Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện an lão, tỉnh bình định​ (Trang 87)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

4.5.1. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh

Nghiên cứu tổ thành mật độ cây tái sinh ở trạng thái thảm thực vật cho thấy mật độ cây tái sinh có xu hƣớng tăng dần theo thời gian phục hồi rừng. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó khi rừng đạt đến sự ổn định tƣơng đối thì mật độ có xu hƣớng giảm và dừng lại khi đạt đƣợc trạng thái rừng cao đỉnh khí hậu. Qua quá trình phục hồi tự nhiên, khi thảm thực vật đạt tới một giai đoạn thành thục thành phần loài và số lƣợng cây gỗ trên một diện tích nhất định có xu hƣớng giảm dần, đơn giản hoá. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi của thảm thực vật quy luật này chƣa rõ ràng và có thể có những xáo trộn, nhiều loài ƣa sáng bị mất đi. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chọn lọc tự nhiên những cá thể của loài không thích hợp ở giai đoạn rừng non (dẫn theo Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban, 1996).

Từ số liệu thu thập đƣợc trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, tôi đã xác định đƣợc mật độ, tổ thành cây tái sinh nhƣ sau:

Bảng 4.17. Cấu trúc tổ thành, mật độ lớp cây tái sinh của 3 trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

Trạng thái Loài cây ni (cây/ODB) N% Ki N (cây/ha)

IIIA1 Trâm 238 21,6 2,16 1.904 Sp 164 14,9 1,49 1.312 Sồi đĩa 143 13,0 1,30 1.144 Bời Lời 130 11,8 1,18 1.040 Chân Chim 71 6,5 0,65 568 Dung 67 6,1 0,61 536 Loài khác 287 26,1 2,61 2.296 Tổng cộng 1.100 8.800 IIIA2 Sp 113 18,4 1,84 904 Bời Lời 92 15,0 1,50 736

Kháo vàng 75 12,2 1,22 600 Trâm 74 12,1 1,21 592 Sồi đĩa 44 7,2 0,72 352 Loài khác 215 35,1 3,51 1.720 Tổng cộng 613 4.904 IIIA3 Sp 367 31,9 3,19 2.936 Bời Lời 188 16,3 1,63 1.504 Bứa núi 116 10,1 1,01 928 Trâm 96 8,3 0,83 768 Sồi đĩa 95 8,2 0,82 760 Cồng vàng 71 6,2 0,62 568 Loài khác 219 19,0 1,9 1.752 Tổng cộng 1152 9.216

Quá trình điều tra thực nghiệm cho thấy trạng thái rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu có 52 loài cây tái sinh xuất hiện, trong đó có 5 - 6 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài tham gia chủ yếu vào công thức tổ thành là: Trâm, Sp, Sồi đĩa, Bời lời, Chân chim, Dung... Ở 3 trạng thái rừng không có sự sai biệt nhiều về số lƣợng cây tham gia vào tổ thành, dao động 5 - 6 loài. Số lƣợng loài cây tái sinh ở trạng thái IIIA2 là lớn nhất với 33 loài, trạng thái IIIA1 và trạng thái IIIA3 có 29 loài.

Kết quả bảng 4.17 cho thấy:

Trạng thái IIIA1: Có 6 loài xuất hiện trong CTTT trong đó Trâm là loài có tổ thành lớn nhất chiếm 21,6% mật độ đạt 1.904 cây/ha; Sp là loài có tỷ lệ tổ thành lớn thứ hai chiếm 14,9% mật độ đạt 1.312 cây/ha; Sồi đĩa có tỷ lệ tổ thành 13,0% mật độ đạt 1.144 cây/ha; Bời lời có tỷ lệ tổ thành 11,8% mật độ đạt 1.040 cây/ha; Chân chim có tỷ lệ tổ thành 6,5% mật độ đạt 568 cây/ha; cuối cùng là loài Dung có tỷ lệ tổ thành đạt 6,1% và mật độ là 536 cây/ha.

Trạng thái IIIA2: Có 5 loài cây có mặt trong CTTT, Sp là loài có tổ thành lớn nhất chiếm 18,4% mật độ đạt 904 cây/ha; Bời lời có tỷ lệ tổ thành 15,0% mật độ đạt 736 cây/ha; Kháo vàng có tỷ lệ tổ thành 12,2% mật độ đạt 600 cây/ha; Trâm có tỷ lệ tổ thành 12,1% mật độ đạt 592 cây/ha; loài có tổ thành thấp nhất là Sồi đĩa có tỷ lệ tổ thành 7,2% mật độ đạt 352 cây/ha.

