Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện an lão, tỉnh bình định​ (Trang 40 - 42)

Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

+ Tốc độ tăng trƣởng bình quân: 8%.

+ Thu nhập bình quân đầu ngƣời: 2,7 triệu đồng/năm. + Thu ngân sách huyện năm 2008 đạt 2.239 tỷ đồng.

+ Tỷ trọng NN - CN - thƣơng mại, dịch vụ là: 81,6% - 15,2% - 3,2% (Số liệu năm 2008).

Tổng số hộ nghèo toàn huyện tính đến cuối năm 2008 là 3.295 hộ với 13.412 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 56,19% tổng số hộ dân. Trong đó hộ dân tộc thiểu số nghèo là 1.808 hộ với 7.594 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 54,87% tổng số hộ nghèo.

Đến cuối năm 2009, toàn huyện chỉ còn 2.438 hộ nghèo trên tổng số 6.921 hộ dân, chiếm tỷ lệ 35,23%.

Công nghiệp của huyện chƣa phát triển, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã hình thành các lò gạch ngói từ nhiều năm trƣớc và hiện nay đang phát triển cơ sở sản xuất đũa tre, giải quyết lao động hàng năm trên lĩnh vực này cho hàng trăm lao động. Bên cạnh đó, còn có các máy xay xát, các cơ sở rèn, mộc, các dịch vụ sửa chữa thiết bị máy móc…

Quỹ đất nông nghiệp ổn định 3.700 ha, trong đó đất trồng cây lƣơng thực và cây công nghiệp ngắn ngày 1.800 - 2.000 ha, cây lâu năm 1.700 - 1.800 ha. Sản xuất

cây lƣơng thực chủ yếu là ngô và lúa nƣớc. Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc hàng năm đạt từ 9.000 - 10.000 tấn. Sản lƣợng lƣơng thực qua các năm tăng dần. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời 410 kg/ngƣời/năm. Diện tích cây công nghiệp phần lớn tập trung ở các xã An Hòa, An Tân, An Trung, An Hƣng và chiếm hơn 70 - 80% sản lƣợng các loại.

Chăn nuôi có chiều hƣớng phát triển, trong đó tập trung tăng đàn heo ở các xã miền núi (An Hòa, An Tân) và đàn trâu, bò ở các xã vùng cao. Đến năm 2003 tổng đàn gia súc hiện có 22.137 con, trong đó đàn trâu có 2.189 con, đàn bò có 6.348 con, đàn lợn có 13.600 con.

Mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản có khoảng 48 ha, chủ yếu lợi dụng mặt nƣớc các hồ chứa nƣớc nhƣ hồ Hƣng Long (An Hòa), hồ Đèo (An Trung). Nhiều hộ đào ao nuôi cá nhƣng với diện tích nhỏ, mức đầu tƣ thấp, Sản lƣợng cá đủ cung cấp nhu cầu cho nhân dân trong huyện.

Thƣơng mại - dịch vụ phát triển chủ yếu ở các xã vùng thấp, hàng hóa đa dạng, phong phú. Đối với các xã vùng cao, hàng hóa phục vụ nhân dân thông qua các chuyến hàng bán lƣu động, các dịch vụ tại trung tâm cụm xã do cửa hàng thƣơng mại huyện tổ chức. Ngoài ra hàng hóa lên vùng cao thông qua buôn bán nhỏ của một số hộ tiểu thƣơng, tuy không lớn nhƣng đã đóng vai trò hết sức quan trọng phục vụ nhu cầu của nhân dân. Hiện nay, một số hợp tác xã nông nghiệp đã thực hiện đƣợc dịch vụ phân phối lúa giống cho diện tích gieo sạ toàn huyện đạt hiệu quả cao.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp huyện An Lão tăng dần qua các năm, nhƣng những năm gần đây tốc độ có chậm lại, cụ thể năm 2010 đạt 27,16 tỷ đồng, năm 2013 đạt 39,09 tỷ đồng, năm 2014 đạt 69,16 tỷ đồng, năm 2015 đạt 65 tỷ đồng, năm 2016 đạt 68,89 tỷ đồng (theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện an lão, tỉnh bình định​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)