Chỉ tiêu Mô tả Theo dõi gì và theo dõi ở đâu
Có sự thay đổi nhà cung cấp thường xuyên
Thay đổi quá thường xuyên về nhà cung cấp có thể cho thấy vấn đề tiềm ẩn với các khoản thanh toán.
Trao đổi với công ty
Thường xuyên thay đổi quản lý cấp cao
Thường xoay vòng quản lý cấp cao, đặc biệt là CEO, CFO, CRO, có thể cho biết các vấn đề nội bộ trong công ty
Trong báo cáo thường niên và trao đổi với công ty
Thay đổi quyền sở hữu Thay đổi quyền sở hữu hoặc chủ sở hữu chính.
Được công bố và xuất hiện trên phương tiện truyền thông.
Thay đổi lớn về tổ chức
Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức (ví dụ: công ty con, chi nhánh, công ty mới).
Được công bố và xuất hiện trên phương tiện truyền thông.
Nguồn: World Bank, 2016
Điều quan trọng cần lưu ý là các loại và chỉ số được đề xuất được trình bày ở trên mang tính tiêu biểu, phổ biến nhất thường sử dụng. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng nên thực hiện tạo ra một cơ sở dữ liệu nội bộ vững chắc của các chỉ số này và các chỉ số khác cần được sử dụng cho các mục đích cảnh báo nợ sớm. Các chỉ số từ cơ sở dữ liệu phải được kiểm tra lại để tìm ra các chỉ báo có công suất nhận diện cao nhất và các chỉ số nên được kiểm tra ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế(WB, 2016).
Hành động khắc phục
Khi tín hiệu cảnh báo sớm được xác định, dựa trên các tiêu chí được giải thích ở phần trên, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng đề cập đến việc tiếp xúc có vấn đề với nhân viên kế toán phụ trách mối quan hệ của người vay. Nhân viên kế toán sau đó liên lạc với bên vay để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của dấu hiệu. Ở giai đoạn này, người vay được đưa vào “danh sách theo dõi” và được phân loại theo xếp
hạng thấp hơn so với khách hàng “thông thường”. Sau một vài vòng trao đổi với người vay, nhân viên cho vay phối hợp với người quản lý rủi ro nên quyết định những hành động tiếp cần thiết theo là gì. Ngân hàng sẽ xử lý theo hai hướng như sau: duy trì hoạt động phòng ngừa với khách hàng nằm trong danh sách theo dõi và sẽ được đưa ra khỏi danh sách cần phòng ngừa sau một thời gian nếu chất lượng tín dụng của khách hàng tốt trở lại. Ngược lại, khoản nợ ngày càng trở nên rủi ro hơn thì chúng được chuyển qua bộ phận xử lý rủi ro. Ngân hàng nên quyết định và tìm cách triển khai các giải pháp xử lý thích hợp để giảm sự xấu đi của chất lượng tín dụng . Biện pháp khắc phục có thể bao gồm: bổ sung tài sản thế chấp; đánh giá lại chiến lược mô hình kinh doanh của công ty; đảm bảo người đi vay xem xét lại vấn đề quản lý chi phí cho hợp lý và đề xuất các biện pháp có thể để cắt giảm chi phí.
Giám sát và lập kế hoạch giám sát
Sau khi xác định rủi ro tín dụng tăng lên, ngân hàng phải theo dõi tín hiệu nhận được càng sớm càng tốt, và xây dựng kế hoạch xử lý khắc phục để tránh những khó khăn về thanh toán tiềm ẩn. Việc tăng cường tiếp xúc với khách hàng vay là vô cùng quan trọng. Mặc dù nhân viên kế toán là người liên lạc chính với khách hàng nhưng với những khách hàng đang trong danh sách theo dõi của ngân hàng thì nhân viên quản lý nợ có vấn đề sẽ chủ động tham gia vào các quyết định và quy trình xử lý phức tạp hơn. Đối với các khoản vay lớn hơn thì cần được theo dõi chặt chẽ hơn và nhân viên cấp cao, nhân viên quản lý nên tham gia vào quá trình này
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề