Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng (IV%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện an lão, tỉnh bình định​ (Trang 62 - 66)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân chia trạng thái rừng

4.2.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng (IV%)

Tổ thành loài cây không chỉ mang ý nghĩa về mặt sinh thái rừng, mà còn mang ý nghĩa trong việc sử dụng rừng. Xác định tỷ lệ % về tiết diện ngang (G%) cũng nhƣ trữ lƣợng (M%) của loài cây trong lâm phần giúp ta thấy rõ hơn đặc điểm, giá trị sử dụng của kiểu trạng thái rừng, làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh cho từng trạng thái. Do đó, ngoài việc xác định tổ thành loài cây theo tỷ lệ số cây của

mỗi loài trong lâm phần để cho thấy ý nghĩa về mặt sinh thái và đa dạng sinh học, đề tài tiến hành xác định tổ thành loài cây theo mức độ quan trọng của loài (IV%) nhằm làm rõ vai trò của các loài trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Chỉ số IV% đánh giá mức độ quan trọng của loài trên cơ sở xem xét tổng hợp các chỉ tiêu gồm mật độ tƣơng đối và tiết diện ngang tƣơng đối, chỉ số IV% của loài nào đó càng cao thì loài đó càng có ý nghĩa quan trọng về phƣơng diện sinh thái.

Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng đƣợc thể hiện trong các bảng 4.3

Bảng 4.3. Tổ thành quần xã thực vật rừng ở trạng thái rừng theo chỉ số IV% Trạng thái OTC Số loài Công thức tổ thành Tổng IV% của các loài trong CTTT IIIA1 1 49 12,74 Bl + 11,38Tt + 9,69 Cc + 7,00 Ds + 6,77 Tr + 6,53 Sp1 + 45,89 LK 54,11 2 51 8,89 Kh + 8,28 Sm + 8,20 Tr + 6,78 Bl + 5,38 Sđ + 62,47 LK 37,53 TB 50 10,03 Bl + 7,44 Tr + 6,57 Kh + 6,23 Tt + 5,65 Cc + 5,65 Ds + 5,16 Sp1 + 53,26 Lk 46,74 IIIA2 1 51 11,78 Ds + 7,58 Bl + 7,29 Du + 6,17 Sp1 + 5,42 Kh + 61,75 LK 38,25 2 56 9.94 Cc + 9,64 Kh + 9,51 Bl + 9,09 Tr + 8,79 Sp1 + 5,55 Sđ + 47,48 LK 52,52 TB 54 8,53 Bl + 7,50 Kh + 7,46 Sp1 + 7,31 Cc + 6,49 Tr + 5,98 Ds + 56,72 LK 43,28 IIIA3 1 53 12,43 Tr + 8,60 Ds + 8,26 Bl + 5,79 Kh + 5,18 Bv + 5,13 Sơ + 5,05 Sp1 + 5,01 Dm + 44,56 LK 55,44 2 43 12,79 Sđ + 11,42 Kh + 9,50 Tr + 8,39 Bl + 7,49 Sp1 + 7,08 Sh + 43,34 LK 56,66 TB 48 11,18 Tr + 8,32 Bl + 8,22 Kh + 6,08 Sp1 + 5,56 Sđ + 60,64 LK 39,36

Ghi chú: Các chữ viết tắt biểu thị tên các loài cây trong bảng 4.3 đƣợc hiểu là

Tên loài Ký hiệu Tên loài Ký hiệu Tên loài Ký hiệu

Bời lời Bl Dung Du Sơn Sơ

Bứa vàng Bv Sồi đĩa Sđ Sp1 Sp1

Chân Chim Cc Kháo Kh Thẩu tấu Tt

Dẻ se Ds San hô Sh Trâm Tr

Du Móoc Dm Săng mây Sm Loài khác LK

Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy: Ở các trạng thái rừng khác nhau thì công thức tổng số loài cây xuất hiện cũng rất khác nhau, trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành và hình thành nên ƣu hợp thực vật ở các trạng thái rừng khác nhau.

* Trạng thái IIIA1:

Số loài thực vật ở tầng cây cao trạng thái IIIA1 biến động nhỏ từ 49 loài ở OTC 1 đến 51 loài ở OTC 2, tính gộp chung cho cả 2 OTC là 75 loài; có từ 5 đến 6 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng, tính gộp cho 2 OTC thì có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng, các loài còn lại không tham gia chính vào công thức tổ thành. Trạng thái IIIA1 có 01 OTC (OTC 1) có tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành là 54,11% > 50%, đây cũng chính là những loài có vị trí ƣu thế trong quần xã; có 01 OTC (OTC 2) có tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành là 37,53% < 50%; tính gộp cho 2 OTC thì tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành là 46,74% < 50%.

* Trạng thái IIIA2:

Số loài ở tầng cây cao trạng thái IIIA2 biến động không nhiều từ 51 loài ở OTC 1 đến 56 loài ở OTC 2, tính gộp chung cho cả 2 OTC là 79 loài; có từ 5 đến 6 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng, tính gộp cho 2 OTC thì có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng, các loài còn lại không tham gia chính vào công thức tổ thành. Trạng thái IIIA2 có 01 OTC (OTC 2) có tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành là 52,52% > 50%, đây cũng chính là những loài có vị trí ƣu thế trong quần xã; có 01 OTC (OTC 1) có tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành là 38,25% < 50%, tính gộp cho 2 OTC thì tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành là 43,28% < 50%.

