Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 30 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu và nội dung nghiên cứu nêu trên, đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

2.4.1. Nội dung 1: Tổng quan về thực trạng kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Phương pháp kế thừa

Thu thập thông tin và kế thừa các nghiên cứu đã được công bố về các điểm tồn lưu, các điểm ô nhiễm hoá chất nông nghiệp, các dạng ô nhiễm đã có trên địa bàn tỉnh, ... Những tài liệu này giúp phát hiện những vẫn đề còn tồn tại, nội dung còn thiếu và các điểm ô nhiễm cần điều tra, kiểm kê. Thu thập càng nhiều càng tốt những thông tin quan trọng về khu vực ô nhiễm (thông tin thứ cấp), là cơ sở để thực hiện khảo sát một cách hiệu quả nhất.

Phương pháp điều tra khảo sát

Sau khi đã thu thập được các thông tin thứ cấp, triển khai hoạt động điều tra khảo sát sơ bộ các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu để đánh giá các vấn đề sau:

- Vị trí tương đối của kho hóa chất BVTV đối với các khu vực dân cư, các thành phần môi trường quan trọng (nguồn nước mặt và nước ngầm, đất trồng, khu vực chăn nuôi,…) các điểm nhạy cảm về sức khỏe và môi trường;

- Thực trạng bố trí dân cư xung quanh khu vực kho; - Hiện trạng kho và hóa chất trong kho (nếu có);

- Khả năng gây tác động đến các thành phần nhạy cảm;

- Sơ bộ về loại hóa chất BVTV và khối lượng hóa chất có thể có trong kho;

- Thực trạng về địa mạo khu vực kho;

2.4.2. Nội dung 2: Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực đặt kho chứa hóa chất BVTV.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Lấy mẫu thực địa và phân tích mẫu để xác định nồng độ các chất gây ô nhiễm đối với nguồn nước mặt, nước dưới đất và chất lượng đất tại khu vực các kho. Quy trình lấy mẫu và phân tích mẫu được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam hiện hành.

Lấy mẫu tại 06 điểm kho dự kiến, mỗi điểm lấy 16 mẫu đất (tại 4 điểm: 2 điểm trên nền kho cũ, 2 điểm bên ngoài nền kho cũ; tại mỗi điểm lấy mẫu ở 4 độ sâu khác nhau: sâu 20cm, 40cm, 60cm, 80cm; 02 mẫu nước mặt và 02 mẫu nước dưới đất.

1. Triển khai lấy số liệu và mẫu phân tích tại các điểm sau:

STT Điểm dự kiến Ghi chú

1 Kho hóa chất BVTV cũ tại xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi 2 Kho hóa chất BVTV cũ tại Hang Đá,

khu 3, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc

3 Khu trường mầm non xã Yên Trị, huyện Yên Thủy

Xây dựng 1 phần trên nền và gần kho hóa chất BVTV cũ

4 Kho hóa chất BVTV cũ tại Phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình 5 Kho hóa chất BVTV cũ tại thị trấn Kỳ

Sơn, huyện Kỳ Sơn

6 Kho hóa chất BVTV cũ tại xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn

Tại mỗi điểm tiến hành lấy và phân tích 02 mẫu nước mặt, 02 mẫu nước dưới đất và 16 mẫu đất (tập trung vào các thông số chất lượng nước biểu hiện tác động từ việc tồn lưu hóa chất BVTV) để đánh giá tác động của việc rò rỉ và tồn lưu hóa chất BVTV đến môi trường đất và nước của tỉnh Hòa Bình (Việc lựa chọn vị trí lấy mẫu sẽ được quyết định sau khi khảo sát để lấy được mẫu mang tính đại diện).

 Tổng số mẫu nước cần lấy: 24 mẫu, bao gồm: - Nước mặt tại khu vực kho: 12 mẫu

- Nước dưới đất tại khu vực kho: 12 mẫu

 Tổng số mẫu đất cần lấy: 96 mẫu (đợt 2). Tổng số mẫu đất cần lấy cho cả 2 đợt: 106 mẫu.

