Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí
An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, trung tâm huyện lỵ cách Quốc lộ 1A 32 Km về hƣớng Tây Bắc và cách thành phố Quy Nhơn 115 Km về hƣớng Bắc.
- Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi);
- Phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định); - Phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định);
- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) và huyện Kờ Bang (tỉnh Gia Lai). Với vị trí địa lý nêu trên, trong điều kiện giao thông hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lƣu, phát triển kinh tế - xã hội vị trí phía Tây Bắc của tỉnh, xa tỉnh lỵ, xa các trung tâm kinh tế. Do đó gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển. Nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ thoả đáng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông thì huyện mới có thể bứt phá, phát huy thế mạnh để hội nhập và phát triển.
Huyện An Lão có tổng diện tích đất tự nhiên 69.688 ha, trong đó: - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 6.175 ha.
- Diện tích đất lâm nghiệp: 60.975 ha. - Diện tích đất chuyên dùng: 829 ha. * Diện tích đất ở: 217 ha.
Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn và 09 xã.
Danh sách cụ thể: thị trấn An Lão, các xã: An Tân, An Hòa, An Trung, An Vinh, An Dũng, An Hƣng, An Nghĩa, An Quang, An Toàn.
(Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2016)
2.1.2. Địa hình
Huyện An Lão có địa hình tƣơng đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Nhìn chung toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình nhƣ sau:
- Vùng thấp tƣơng đối bằng phẳng bao gồm các xã: An Hoà, An Tân, thị trấn An Lão và một phần An Trung, An Hƣng. Đặc trƣng địa hình có độ dốc nhỏ, thƣờng dƣới 50, có các đồi núi thấp và các đồng bằng thuộc bãi bồi ven sông An Lão. Khu vực này độ phù sa màu mỡ thuận lợi phát triển cây lƣơng thực, nhất là cây lúa nƣớc và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Vùng cao tƣơng đối bằng và có độ cao tuyệt đối trên 1.000 mét chủ yếu thuộc khu vực xã An Toàn với dạng địa hình đồng bằng bóc mòn lƣợn sóng, bên trong rải rác các đồi sót thoải, độ cao tƣơng đối trên 300 mét và có độ dốc nhỏ. Vùng này đất tốt có pha lẫn đất đỏ bazan vùng Tây Nguyên, thảm thực vật còn khá phong phú, thuận lợi phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày.
- Vùng tƣơng đối cao có độ chênh cao 500-700 mét, độ dốc khá lớn gồm các xã còn lại. Đặc trƣng địa hình chia cắt mạnh, có những dãy núi cao có đỉnh nhọn chạy theo hƣớng Bắc Nam rồi thấp dần xuống thung lũng sông An Lão và sông Xang. Do đặc điểm địa hình và thảm thực vật còn ít nên vùng này quá trình rửa trôi trên mặt diễn ra mạnh.
2.1.3. Tài nguyên đất
Đất chủ yếu hình thành trên 2 loại đá mẹ là granít và gnai đƣợc phân ra thành các nhóm: Đất phù sa diện tích 1.660 ha, chiếm trên 2,5% diện tích tự nhiên, nhóm đất này chủ yếu trồng cây lúa nƣớc và cây công nghiệp ngắn ngày; đất đỏ vàng diện tích 52.000 ha chiếm 76% diện tích tự nhiên; đất mùn vàng trên đá granít 11.000 ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên, thành phần phổ biến là đất thịt nhẹ, đất có phản ứng chua, tầng trên sâu, tầng dƣới đỏ vàng; đất thung lũng diện tích 2.800 ha chiếm gần 4% diện tích tự nhiên.
2.1.4. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyện An Lão trong những năm gần đây đều tăng cụ thể năm 2010 là 47.927 ha; năm 2013 là 50.030 ha; năm 2014 là 50.054 ha; năm 2015 là 51.584 ha; năm 2016 là 54.380 ha; năm 2017 là 56.012 ha.
DIỆN TÍCH RỪNG HUYỆN AN LÃO TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 50.030 50.054 51.584 54.380 56.012 47.000 48.000 49.000 50.000 51.000 52.000 53.000 54.000 55.000 56.000 57.000 2013 2014 2015 2016 2017 Năm Ha Diện tích
Hình 2.1. Diện tích rừng huyện An Lão qua các năm
Năm năm gần đây trung bình trên địa bàn huyện An Lão trồng rừng mới tập trung từ 200 đến trên 600 ha: năm 2014 trồng rừng đƣợc nhiều nhất là 681 ha, năm 2015 trồng rừng đƣợc ít nhất là 217 ha, trong năm 2016 cũng trồng rừng đƣợc 291 ha.
