Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 37)

3.1.1. Vị trí địa lý

Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam; phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; Trung tâm hành chính tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng trong chiến lược khu vực phòng thủ và cả nước.

Hoà Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thuỷ tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến đường quốc lộ quan trọng đi qua như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, trong tương lai là đường cao tốc Hòa Bình - Hòa Lạc - Hà Nội... Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi.

Có nguồn điện lực lớn của Nhà máy thủy điện Hòa Bình, hồ Hòa Bình có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng.

3.1.2. Địa hình

Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.

3.1.3. Khí hậu

Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng 12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt

- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 24°C, cao nhất 38-39°C vào tháng 6 và tháng 7, lượng mưa trung bình từ 1.700-1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm).

- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15-16°C, thấp nhất 5°C vào tháng 1 và tháng 12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2°C, lượng mưa từ 100-200 mm (chiếm 10% lượng mưa cả năm).

Khí hậu Hoà Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

3.1.4. Địa chất

Hòa Bình thuộc đới địa máng sông Đà, nằm giữa 2 phức hệ kiến tạo núi Hoàng Liên Sơn và Sông Mã với trầm tích biển nông đá vôi, phiến thạch biến chất và nhiều khối xâm nhập macma siêu bazơ và axit. Sau kỷ Cambri nguyên đai cổ sinh (khoảng 420 triệu năm về trước) Tây Bắc Việt Nam vẫn là biển. Tới kỷ Silua (khoảng 400-420 triệu năm về trước) vận động tạo sơn Calêđôni xuất hiện làm cho vùng núi trên được nâng lên thêm tạo nên địa hình gấp nếp vảy cá với hướng chung là Tây Bắc Đông Nam, hai đứt gãy sông Đà và sông Mã được hình thành. Tới cuối kỷ Đêvon (khoảng 225 - 400 triệu năm về trước), biển lại tiến để lại nhiều đá vôi, trầm tích hoá thạch Pusơlin. Đây là cơ sở nền móng và tuổi của các khối đá vôi ở Hòa Bình.Vào cuối kỳ này, vận động Hécxini xuất hiện tạo nên những dải núi ở tả ngạn sông Mã. Những khối núi macma granit to hơn xâm nhập vào các nếp hécxini. Đến nguyên đại trung sinh đầu Triat (khoảng 185 - 225 triệu năm về trước). Cùng với địa tạo sông Mê công, địa tạo sông Đà được hình thành. Nó đem các khối núi cánh cung sông Mã, khối đá vôi nối liền nhau với trầm tích sa thạch, phiến thạch sét đỏ, chính biến cố này đã tạo nên địa mạo castơ điển hình, một nét đặc biệt có tính chất đặc thù của địa hình Hòa Bình. Tới nguyên đại tân sinh (khoảng 10-25 triệu năm về trước), Hòa Bình

hẳn về phía đông nam. Hướng núi chủ đạo Tây bắc - Đông Nam được định rõ và ổn định, sông Đà, sông Mã bị đào lòng mạnh đồng thời với sự hình thành nhiều, đứt gãy mới, mặt đất sinh nhiều nứt nẻ. Các dung nham - macma bazơ và siêu bazơ được phun ra. Tới kỷ đệ tứ (thời nhân sinh) trầm tích phù sa sông có tuổi khác nhau dần dần hình thành tạo nên những dải đất ven sông. Tất cả các biến cố trên (chủ yếu ở nguyên đai tân sinh) làm cho núi sông trẻ lại đồng thời cũng là những hoạt động địa chất mạnh mẽ cuối cùng xảy ra trước khi lãnh thổ Hòa Bình đi vào định hình tương đối như ngày nay. Đất là do đá phong hoá mà ra, cho nên đặc tính của các loại đá là một trong những cơ sở chủ yếu để phân loại đất. Qua kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy ở Hòa Bình có mặt đủ cả 3 nhóm đá: Macma, trầm tích và biến chất.

Hình 1.1. Bản đồ đất tỉnh Hòa Bình

3.1.5. Thủy văn

Hòa Bình có mạng lưới sông, suối phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hoà Bình là sông Đà chảy qua

tổng chiều dài 151 km. Hồ Hoà Bình với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, Hoà Bình còn có 04 chi lưu của các con sông lớn, bao gồm sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, Sông Lạng cùng với khoảng 335 hồ chứa lớn nhỏ nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt.

