30 tháng 6 năm 2019, trên địa bàn Thôn Mỵ Thanh đã phát hiện 21 người bị mắc bệnh, chủ yếu là bệnh ung thư và một số bệnh lạ.

 Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc, trước đây là kho hóa chất BVTV của Công ty giống cây trồng vật nuôi Huyện Tân Lạc. Kho tồn tại trong giai đoạn 1984-1993. Kho hóa chất vốn là 01 hang đá nằm trên dãy núi đá vôi thuộc Khu 3, Thị trấn Mường Khến. Năm 1993 kho đã ngừng hoạt động, vì kho có gây ra mùi thuốc khó chịu.

Sau khi ngừng hoạt động, để nhằm hạn chế mùi thuốc, kho đã được xây bít cửa niêm phong, đồng thời ngăn chặn người dân và súc vật không xâm nhập vào trong kho được. Trong thời gian hoạt động, thời kì cao điểm nhất trong kho có

nào quản lí. Cạnh kho có chùa Hang Bụt, nằm cách 20m, nên người dân hay đi qua phía trước cửa kho để vào đi chùa. Dân số Khu 3 khoảng 120 hộ, trung bình 3-4 người/hộ, gần kho thuốc có khoảng 30 hộ dân. Dân xung quanh phàn nàn nhiều về mùi. Sức khỏe của người dân, theo phản ánh, đã bị tác động bởi khu vực ô nhiễm này.

 Tại huyện Yên Thủy, về cơ bản trên địa bàn huyện không có điểm ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu, trừ kho hóa chất BVTV tại thôn Tân Thịnh, trước đây là kho hóa chất BVTV của HTX Tân Thành (kho được xây dựng vào khoảng năm 1969 hoạt động đến năm 1993 thì không sử dụng nữa); không có dấu hiệu tác động từ ô nhiễm hóa chất BVTV.

Khu vực ô nhiễm này hiện chỉ còn lại nền kho, đó là bãi đất trống đang trồng keo; Người dân trong khu vực xung quanh hiện đang sử dụng nước giếng đào, độ sâu khoảng 4-10m, nước không có hiện tượng lạ, có một số hộ có lọc qua máy lọc trước khi sử dụng, còn chủ yếu là sử dụng trực tiếp không qua xử lý.

 Khu vực TP Hòa Bình: khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trước đây là trụ sở làm việc của Hợp tác xã Nông nghiệp Thịnh Lang và UBND Phường Thịnh Lang. Trong khu vực có kho hóa chất BVTV chứa các loại như: DDT sữa, 666 dạng bột, Wonfatox và một số loại thuốc diệt cỏ khác chứa trong các bao bì, thùng carton, thùng sắt, chai thủy tinh.

Kho được xây dựng khoảng năm 1980, bằng tường gạch, mái ngói, nền bê tông. Đến năm 2000 thì không sử dụng nữa. Khi ngừng hoạt động thì thuốc trong kho đã hết, chỉ còn một số bị rơi vãi nhưng không đáng kể. Trong khu vực hiện nay không nhà nào có giếng. Người dân trong khu vực đã sử dụng nước máy từ lâu.

 Tại huyện tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn. Trước đây là kho hóa chất BVTV của Công ty Vật tư tổng hợp của huyện Kỳ Sơn. Đất là nhà kho thuộc quyền sử dụng của bà Nguyễn Thị Lan, là đất ở, trước bà Lan định làm

nhà ở, nhưng do sợ bị ảnh hưởng hóa chất BVTV nên bà Lan không dám làm nhà ở nữa;

Khu vực này gần suối, ruộng lúa, hoa màu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có biểu hiện tác động của ô nhiễm đến chất lượng đất, cây trồng và vật nuôi. Người dân trong khu vực vẫn sử dụng nước giếng khoan, độ sâu khoảng 13m- 50m

 Tại khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn; trước đây là kho hóa chất BVTV thuộc Công ty giống cây trồng huyện Lạc Sơn. Kho được xây dựng khoảng năm 1988, đến năm 1992 thì không sử dụng nữa. Từ thời điểm ngừng hoạt động, trong kho không còn hóa chất BVTV nữa. Người dân trong khu vực hiện vẫn đang sử dụng nước giếng đào, và nước không có hiện tượng bất thường nào. Sức khỏe dân khu vực xung quanh chưa có biểu hiện nghi ngờ bị ảnh hưởng.

Từ các kết quả phân tích mẫu đất, nước, mẫu hóa chất BVTV thu lượm được, các kết quả khảo sát tại điểm ô nhiễm và các kết quả phỏng. Xét về góc độ mức độ ô nhiễm hiện tại và mức rủi ro (khả năng tác động đến sức khỏe và môi trường) có thể nhận thấy rõ rệt rằng:

- 2 điểm cần các giải pháp quản lý ô nhiễm ở mức độ cấp bách (tiến hành càng sớm càng tốt, đó là khu vực kho Mỵ Thành tại huyện Kim Bôi và khu vực kho tại Hang Chùa Bụt tại Mường Khến, huyện Tân Lạc.

- Điểm có mức độ ô nhiễm chưa cao, nhưng có điểm rủi ro ở mức cao cần

áp dụng các giải pháp trung hạn là điểm Tân Thịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy.

- Các điểm khác hiện chưa có dấu hiện ô nhiễm rõ rệt và mức rủi ro không cao nên có thể áp dụng các giải pháp dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 92 - 95)