Diện tích đất tự nhiên của huyện An Lão là 69.688 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 60.975 ha (chiếm 87,5% diện tích đất của huyện), trong đó diện tích có rừng là 56.012,0 ha (diện tích rừng tự nhiên là 48.236,9 ha, rừng trồng là 5.815,3 ha, rừng ngoài quy hoạch phân 3 loại rừng 1.959,8 ha), độ che phủ rừng 53,8%.
Diện tích đất rừng huyện An Lão phân theo chức năng: Đất rừng đặc dụng 22.450 ha (chiếm 37,8%); đất rừng phòng hộ 26.308,43 ha (chiếm 44,3%); đất rừng sản xuất 10.596,18 ha (chiếm 17,9%).
Tài nguyên rừng huyện An Lão có hệ sinh thái rừng tự nhiên độc đáo mang tính điển hình của vùng rừng núi thuộc Đông Trƣờng Sơn, Tại đây có Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, huyện An Lão với diện tích 22.545 ha, là nơi cƣ trú của rất nhiều loài đặc hữu của vùng Đông Trƣờng Sơn nhƣ Mang lớn, Vƣợn má hung, Chà vá chân xám... Tài nguyên dƣới tán rừng còn khá phong phú nhƣ: Song, Mây, Sa nhân, mật ong và nhiều loại cây thuốc, hƣơng liệu khác; huyện còn có trên 500 loài thú, 70 loài chim và nhiều loài bò sát.
2.1.5. Đặc điểm khí hậu thủy văn
2.1.5.1. Khí hậu
An Lão là nơi ít nắng nhất trong tỉnh, nhƣng cũng có đƣợc số giờ nắng rất phong phú: 2.200-2.300 giờ trong năm. Tổng lƣợng bức xạ năm khá cao (130-140 Kcal/cm2) và giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều, cán cân bức xạ dƣơng và lớn (80-90 Kcal/cm2/năm) là cơ sở để có nền nhiệt cao và ít biến đổi trong năm.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao và địa hình, phần phía Tây của huyện có địa hình cao hơn nên nhiệt độ luôn thấp hơn phần Đông của huyện và thung lũng sông An Lão. Nhiệt độ trung bình năm 220-250C với tổng nhiệt 7.300-8.0000C. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm biến đổi rõ rệt. Chế độ nhiệt trong năm hình thành hai mùa rõ rệt, Mùa lạnh trung bình dài 121 ngày, mùa nóng 253 ngày.
Do chịu ảnh hƣởng trực tiếp của biển ở phía đông và dãy Trƣờng Sơn ở phía tây nên chế độ mƣa ở huyện An Lão mang tính đặc thù, phân phối không đều theo mùa. Mùa mƣa diễn ra lệch so với chế độ mƣa của cả nƣớc. An Lão là nơi có lƣợng mƣa năm lớn nhất trong tỉnh, đạt bình quân 2.400-3.200 mm/năm. Mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 12 chiếm khoản 70%. Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm 80-90%, cao hơn mức trung bình của các huyện khác trong tỉnh.
Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhƣng do lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm. Vì vậy vấn đề thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cƣ dân.
2.1.5.2. Thủy văn
Quan trọng nhất trên địa bàn huyện là sông An Lão. Đây là phần đầu nguồn của hệ thống sông Lại Giang. Sông An Lão quan trọng nhất của huyện về nhiều mặt, cung cấp lƣợng nƣớc tƣới, nƣớc sinh hoạt, cân bằng sinh thái…
Diện tích lƣu vực sông là 697 Km2, lƣu lƣợng dòng chảy bình quân năm 24 m3/s (với tần suất trung bình là 75%). Phụ lƣu suối của con sông này: Sông Vố, nƣớc Đinh, nƣớc Xáng… có chiều dài đáng kể, tạo nên mật độ lƣới sông dày. Ngoài các suối lớn còn có khá nhiều suối nhỏ, tổng chiều dài các suối nhỏ khoảng 90 Km.
Nhìn chung, sông suối tại huyện An Lão có đặc điểm: ngắn, dốc nên thƣờng chảy xiết vào mùa mƣa, cạn kiệt vào mùa khô, khả năng giữ nƣớc phục vụ sản xuất, sinh hoạt kém.
Lƣợng nƣớc ngầm tuy chƣa có những nghiên cứu cụ thể, nhƣng đối với một số khu vực không thể lấy nƣớc từ nguồn sông, suối thì các giếng đào để lấy nƣớc thƣờng có độ sâu trung bình từ 6-8 mét.