Bên cạnh đó nguồn nước ngầm ở Hoà Bình cũng có trữ lượng khá lớn, chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm ở Hoà Bình được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình

Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 tỉnh Hòa Bình. Với quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đã có những chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng khá, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) có tính Công ty thủy điện Hòa Bình ước đạt 8,6%, cao hơn 1,3% so chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2018, cao hơn 2,04% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,8%; dịch vụ tăng 7,4%. Tốc độ tăng trưởng GRDP không tính Công ty thủy điện Hòa Bình ước đạt 7,3%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,6%; dịch vụ tăng 7,4%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân 80.811 ha, đạt 98% kế hoạch, tăng 3,0% so với vụ đông xuân năm trước. Năng suất lúa ước đạt 55 tạ/ha; ngô ước đạt 42 tạ/ha; sản lượng lương thực cây

Sản xuất lâm nghiệp, trồng mới được 4.500 ha rừng, đạt 56,25 kế hoạch; thực hiện tốt công tác chăm sóc, khoanh nuôi ổn định độ che phủ rừng trên 48,96%.

Nuôi trồng thuỷ sản ổn định trên diện tích mặt nước là 2.450 ha và 2.000 lồng cá. Sản lượng thu hoạch ước đạt 3.191 tấn; sản xuất được 28 triệu con cá giống các loại, đạt 80% kế hoạch năm.

Sản xuất công nghiệp, thương mại, giá cả và dịch vụ: Giá trị sản xuất công nghiệp không tính Công ty Thủy điện Hòa Bình đạt 4.495 tỷ đồng, tăng 18,18% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 48,86% kế hoạch năm; nếu tính cả Công ty Thuỷ điện ước đạt 9.982,27 tỷ đồng, tăng 8,98% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 51,19% kế hoạch năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7.630 tỷ đồng, đạt 49,13% kế hoạch năm, tăng 30,43% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị xuất khẩu đạt 116,7 triệu USD, bằng 64,83% kế hoạch năm, tăng 86,55% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 108,8 triệu USD, bằng 136% kế hoạch năm, tăng gần 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Tài chính, Ngân hàng: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.099 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương ước đạt 4.260 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 3.935 tỷ đồng. Tổng vốn tín dụng huy động của các tổ chức tín dụng ước đạt 8.200 tỷ đồng.

Tiếp tục duy trì mô hình giảm nhẹ tình trạng bạo lực gia đình, mô hình củng cố gia đình văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mô hình tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại các kho hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình địa bàn tỉnh Hòa Bình

4.1.1. Hiện trạng kho tồn lưu hóa chất BVTV:

Các điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hoạt động trong giai đoạn từ 1960-1999. Các kho hóa chất BVTV trước đây được xây dựng thô sơ. Do nhận thức và ý thức về hóa chất BVTV còn yếu kém, nên trong quá trình sử dụng để rơi vãi, rò rỉ. Sau khi ngừng hoạt động không có biện pháp quản lý thường đã bị phá bỏ hoặc bỏ không dẫn đến bị hư hỏng, mục nát nên có thể gây phát tán hóa chất BVTV ra môi trường. Chủng loại thuốc lưu trữ tại các kho thuốc cũ trước đây thường là các loại thuốc BVTV cơ clo (DDT, 666...) và một số cơ photpho (Wofatox, Parathion...).

Năm 2013, theo báo cáo nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng và phát sinh chất thải (bao gồm chất thải nguy hại) đối với phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường”, các nguồn phế thải thứ cấp từ các kho hóa chất BVTV cũ: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đã phát hiện 02 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Công văn số 1386/UBND ngày 18/11/2013 về việc sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại Hang Đá, khu 3, Thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc với diện tích 15m2.

+ Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại thôn Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi với diện tích > 200m2.

mùi này. Những phế thải, tồn dư BVTV cũ, chưa có biện pháp xử lý gì ngoài cách để tự phân hủy theo thời gian

.

Hình 4.1. Kho hóa chất BVTV cũ tại thị trấn Kỳ Sơn

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 11 điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên 11 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình.

Các điểm tồn lưu được lựa chọn bao gồm 11 điểm được trình bày trong bảng 1.1 sau:

Bảng 4.1. Danh sách các điểm ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

STT Tên các điểm ô nhiễm Tọa độ

1 Khu vực ô nhiễm tại Thôn Mỵ Thanh, Xã Mỵ Hoà, Huyện Kim Bôi

N 20°34’45.9984’’, E 105°37’32.9988’’

2 Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc

N 20°37’26.0004’’, E 105°16’45.9984’’

3 Khu vực ô nhiễm tại thôn Tân Tịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy

N 20°21’22.4776’’, E 105°40’4.6092’’

4 Khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình

N 20°50’14.2908’’, E 105°20’55.2012’’

5 Khu vực ô nhiễm tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn

N 20°53’28.1436’’, E 105°21’20.3904’’

6 Khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn

N 20°27’38.0808’’, E 105°27’7.434’’

7 Khu vực ô nhiễm tại Tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn

N 20°52’22.2384’’, E 105°31’45.9408’’

8

Khu vực ô nhiễm tại Cửa hàng Dịch vụ Nông nghiệp Đà Bắc, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc

(Trực thuộc Công ty Cổ phần DVNN tỉnh Hòa Bình trước đây là kho thuốc BVTV của Công ty Cổ phần DVNN tỉnh Hòa Bình chi nhánh tại Đà Bắc)

N 20°52’33.4164’’, E 105°15’11.5596’’

9

Khu vực ô nhiễm tại Nông trường Sông Bôi cũ, nay là Công ty TNHH MTV Sông Bôi, tại xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy

N 20°30’54.4932’’, E 105°46’6.2868’’

10 Khu vực ô nhiễm tại Trường Trung học phổ thông Cao Phong, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong

N 20°42’3.5424’’, E 105°19’51.3912’’

11 Khu vực ô nhiễm tại Nghĩa địa Chiềng Sái, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu.

N 20°39’31.2912’’, E 105°4’51.42’’

Các khu vực ô nhiễm từng là kho hóa chất BVTV trước đây của các Nông trường (Nông trường Quốc doanh Thanh Hà - Kim Bôi; Nông trường 2/9 - Yên Thủy; Nông trường Sông Bôi cũ - Lạc Thủy; Kho cung tiêu - Nông trường cam - Cao Phong ), Công ty giống cây trồng vật nuôi (Tân Lạc; Lạc Sơn), HTX Nông nghiệp (Thịnh Lang, TP. Hòa Bình), Công ty Vật tư Tổng hợp (Kỳ Sơn); Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình (chi nhánh: Lương Sơn; Đà Bắc); Trung tâm cung ứng dịch vụ nông nghiệp (Mai Châu).

Sau khi nghiên cứu, tôi đã lựa chọn 6 khu vực ô nhiễm tồn lưu tại tỉnh Hòa Bình để tiến hành điều tra, khảo sát chi tiết:

- Khu vực ô nhiễm tại Thôn Mỵ Thanh, Xã Mỵ Hoà, Huyện Kim Bôi; - Khu vực ô nhiễm tại Hang đá, Khu 3, Thị trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc; - Khu vực ô nhiễm tại thôn Tân Thịnh, Xã Yên Trị, Huyện Yên Thủy, - Khu vực ô nhiễm tại Tổ 10, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình; - Khu vực ô nhiễm tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn;

- Khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn;

Mục tiêu của đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm là xác định được chi tiết phạm vi và mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro cho sức khỏe con người, hệ sinh thái và khả năng lan truyền ô nhiễm. Đề tài đánh giá chi tiết chính là cơ sở để đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp hoặc minh chứng cho việc đã xử lý ô nhiễm trong giai đoạn tiếp theo.

Dựa vào kết quả đánh giá chi tiết 06 điểm tồn lưu làm cơ sở để tiến hành Ðánh giá phương án xử lý; Cải tạo và phục hồi môi trường (nếu cần thiết) và thiết lập phương án Quản lý môi trường một nhóm điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV dạng POPs trong khuôn khổ đề tài này.

4.1.2. Thực trạng tồn lưu HCBVTV tại các kho:

Kết quả điều tra, khảo sát sơ bộ trong phạm vi nhiệm vụ năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho thấy, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

gian tồn tại của mỗi kho khác nhau, nhưng nằm trong khoảng từ năm 1960 đến năm 1996. Các loại thuốc từng lưu chứa tại các kho này chủ yếu là DDT, ngoài ra có 666, Wonfatox, Bi 58, …Sau khi ngừng hoạt động, hầu hết các kho đã bị phá hủy và chuyển đổi mục đích sử dụng:

- Có 05 kho đã chuyển sang đất ở, đất vườn thuộc quyền sử dụng của cá nhân/ hộ gia đình, xây dựng trường học, trụ sở:

o Lạc Thủy - xây dựng nhà ở, khu di tích, vườn trồng cây ăn quả (cam);

o Kim Bôi - đất vườn, nhưng kho vẫn còn, nay kho được tận dụng để xe tang;

o Cao phong - xây dựng trường học, nay là trường Trung học phổ thông Cao Phong, gần trường Mầm non xã Yên Trị;

o Lạc Sơn - đã xây nhà, đất nền kho đã được xúc đi chỗ khácvà Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)