Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
4.5.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thảm thực vật. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn đƣợc quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ƣa sáng thƣờng chiếm tầng trên, các loài cây chịu bóng sinh trƣởng ở tầng dƣới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ƣa sáng nên các cá thể đều có xu hƣớng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục. Vì vậy nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm ra đƣợc giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ những cá thể yếu, tạo điều kiện cho các cây khoẻ sinh trƣởng phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lƣợng, tính da dạng sinh học của rừng phục hồi.
Bảng 4.19. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao Trạng Trạng thái N (cây/ha) Cấp chiều cao (m)/ Tỷ lệ (%) I Tỷ lệ (%) II Tỷ lệ (%) III Tỷ lệ (%) (0-1,0 m) (1,1-3,0 m) >3 m IIIA1 8.800 4.776 54,27 2.064 23,45 1.960 22,27 IIIA2 4.904 1.608 32,79 1.928 39,31 1.368 27,90 IIIA3 9.216 5.352 58,07 2.632 28,56 1.232 13,37
TỶ LỆ CÂY TÁI SINH THEO CẤP CHIỀU CAO
54,3 23,5 22,3 32,8 39,3 27,9 58,1 28,6 13,4 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0
I (0-1,0 m) II (1,1-3,0 m) III (>3,0 m) Cấp chiều cao Tỷ lệ (%)
IIIA1 IIIA2 IIIA3
Hình 4.7. Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao cho 3 trạng thái rừng
Kết quả bảng 4.19 và hình 4.7 cho thấy mật độ cây tái sinh ở trạng thái IIIA1, IIIA3 tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0- 1 m chiếm 54,27% đến 58,07%, đây là giai đoạn cây tái sinh có sự phát triển mạnh, có số lƣợng lớn; còn trạng thái IIIA2 thì các cấp chiều cao của cây tái sinh phân bổ tƣơng đối đều chiếm 27,90 đến 39,31%. Khi chiều cao lớn hơn từ 1,1 m đến 3,0 m giai đoạn này bắt đầu có sự cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn làm giảm tỷ lệ và số lƣợng cây tái sinh (chiếm 23,45% - 39,31%), đến giai đoạn trên 3 m sự cạnh tranh xảy ra mạnh mẽ, nhóm cây tái sinh ở giai đoạn này đã giảm số lƣợng rõ rệt (chiếm 13,37% - 22,27%), đây cũng là xu hƣớng phát triển chung cho lớp cây tái sinh dƣới tán rừng.
Mật độ cây tái sinh có sự biến đổi theo cấp chiều cao, số lƣợng cây tái sinh giảm dần khi cấp chiều cao tăng.