Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo phần trăm số cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện an lão, tỉnh bình định​ (Trang 59 - 62)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân chia trạng thái rừng

4.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo phần trăm số cây

Chỉ tiêu biểu thị mức độ tham gia của từng loài cây trong lâm phần đƣợc gọi là hệ số tổ thành. Tập hợp hệ số tổ thành của các loài cây tƣơng ứng gọi là công thức tổ thành. Về bản chất, công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh. Trong phạm vi luận văn này, để xác định tổ thành cho các trạng thái rừng đề tài sử dụng hệ số tổ thành theo phần trăm số cây Ni% và hệ số tổ thành theo chỉ số tầm quan trọng IV%.

Kết quả tính tổ thành tầng cây cao theo hệ số tổ thành theo phần trăm số cây Ni% cho từng trạng thái rừng đƣợc trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Công thức tổ thành tâng cây cao theo phần trăm số cây Ni%

Trạng

thái OTC Số loài Mật độ

cây/ha Công thức tổ thành IIIA1 1 49 708 17,2 Tt + 13,3 Bl + 9,3 Cc + 8,2 Tr + 6,2 Sp1 + 5,4 Ds + 40,4 LK 2 51 574 12,2 Sm + 8,0 Tr + 5,9 Bl + 73,9 LK TB 50 641 9,98 Bl + 9,52 Tt + 8,11 Tr + 5,93 Sm + 5,62 Cc + 5,3 Sp1 + 55,54 LK IIIA2 1 51 798 10,0 Ds + 9,5 Du + 7,8 Bl + 6,0 Sp1 + 5,8 Vt + 5,5 Cc + 55,4 LK 2 56 806 10,9 Tr + 9,4 Bl + 8,9 Cc + 8,7 Kh + 8,2 Sp1 + 53,8 LK TB 54 802 8,6 Bl + 7,23 Cc + 7,11 Sp1 + 7,11 Tr + 6,48 Kh + 5,0 Ds + 58,47 LK IIIA3 1 53 1.122 11,8 Tr + 9,4 Bl + 8,0 Ds + 7,3 Bv + 6,2 Mc + 5,5 Du + 5,3 Dm + 46,3 LK 2 43 802 11,2 Sđ + 10,0 Kh + 9,0 Bl + 8,5 Sp1 + 7,7 Tr + 5,5 Sh + 5,2 Mc + 42,9 LK TB 48 962 10,08 Tr + 9,25 Bl + 6,65 Kh + 6,13 Sp1 + 5,82 Mc + 62,06 LK

Ghi chú: Các chữ viết tắt biểu thị tên các loài cây trong bảng 4.2 đƣợc hiểu là

Tên loài Ký hiệu Tên loài Ký hiệu Tên loài Ký hiệu

Bời lời Bl Dung Du Săng mây Sm

Bứa vàng Bv Sồi đĩa Sđ Sp1 Sp1

Chân Chim Cc Kháo Kh Thẩu tấu Tt

Dẻ se Ds Máu chó Mc Trâm Tr

Du Móoc Dm San hô Sh Vỏ tím Vt

Loài khác LK

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

* Đối với trạng thái rừng IIIA1:

Số loài cây gỗ xuất hiện ở 2 ô tiêu chuẩn biến động từ 49 đến 51 loài (số lượng loài lớn nhất ở OTC 2 là 51 loài và thấp nhất ở OTC 1 là 49 loài), nếu tính gộp chung cho cả 2 OTC là 75 loài, trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành là 3 đến 6 loài. Mật độ của toàn lâm phần rừng từ 574 cây/ha đến 708 cây/ha, trung bình là 641 cây/ha.

Các loài tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là: Thẩu tấu, Bời lời, Chân chim, Trâm, Sp1, Dẻ se, Săng. Ở trạng thái này này đã có mặt một số loài cây có giá trị kinh tế nhƣ Trâm, Kháo, Dẻ se, Gội, Sến đất, Chò xót, Re, Xoan đào, Xoan nhừ, Thị rừng…Tuy nhiên, chỉ có loài Trâm tham gia vào công thức tổ thành các loài nhƣ Kháo, Dẻ se, Gội, Sến đất, Chò xót, De… chiếm tỷ lệ nhỏ và không tham gia vào công thức tổ thành. Vai trò ƣu thế thuộc về các loài nhƣ Thẩu tấu, Bời lời, Chân chim, Trâm, Sp1, Dẻ se, Săng.

Ở kiểu rừng này có 2 loài xuất hiện trong công thức tổ thành ở cả 2 OTC là Bời lời, Trâm; có 5 loài chỉ xuất hiện trong công thức tổ thành ở 1 OTC là: Thẩu tấu, Chân chim, Sp1, Dẻ se, Săng mây. Khi tính tổ thành chung cho cả 2 OTC thì có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành là Bời lời, Thẩu tấu, Trâm, Săng mây, Chân chim, Sp1.

Nhƣ vậy, trạng thái và tổ thành rừng ở đây phản ánh đặc tính sinh thái của rừng tự nhiên nhiệt đới, đó là số lƣợng loài cây đa dạng và phong phú. Đó là kết quả của trạng thái rừng tự nhiên IIIA1, rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ

từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao to nhƣng phẩm chất xấu, nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Tổ thành loài cây cũng nhƣ các loài đặc trƣng cho trạng thái này không rõ ràng. Tầng cao chủ yếu là những loài có giá trị kinh tế thấp, với các loài từ nhóm gỗ 6 - 8 cần đƣợc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đáp ứng cho từng mục đích kinh doanh.