 Ngoài ra, tại hai điểm còn tồn lưu hóa chất BVTV tiến hành phân tích trung bình 2 mẫu hóa chất BVTV để xác định chủng loại hóa chất BVTV còn tồn lưu trong kho. Tổng số mẫu hóa chất BVTV cần lấy: 4 mẫu.

Tổng hợp kết quả phân tích mẫu để làm cơ sở nhận xét, đánh giá thực trạng ô nhiễm.

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng

+ QCVN 03:2008/BTNMT - Chất lượng đất. Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất.

+ QCVN 07: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

+ QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

+ QCVN 15:2008/BTNMT – Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. + QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.

+ TCVN 7538-1:2006 Chất lượng đất – Lấy mẫu, Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu. Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc chung được áp dụng trong việc lập các chương trình lấy mẫu cho các mục đích mô tả đặc tính và kiểm soát chất lượng đất và phân định các nguồn, ảnh hưởng của ô nhiễm đất và các vật liệu có liên quan.

+ TCVN 7538-2:2005 Chất lượng đất – Lấy mẫu, Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. Tiêu chuẩn này hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu đất để sau đó dùng cho việc cung cấp thông tin về chất lượng đất.Tiêu chuẩn này đưa ra thông tin về trang thiết bị cần dùng trong những hoàn cảnh lấy mẫu cụ thể.

+ TCVN 7538-3:2005 Chất lượng đất – Lấy mẫu, Phần 3: Hướng dẫn an toàn. Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về mối nguy hại tồn tại trong điều tra nghiên cứu và lấy mẫu đất và các vật liệu khác, bao gồm mối nguy hại sẵn có trong quá trình lấy mẫu, nhất là ở nơi bị ô nhiễm và các nguy hại vật lý khác.

+ TCVN 7538-5:2007 Chất lượng đất – Lấy mẫu, Phần 5: Hướng dẫn quy trình điều tra các vùng đô thị và công nghiệp có liên quan đến nhiễm bẩn đất. Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về qui trình điều tra các vùng đô thị và vùng công nghiệp, nơi đã biết có nhiễm bẩn đất hoặc nghi ngờ có nhiễm bẩn đất.Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng khi cần phải xác lập tình trạng nhiễm bẩn của vùng, hoặc cần thiết lập chất lượng môi trường của các vùng cho các mục đích khác nhau.

+ TCVN 8061:2009 Chất lượng đất - Xác định hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ và polyclorin biphenyl – Phương pháp sắc ký khí với detector bẫy electron.

Phương pháp nghiên cứu dư lượng thuốc BVTV: * Trong môi trường đất

Tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu có trong đất tại khu vực nghiên cứu với phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu được nêu dưới đây:

Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được lấy để xác định các dư lượng hóa chất BVTV trong đất, được lấy xuyên suốt theo tầng đất mặt, theo TCVN 5297: 1995_Chất lượng đất – Lấy mẫu – Yêu cầu chung và TCVN 7538- 2:2005_ Chất lượng đất – Lấy mẫu – Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:

Đề tài thực hiện phân tích Hàm lượng các chất trong thành phần của hóa chất BVTV theo các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 9475 : 2002: Xác định hàm lượng hóa chất Abamectin

- TCCS 9318 : 2012 / BVTV: Xác định hàm lượng hoạt chất Metalaxy - TCCS 8061: 2009 / BVTV: Xác định hàm lượng hoạt chất Chlorpyrifos ethyl. - TCCS 8061 : 1022 / BVTV: Xác định hàm lượng hoạt chất Propiconazole.

- TCVN 8062 : 2013: Xác định hàm lượng hoạt chất Atrazine.

- TCVN 8062 : 2010: Xác định hàm lượng hoạt chất Dimethoate.

- TCVN 6135 : 1996: Xác định hàm lượng họa chất Fenvalerate. * Trong môi trường nước:

Nước mặt: Được tiến hành theo TCVN 5994-1995: Nước mặt

ở đây là nước ao, hồ. Mẫu nước mặt cũng được lấy đóng vào chai nhựa đã ghi sẵn ký hiệu. Vị trí lấy mẫu cách bờ khoảng 1-2 m. Nước lấy chủ yếu ở tầng nông từ 0,2 đến 0,5 m. Mẫu nước được lấy theo yêu cầu phân tích và yêu cầu bảo quản riêng của loại hình phân tích đó.

