2.1.5.1. Khí hậu
An Lão là nơi ít nắng nhất trong tỉnh, nhƣng cũng có đƣợc số giờ nắng rất phong phú: 2.200-2.300 giờ trong năm. Tổng lƣợng bức xạ năm khá cao (130-140 Kcal/cm2) và giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều, cán cân bức xạ dƣơng và lớn (80-90 Kcal/cm2/năm) là cơ sở để có nền nhiệt cao và ít biến đổi trong năm.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao và địa hình, phần phía Tây của huyện có địa hình cao hơn nên nhiệt độ luôn thấp hơn phần Đông của huyện và thung lũng sông An Lão. Nhiệt độ trung bình năm 220-250C với tổng nhiệt 7.300-8.0000C. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm biến đổi rõ rệt. Chế độ nhiệt trong năm hình thành hai mùa rõ rệt, Mùa lạnh trung bình dài 121 ngày, mùa nóng 253 ngày.
Do chịu ảnh hƣởng trực tiếp của biển ở phía đông và dãy Trƣờng Sơn ở phía tây nên chế độ mƣa ở huyện An Lão mang tính đặc thù, phân phối không đều theo mùa. Mùa mƣa diễn ra lệch so với chế độ mƣa của cả nƣớc. An Lão là nơi có lƣợng mƣa năm lớn nhất trong tỉnh, đạt bình quân 2.400-3.200 mm/năm. Mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 12 chiếm khoản 70%. Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm 80-90%, cao hơn mức trung bình của các huyện khác trong tỉnh.
Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhƣng do lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm. Vì vậy vấn đề thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cƣ dân.
2.1.5.2. Thủy văn
Quan trọng nhất trên địa bàn huyện là sông An Lão. Đây là phần đầu nguồn của hệ thống sông Lại Giang. Sông An Lão quan trọng nhất của huyện về nhiều mặt, cung cấp lƣợng nƣớc tƣới, nƣớc sinh hoạt, cân bằng sinh thái…
Diện tích lƣu vực sông là 697 Km2, lƣu lƣợng dòng chảy bình quân năm 24 m3/s (với tần suất trung bình là 75%). Phụ lƣu suối của con sông này: Sông Vố, nƣớc Đinh, nƣớc Xáng… có chiều dài đáng kể, tạo nên mật độ lƣới sông dày. Ngoài các suối lớn còn có khá nhiều suối nhỏ, tổng chiều dài các suối nhỏ khoảng 90 Km.
Nhìn chung, sông suối tại huyện An Lão có đặc điểm: ngắn, dốc nên thƣờng chảy xiết vào mùa mƣa, cạn kiệt vào mùa khô, khả năng giữ nƣớc phục vụ sản xuất, sinh hoạt kém.
Lƣợng nƣớc ngầm tuy chƣa có những nghiên cứu cụ thể, nhƣng đối với một số khu vực không thể lấy nƣớc từ nguồn sông, suối thì các giếng đào để lấy nƣớc thƣờng có độ sâu trung bình từ 6-8 mét.