Trạng thái IIIA3: SP là loài có tổ thành lớn nhất chiếm 31,9% mật độ đạt 2.936 cây/ha; Bời lời là loài có tỷ lệ tổ thành lớn thứ hai chiếm 16,3% mật độ đạt 1.504 cây/ha; Bứa núi có tỷ lệ tổ thành 10,1% mật độ đạt 928 cây/ha; Trâm có tỷ lệ tổ thành 8,3% mật độ đạt 768 cây/ha; Sồi đĩa có tỷ lệ tổ thành 8,2% mật độ đạt 760 cây/ha; chiếm tỷ lệ thấp nhất là loài Cồng vàng có tỷ lệ tổ thành đạt 6,2% và mật độ là 568 cây/ha. Cồng vàng là loài đặc trƣng xuất hiện trong CTTT của trạng thái này.

Mật độ cây tái sinh giữa các trạng thái có sự khác biệt lớn: Trạng thái IIIA3 có số lƣợng cây tái sinh cao nhất với 9.216 cây/ha; trạng thái IIIA1 có số lƣợng cây tái sinh cao thứ 2 là 8.800 cây/ha; trạng thái IIIA2 có số lƣợng cây tái sinh thấp nhất 4.904 cây/ha.Với mật độ này, sự cạnh tranh về không gian sinh trƣởng rất cao giữa các cây tái sinh; kiểu rừng nghiên cứu đang bƣớc vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt để giành môi trƣờng sống. Do có số lƣợng và thành phần loài cây gỗ tầng cao ở trạng thái IIIA3 nhiều nên số cây tái sinh và mật độ cây tái sinh ở trạng thái này cũng lớn nhất.

Tổ thành loài cây cao và cây tái sinh của các trạng thái rừng nghiên cứu tƣơng đối phức tạp, cây ƣa sáng mọc nhanh vẫn chiếm tỷ lệ cao. Cây tái sinh có sự biến đổi về loài, nhƣng ít đa dạng loài hơn so với tầng cây cao. Số cây triển vọng để thoát khỏi tầng cây tái sinh là rất nhiều.

4.5.2. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Chất lƣợng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh đƣợc đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây con có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trƣởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này. Vì vậy, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng tái sinh của các trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất đƣợc các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng.

Bảng 4.18. Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh Trạng Trạng thái Số cây/otc Phẩm chất

Hạt Chồi Tốt Trung bình Xấu Cây Tỷ lệ % Cây Tỷ lệ % Cây Tỷ lệ % Cây Tỷ lệ % Cây Tỷ lệ % IIIA1 1.100 880 80,00 220 25,00 651 59,18 325 29,55 124 11,27 IIIA2 613 506 82,54 107 21,15 289 47,15 254 41,44 70 11,42 IIIA3 1.152 899 78,04 253 28,14 623 54,08 348 30,21 181 15,71 Tổng 2.865 2.285 79,76 580 25,38 1.563 54,55 927 32,36 375 13,09 Kết quả bảng 4.18 cho thấy:

Trạng thái thảm thực vật tái sinh tự nhiên có nguồn gốc từ hạt chiếm 79,76%, có nguồn gốc từ chồi chiếm 25,38%. Trong đó tỷ lệ chất lƣợng cây tốt đạt 54,55%, trung bình 32,36%, xấu 13,09%. Nhƣ vậy nguồn gốc cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu chủ yếu có nguồn gốc từ hạt. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tƣơng lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn so với cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.

NGUỒN GỐC CÂY TÁI SINH

80,0 82,5 78,0 20,0 17,5 22,0 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0

IIIA1 IIIA2 IIIA3 Trạng thái rừng

Tỷ lệ (%)

Hạt Chồi

Hình 4.5. Biểu đồ nguồn gốc cây tái sinh theo tỷ lệ của 3 trạng thái rừng

Sự phân bố số cây tái sinh có nguồn gốc tái sinh bằng hạt nhiều hơn so với cây tái sinh có nguồn gốc bằng chồi. Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm chủ yếu từ

Chất lƣợng cây tái sinh có phẩm chất tốt, trung bình ở cả 3 trạng thái rừng chiếm tỉ lệ cao trên 80% dao động từ 47,15% đến 59,18%, . Tỷ lệ phần trăm cây tái sinh có phẩm chất xấu chiếm thấp, chiếm dƣới 20%, điều này dẫn đến khả năng lớp cây tái sinh tham gia vào tầng cây cao là rất cao.

CHẤT LƢỢNG CÂY TÁI SINH

59,18 47,15 41,44 54,08 29,55 11,27 11,42 30,21 15,71 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 Tốt Trung Bình Xấu Phẩm chất Tỷ lệ % IIIA1 IIIA2 IIIA3

Hình 4.6. Biểu đồ phẩm chất cây tái sinh theo tỷ lệ của 3 trạng thái rừng

4.5.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thảm thực vật. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn đƣợc quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ƣa sáng thƣờng chiếm tầng trên, các loài cây chịu bóng sinh trƣởng ở tầng dƣới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ƣa sáng nên các cá thể đều có xu hƣớng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục. Vì vậy nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm ra đƣợc giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ những cá thể yếu, tạo điều kiện cho các cây khoẻ sinh trƣởng phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lƣợng, tính da dạng sinh học của rừng phục hồi.

Bảng 4.19. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao Trạng Trạng thái N (cây/ha) Cấp chiều cao (m)/ Tỷ lệ (%) I Tỷ lệ (%) II Tỷ lệ (%) III Tỷ lệ (%) (0-1,0 m) (1,1-3,0 m) >3 m IIIA1 8.800 4.776 54,27 2.064 23,45 1.960 22,27 IIIA2 4.904 1.608 32,79 1.928 39,31 1.368 27,90 IIIA3 9.216 5.352 58,07 2.632 28,56 1.232 13,37

TỶ LỆ CÂY TÁI SINH THEO CẤP CHIỀU CAO

54,3 23,5 22,3 32,8 39,3 27,9 58,1 28,6 13,4 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0

I (0-1,0 m) II (1,1-3,0 m) III (>3,0 m) Cấp chiều cao Tỷ lệ (%)

IIIA1 IIIA2 IIIA3

Hình 4.7. Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao cho 3 trạng thái rừng

Kết quả bảng 4.19 và hình 4.7 cho thấy mật độ cây tái sinh ở trạng thái IIIA1, IIIA3 tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0- 1 m chiếm 54,27% đến 58,07%, đây là giai đoạn cây tái sinh có sự phát triển mạnh, có số lƣợng lớn; còn trạng thái IIIA2 thì các cấp chiều cao của cây tái sinh phân bổ tƣơng đối đều chiếm 27,90 đến 39,31%. Khi chiều cao lớn hơn từ 1,1 m đến 3,0 m giai đoạn này bắt đầu có sự cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn làm giảm tỷ lệ và số lƣợng cây tái sinh (chiếm 23,45% - 39,31%), đến giai đoạn trên 3 m sự cạnh tranh xảy ra mạnh mẽ, nhóm cây tái sinh ở giai đoạn này đã giảm số lƣợng rõ rệt (chiếm 13,37% - 22,27%), đây cũng là xu hƣớng phát triển chung cho lớp cây tái sinh dƣới tán rừng.

Mật độ cây tái sinh có sự biến đổi theo cấp chiều cao, số lƣợng cây tái sinh giảm dần khi cấp chiều cao tăng.

4.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng ở một số trạng thái rừng tự nhiên tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

Kết quả nghiên cứu hiện trạng rừng cho thấy:

Trong khu vực có 3 kiểu trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2, IIIA3. Trữ lƣợng rừng tăng dần theo từng trạng thái, rừng IIIA1 có trữ lƣợng bình quân 64,74 m3/ha, rừng IIIA2 là 145,41 m3/ha, rừng IIIA3 chỉ có 239,88 m3/ha. Các trạng thái rừng trong nghiên cứu này thuộc đối tƣợng IIIA1 (rừng nghèo), IIIA2 (rừng trung bình) và IIIA3 rừng giàu. Trong số 43 đến 56 loài cây ở các OTC, chỉ có từ 5 đến 8 loài có mặt trong công thức tổ thành và nhóm loài ƣu thế chỉ có ở 4/6 OTC.

Các quy luật phân bố thực nghiệm N/D1.3, N/Hvn đều mô hình hóa đƣợc bằng các hàm toán học (Khoảng cách, Weibull). Quy luật tƣơng quan Hvn - D1.3, cũng đƣợc mô phỏng qua các phƣơng trình tƣơng quan bậc 2. Điều đó cho thấy, cấu trúc rừng đã có tính ổn định và chúng ta cần giữ gìn, phát huy tính ổn định của rừng.

Xuất phát từ hiện trạng tài nguyên rừng trạng thái IIIA tại khu vực nghiên cứu, nhằm phục hồi, bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật rừng tại huyện An Lão, tôi đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

4.6.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật.

4.6.1.1. Đối với trạng thái IIIA3 (rừng giàu): Thực hiện quản lý, bảo vệ duy trì và phát triển vốn rừng.

Kết quả điều tra đã xác định trạng thái IIIA3 có các chỉ tiêu bình quân là mật độ cây gỗ tầng cao 962 cây/ha; Diện tích tiết diện ngang 31,96 m2/ha; Trữ lƣợng 239,88 m3/ha; Mật độ cây tái sinh tự nhiên là 9.216 cây/ha thuộc đối tƣợng rừng giàu (trữ lượng cây đứng từ 201 - 300 m3/ha) theo thông tƣ 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Thực hiện biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên đối với thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới ít bị tác động IIIA3. Đây là kiểu rừng có cấu trúc hƣớng tới ổn định, tổ thành loài cây phong phú, có nhiều loài cây có giá trị bảo tồn.

Mặc dù trữ lƣợng rừng khá cao, nhƣng theo quy định hiện nay của Thủ tƣớng Chính phủ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không đƣợc thực hiện khai thác chính, chỉ đƣợc phép tận thu gỗ là những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ và khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác ở những đối tƣợng rừng tự nhiên là rừng giàu và rừng trung bình. Vì vậy đối tƣợng rừng giàu không phù hợp để khai thác gỗ mà thực hiện quản lý, bảo vệ để duy trì và phát triển vốn rừng với mục tiêu phòng hộ đầu nguồn.

Các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trạng thái giàu thực hiện theo Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/06/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các quy trình, quy định có liên quan khác.

Nguồn vốn để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn huyện từ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng; tiền khoán bảo vệ rừng, bình quân mỗi hộ gia đình nhận giao khoán quản lý, bảo vệ rừng đƣợc hỗ trợ từ 300 - 400 nghìn đồng/ha/năm.

Cần tiếp tục theo dõi cấu trúc và tái sinh rừng phục hồi trong khu vực để có những giải pháp phù hợp. Các giải pháp phải mang tính đồng bộ và hài hòa về mặt kỹ thuật - kinh tế và xã hội.

4.6.1.2. Đối với trạng thái IIIA2 (rừng trung bình): Thực hiện nuôi dƣỡng rừng, vệ sinh rừng;

Kết quả điều tra đã xác định trạng thái IIIA2 có các chỉ tiêu bình quân là mật độ cây gỗ tầng cao 802 cây/ha; Diện tích tiết diện ngang 17,05 m2/ha; Trữ lƣợng 145,41 m3/ha; Mật độ cây tái sinh tự nhiên là 4.904 cây/ha thuộc đối tƣợng rừng trung bình (trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha) theo thông tƣ 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Qua số liệu cho thấy rừng đã khai thác kiệt trƣớc đây, cấu trúc rừng bị phá vỡ, rừng có trữ lƣợng thấp, vì vậy cần tiến hành nuôi dƣỡng rừng nhằm loại trừ những cây phẩm chất xấu, tạo

không gian dinh dƣỡng cho cây mục đích phát triển thuận lợi, đồng thời vệ sinh rừng và tận thu sản phẩm gỗ từ biện pháp chặt nuôi dƣỡng rừng với mục đích cuối cùng là rừng đảm bảo đạt tiêu chuẩn định hình rừng phòng hộ theo Quy chế quản lý rừng phòng hộ và làm cho cấu trúc rừng hợp lý hơn.

- Xác định nhóm loài cây chủ yếu: Bời lời, Kháo, Sp1, Chân chim, Trâm, Dẻ se, Dung, Sồi đĩa, Vỏ tím.

- Xác định phƣơng pháp và đối tƣợng chặt:

+ Trạng thái IIIA2 (Rừng trung bình) với mật độ tầng cây cao bình quân là 802

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện an lão, tỉnh bình định​ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)