* Đối với trạng thái rừng IIIA2:

Số loài cây gỗ xuất hiện ở 2 ô tiêu chuẩn biến động từ 51 đến 56 loài, nếu tính gộp chung cho cả 2 OTC là 79 loài, trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành là 5 đến 6 loài. Mật độ của toàn lâm phần rừng từ 798 cây/ha đến 806 cây/ha, trung bình là 802 cây/ha.

Các loài tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là: Dẻ se, Dung, Bời lời, Sp1, Vỏ tím, Chân chim, Trâm, Kháo. Ở trạng thái này này đã có mặt một số loài cây có giá trị kinh tế nhƣ Trâm, Kháo, Dẻ se, Sồi đĩa, Gội, Re, Chò xót, Xoan đào, Chò chỉ, Giổi, Sến đất, Thị rừng,… Tuy nhiên, chỉ có loài Trâm, Kháo, Dẻ se tham gia vào công thức tổ thành các loài nhƣ Sồi đĩa, Gội, Re, Chò xót, Xoan đào, Chò chỉ, Giổi, Sến đất, Thị rừng… chiếm tỷ lệ nhỏ và không tham gia vào công thức tổ thành. Vai trò ƣu thế thuộc về các loài nhƣ Dẻ se, Dung, Bời lời, Sp1, Vỏ tím, Chân chim, Trâm, Kháo.

Ở kiểu rừng này có 3 loài xuất hiện trong công thức tổ thành ở cả 2 OTC là Bời lời, Chân chim, Sp1; có 5 loài chỉ xuất hiện trong công thức tổ thành ở 1 OTC là: Dẻ se, Dung, Vỏ tím, Trâm, Kháo. Khi tính tổ thành chung cho cả 2 OTC thì có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành là Bời lời, Chân chim, Sp1, Trâm, Kháo, Dẻ se.

Tổ thành trạng thái này chủ yếu là nhƣng các loài cây ƣa sáng mọc nhanh giá trị kinh tế thấp điển hình các loài: Dẻ se, Trâm, Dung, Bời lời... và đã xuất hiện một số loài cây chịu bóng nhƣ: Côm, Gội, Re, ...Những loài đặc trƣng của trạng thái này nhƣ Dẻ se, Trâm, Bời lời, Kháo hầu hết có mặt trong các OTC nghiên cứu.

* Đối với trạng thái rừng IIIA3:

Số loài cây gỗ xuất hiện ở 2 ô tiêu chuẩn biến động từ 43 đến 53 loài, nếu tính gộp chung cho cả 2 OTC là 76 loài, trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành là 7 loài. Mật độ của toàn lâm phần rừng từ 802 cây/ha đến 1.122 cây/ha,

trung bình là 962 cây/ha.

Các loài tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là: Trâm, Bời lời, Dẻ se, Bứa vàng, Máu chó, Dung, Du Móoc, Sồi đĩa, Kháo, Sp1, San hô. Ở trạng thái này này đã có mặt một số loài cây có giá trị kinh tế nhƣ Trâm, Dẻ se, Sồi đĩa, Kháo, Chò xót, Chò chỉ, Giổi, Re, Sến đất, Gội, Thị rừng, Ƣơi, Xoan nhừ, Hồng tùng, Nhội, Thông nàng… Tuy nhiên, chỉ có loài Trâm, Kháo, Dẻ se tham gia vào công thức tổ thành các loài nhƣ Chò xót, Chò chỉ, Giổi, Re, Sến đất, Gội, Thị rừng, Ƣơi, Xoan nhừ, Hồng tùng, Nhội, Thông nàng… chiếm tỷ lệ nhỏ và không tham gia vào công thức tổ thành. Vai trò ƣu thế thuộc về các loài nhƣ Trâm, Bời lời, Dẻ se, Bứa vàng, Máu chó, Dung, Du Móoc, Sồi đĩa, Kháo, Sp1, San hô.

Ở kiểu rừng này có 3 loài xuất hiện trong công thức tổ thành ở cả 2 OTC là Trâm, Bời lời, Máu cho; có 8 loài chỉ xuất hiện trong công thức tổ thành ở 1 OTC là: Dẻ se, Bứa vàng, Dung, Du Móoc, Sồi đĩa, Kháo, Sp1, San hô. Khi tính tổ thành chung cho cả 2 OTC thì có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành là Trâm, Bời lời, Kháo, Sp1, Máu chó.

Trong trạng thái này thành phần cây tầng cao chủ yếu có khác nhau ở từng OTC, cây có phẩm chất thấp, những cây còn đƣợc chừa lại sau nhiều lần khai thác chọn của nguời dân, hay nói khác đó là những cây không còn sử dụng đƣợc cho mục đích của nguời dân điển hình: Trâm, Bời lời, Sồi đĩa, Bứa vàng, Máu chó. Hầu hết các loài cây tham gia vào CTTT đều là những loài cây ít có giá trị kinh tế chủ yếu là những cây đa tác dụng có thể cho khai thác lâm sản ngoài gỗ nhƣ Trâm, Kháo và Bời lời. Những loài phụ đi kèm nhƣ Sơn, Chân chim, Gáo Núi, Máu chó, Dung... chiếm tỉ lệ thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện an lão, tỉnh bình định​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)