Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân chia trạng thái rừng
4.1.3. Kiểu phụ IIIA3
Đây là trạng thái rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2 lên. Quần thụ tƣơng đối khép kín với 2 hoặc nhiều tầng. Đặc trƣng của kiểu này khác
với IIIA2 ở chỗ số lƣợng cây nhiều hơn và đã có một số cây có đƣờng kính lớn (trên 35 cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn. Trạng thái IIIA3 đã có thời gian phục hồi, quần thụ tƣơng đối khép kín, các loài cây tiên phong ƣa sáng ít có giá trị kinh tế và ý nghĩa sinh thái giảm nhiều so với trạng thái IIIA2. trạng thái IIIA3 xuất hiện các loài cây bản địa cả chịu bóng, cả ƣa sáng (Trâm, Chân chim, Du moóc, Dung nam bộ, Gội,…) và vẫn còn một số loài cây tiên phong ƣa sáng (nhƣ Bời lời, Thẩu tấu, Dẻ se, Sồi đĩa, Bứa vàng, Cồng vàng, …).
Trạng thái này có tổng số 962 cây/02 OTC và số cây trên từng ô tiêu chuẩn là OTC 1 có 561 cây, OTC 2 có 401 cây, ở đây có sự chênh lệch lớn về số lƣợng cây giữa các OTC. Đƣờng kính bình quân dao động trong các ô tiêu chuẩn ở đây từ 17,0 cm đến 18,1 cm, chiều cao bình quân từ 16,5 m đến 16,9 m, tổng tiết diện ngang từ 28,64 m2/ha đến 35,28 m2/ha. Tổng trữ lƣợng của mỗi OTC biến động từ 217,81 m3/hađến261,95 m3/ha.
Nhận xét chung:
Số liệu dùng để nghiên cứu gồm tổng số 2.405 cây đứng. Mật độ cây trên OTC ở mỗi trạng thái rừng dao động từ 574 cây/ha đến 1.122 cây/ha. Trong đó trạng thái IIIA3 có số cây trung bình/ha lớn nhất (962 cây/ha) và thấp nhất ở trạng thái IIIA1 (641 cây/ha). Đƣờng kính bình quân trung bình cho mỗi trạng thái rừng dao động từ 14,3 cm (trạng thái IIIA1) đến 18,1 cm (trạng thái IIIA3). Chiều cao bình quân trung bình cho mỗi trạng thái rừng dao động từ 11,2 m (trạng thái IIIA1) đến 16,9 m (trạng thái IIIA3). Tổng tiết diện ngang trung bình cho mỗi trạng thái rừng dao động từ 13,44 m2/ha (trạng thái IIIA1) đến 31,96 m2/ha (trạng thái IIIA3).
Nhƣ vậy, có thể kết luận về cơ bản số liệu trên tƣơng đối đủ lớn và đủ đại diện để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài. Với nguồn tài liệu nêu trên, đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu và thu đƣợc kết quả nhƣ sau.
4.2. Nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao
Tổ thành là một trong những nhân tố quan trọng trong cấu trúc lâm phần và là nhân tố có ảnh hƣởng đến các đặc điểm sinh thái khác của rừng. Đặc biệt đối với tài nguyên rừng tự nhiên ở Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều đã tạo nên một hệ sinh thái rừng phức tạp và tổ thành loài cây đa dạng. Tổ thành biểu thị tỷ
trọng của một loài hay một nhóm loài cây nào đó chiếm trong lâm phần, là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái. Cấu trúc tổ thành cũng là cơ sở để định hƣớng cho các biện pháp kinh doanh, nuôi dƣỡng rừng. Do tổ thành phức tạp mà hệ sinh thái rừng tự nhiên luôn luôn là hệ sinh thái hoàn hảo và có lợi nhất trong việc sản xuất sinh khối, phòng trừ sâu bệnh hại, chống xói mòn đất, duy trì độ phì của đất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.