* Trạng thái IIIA3:

Số loài ở tầng cây cao trạng thái IIIA3 biến động tƣơng đối nhiều từ 43 loài ở OTC 2 đến 53 loài ở OTC 1, tính gộp chung cho cả 2 OTC là 76 loài; có từ 6 đến 8 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng, tính gộp cho 2 OTC thì có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng, các loài còn lại không tham gia chính vào công thức tổ thành. Trạng thái IIIA3 có 2/2 OTC có tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành > 50%, đây cũng chính là những loài có vị trí ƣu thế trong quần xã, nhƣng tính gộp cho 2 OTC thì tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành là 39,36% < 50%.

Khi so sánh các trạng thái IIIA1, IIIA2, IIIA3 ta thấy: Số loài ở tầng cây cao của cả 3 trạng thái theo các ô tiêu chuẩn tƣơng đối đều nhau từ 43 đến 56 loài; số loài thuộc tầng cây cao của trạng thái IIIA1, IIIA2 có từ 5 đến 6 loài tham gia công thức tổ thành và số loài tham gia vào công thức tổ thành của trạng thái IIIA3 là nhiều nhất từ 6 đến 8 loài. Trạng thái IIIA1, IIIA2, mỗi trạng thái có 1 ô tiêu chuẩn có tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành > 50%; trong khi đó cả 2 OTC ở trạng thái IIIA3 đều có tổng IV% của các loài trong CTTT > 50%, đây chính là các loài có vị trí ƣu thế trong quần xã. Nhƣng khi tính gộp cho 2 OTC thì tổng IV% của các loài trong công thức tổ thành là của các trạng thái IIIA1, IIIA2, IIIA3 đều < 50%.

Nhận xét chung:

Đặc điểm chung là tổ thành loài cây gỗ rất phức tạp, loài cây ƣu thế không rõ ràng. Đa số là các loài ƣa sáng mọc nhanh. Thành phần thực vật tham gia tổ thành ở cả 3 trạng thái khá phong phú, ở trạng thái IIIA1, IIIA2 có từ 5 đến 6 loài tham gia vào CTTT trong 2 OTC, ở trạng thái IIIA3 phong phú hơn với số lƣợng từ 6 đến 8 loài thực vật tham gia vào CTTT trong 2 OTC.

Các loài nhƣ: Sồi đĩa, Kháo, Trâm, Bời lời,… thƣờng xuyên xuất hiện trong các ô tiêu chuẩn trên các trạng thái và cũng là những loài chiếm ƣu thế sinh thái trong khu vực nghiên cứu, đây là những loài cây gỗ có giá trị kinh tế thấp.

Các loài cây quý hiếm, có giá trị có hệ số tổ thành nhỏ nhƣ: Giổi (0,29), Sến đất (0,42), Chò chỉ (0,73), … nên không tham gia vào công thức tổ thành của từng

trạng thái rừng. Vì vậy, chúng ta phải có ngay những biện pháp cụ thể để bảo vệ và phát triển những loài cây bản địa, quý hiếm hiện có trong khu vực, tránh tình trạng bị ngƣời dân khai thác và sử dụng những loài cây đó. Đồng thời, cần cân nhắc trồng thêm các loài cây bản địa, loài cây có giá trị, nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học và giá trị sử dụng rừng.

Số loài cây trong mỗi OTC biến động từ 43 đến 56 loài nhƣng số loài cây tham gia vào công thức tổ thành chỉ có từ 5 đến 8 loài (đây là số loài thực sự có tầm quan trọng về phƣơng diện sinh thái). Thành phần loài trong CTTT của 3 trạng thái không khác nhau nhiều và ít loài cây có giá trị về mặt kinh tế. Nhóm loài ƣu thế chỉ có ở 4/6 OTC, OTC 1 ở trạng thái IIIA1 và OTC 2 ở trạng thái IIIA2 không xuất hiện nhóm loài cây ƣu thế. Các loài cây ƣu thế chủ yếu là Bời lời, Thẩu tấu, Dẻ se, Trâm, Sồi đĩa, Kháo, … Những loài cây trong công thức tổ thành đa số là cây có đƣờng kính nhỏ, chƣa có nhiều giá trị về kinh tế nhƣng có giá trị sinh thái cao trong quá trình phục hồi rừng, với vai trò là những cây tiên phong tạo lập, phục hồi hoàn cảnh rừng quy luật tự nhiên lên cấp cao hơn, tạo môi trƣờng sống cho các loài động vật, thực vật hoang dã khác. Bên cạnh đó, một số loài nhƣ: Thành ngạnh, Thẩu tấu, Thừng mực, Ràng ràng, Chẹo, … cũng xuất hiện khá phổ biến trong các lâm phần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện an lão, tỉnh bình định​ (Trang 62 - 66)