Nước dưới đất: Được tiến hành theo TCVN 5994-1995: Mẫu nước

dưới đất được lấy trực tiếp bằng máy bơm từ các giếng khoan lên hoặc bằng gầu từ các giếng đào. Sau đó được đóng vào chai nhựa PE 1000ml đã ghi sẵn ký hiệu, có nắp cấu tạo tránh nút bị lỏng ra, gây tràn mẫu ra ngoài hoặc bị nhiễm bẩn.

2.4.3. Nội dung 3: Đánh giá tác động môi trường của các khu vực chứa hóa chất bảo vệ thực vật.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu điều tra khảo sát

Dựa vào kết quả rà soát tài liệu liên quan và kết quả của của hoạt động điều tra, khảo sát, tổng hợp các thông tin liên quan đến các khu vực ô nhiễm, làm cơ sở đề xuất các giải pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm hóa chất BVTV tại khu vực kho và xung quanh.

Phương pháp thu thập thông tin qua phiếu điều tra

(Tiến hành điều tra, khảo sát tại 11 huyện, thành phố)

1. Thu thập thông tin về kho chứa thuốc BVTV trước đây trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Thu thập thông tin về tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn toàn tỉnh. 3. Xây dựng mẫu phiếu điều tra thu thập thông tin qua điều tra khảo sát thực tế tại các thành phố/huyện, phường/xã trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Tiến hành điều tra khảo sát: phát phiếu điều tra gửi đến các cán bộ chuyên trách của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện/thành phố, Ủy ban nhân dân phường/ xã, cán bộ tại Chi cục Bảo vệ thực vật, Công ty Dịch vụ và vật tư nông nghiệp để thu thập thông tin liên quan đến hiện trạng kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trước đây trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Các số liệu thu được cùng với kết quả phân tích mẫu là nguồn dữ liệu tin cậy để tổng hợp, đánh giá về hiện trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực các hóa chất bảo vệ thực vật trước đây trên địa bàn tỉnh.

Phương pháp điều tra ngoại nghiệp:

Từ số liệu những năm gần đây so sánh, đánh giá xu hướng, diễn biến dư lượng TBVTV trong đất, nước tại các điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, từ đó là cơ sở để đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp. Bên cạnh đó lập tuyến điều tra theo tuyến điều tra khảo sát thực địa lấy các mẫu đất và nước.

2.4.4. Nội dung 4: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm từ kho hoá chất BVTV.

Phương pháp đánh giá

Dựa trên kết quả khảo sát và phân tích mẫu, so sánh với các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về chất lượng đất, chất lượng nguồn nước mặt, nước dưới đất nhằm một số mục đích sau:

- Đánh giá sơ bộ các rủi ro (về sức khỏe và môi trường) tại các điểm ô nhiễm tồn lưu từ các kho hóa chất BVTV trên địa bàn và sắp xếp thứ tự ưu tiên về mức độ rủi ro tại các điểm khảo sát.

- Đánh giá chi tiết mức độ rủi ro đối với các điểm (kho) ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV đối với các điểm có thứ tự ưu tiên cao:

 Mức độ ô nhiễm do hóa chất BVTV;

 Số lượng các nhóm bị tác động và mức độ bị tác động. - Lựa chọn các giải pháp kiểm soát rủi ro:

 Tiếp xúc với hóa chất BVTV;  Loại trừ hay giảm thiểu rủi ro;

- Xây dựng sơ bộ các giải pháp quản lý và công nghệ để xử lý các điểm ô nhiễm;

- Sơ bộ đánh giá phương án/ kế hoạch triển khai hoạt động xử lý.

Phương pháp đề xuất giải pháp quản lý

Phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong các ngành nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay một vấn đề phức tạp thành những vấn đề đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết. Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 30 - 37)