6. Cấu trúc luận văn
2.5. Thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu
2.5.1.3. Mô hình tổ chức quản lý nợ có vấn đề
Từ năm 2008, hoạt động quản lý rủi ro được Vietinbank nâng tầm với việc thành lập Khối quản lý rủi ro tách riêng khỏi khối giao dịch trực tiếp và báo cáo lên Ban điều hành, gồm năm phòng ban: Phòng rủi ro tín dụng và đầu tư, Phòng chế độ tín dụng và đầu tư, Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Phòng quản lý nợ có vấn đề, Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ. Việc tách hoạt động quản trị rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh là bước quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý các khoản nợ của ngân hàng
Các khoản nợ có vấn đề do các cán bộ tín dụng và lãnh đạo tại chi nhánh cho vay trực tiếp quản lý nhưng chịu sự giám sát, hỗ trợ của Phòng quản lý nợ có vấn đề, Phòng quản lý rủi ro tại hội sở
Bảng 2.7. Phân công quản lý nợ có vấn đề
Phòng khách hàng Phòng quản lý rủi ro
Xây dựng phương án xử lý nợ nhóm 2, trình người có thẩm quyền phê duyệt. Chuẩn bị hồ sơ, tờ trình đề nghị phê duyệt và trực tiếp thực hiện các biện pháp xử lý nợ trong trường hợp cho vay thêm, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bổ sung TSBĐ của các nhóm nợ đã trình người có thẩm quyền phê duyệt.
Phối hợp với Phòng quản lý nợ có vấn đề thực hiện các biện pháp xử lý nợ: xử lý TSBĐ, đề nghị các cơ quan pháp luật hỗ trợ xử lý thu hồi nợ, khoanh nợ, chuyển nợ thành vốn góp, bán nợ, đề nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn xử lý, XLRR, xoá nợ, trình xét miễn giảm lãi gắn điều kiện thu nợ gốc..
Xây dựng phương án xử lý nợ xấu, nợ xử lý bằng dự phòng rủi ro, nợ Chính phủ xử lý trình người có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với Phòng khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tờ trình đề nghị người có thẩm quyền phê duyệt và làm đầu mối thực hiện các biện pháp xử lý nợ.
Nguồn: Quy định về tổ chức quản lý nợ có vấn đề của Vietinbank
2.5.1.4. Đảm bảo các nguyên tắc về quy trình nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề
Ban hành và phổ biến những quy định trong công tác quản lý nợ có vấn đề:
Để thực hiện tốt công tác quản lý nợ có vấn đề, Vietinbank đã ban hành những quy định và được nêu chi tiết trong Sổ tay tín dụng của ngân hàng (Phụ lục 3) Các cán bộ nhân viên tại chi nhánh Vietinbank BR-VT đã luôn bám sát các chủ trương của Trung ương từ hoạt động nhận biết các khoản vay có vấn đề, các bước thực hiện khi phát hiện khoản vay có vấn đề đến việc đưa ra các biện pháp xử lý và xác định vai trò của từng cấp trong quản lý nợ có vấn đề
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp
Năm 2016, tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu ở mức thấp. Thị trường tài chính quốc tế biến động phức tạp với chính sách tiền tệ trái chiều của các NHTW lớn trên thế giới. Ở trong nước, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai (hạn hán, xâm nhập mặn) cũng như sự cố môi trường biển miền Trung khiến tăng trưởng kinh tế đạt 6,21%, thấp hơn mục tiêu 6,7% đề ra. Là một trong trong những ngân hàng lớn, chủ lực của nề kinh tế Vietinbank đã tích cực triển khai thực hiện các chính sách, chỉ đạo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước trong hoạt động tín dụng góp phần nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng đồng thời cải tiến mô hình kinh doanh, nâng cao năng lực hoạt động góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.
Chi nhánh cũng thực hiện sao sát chủ trương của VietinBank giảm lãi suất cho vay đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và 5 lĩnh vực kinh tế ưu tiên, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn trụ cột của nền kinh tế.
Triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình ưu đãi lãi suất với mức lãi suất cho vay ngắn hạn < 7%/năm, cho vay trung dài hạn < 9%/năm như: Tiếp sức thành công cho DN lớn, SME; Tiếp bước cùng doanh nghiệp XNK; Tuần lễ vàng SME; Đồng hành phát triển cùng KH FDI; Cho vay ưu đãi ngành thương mại phân phối; các chương trình với mức lãi suất thấp, ưu đãi trong khoảng thời gian dài để hỗ trợ các phân khúc/đối tượng khách hàng như chương trình hỗ trợ lãi suất dành riêng cho KHDN siêu vi mô, khách hàng mới, khách hàng vay sản xuất kinh doanh (đặc biệt tại các khu vực trọng điểm về nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ).
Cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi với một số ngành trọng điểm như: Gói sản phẩm dành cho KHDN dệt may, gói sản phẩm cho các bệnh viện, gói sản phẩm dịch vụ cho các đơn vị giáo dục, trường học... kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ và các mức ưu đãi cho các khách hàng trong nhóm ngành đặc thù.
Bên cạnh đó, CN VietinBank BR-VT đặc biệt luôn chủ động trong việc kiểm soát dư nợ tín dụng đối với các ngành/lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời gian cho vay dài như bất động sản và các dự án BOT, BT và thận trọng khi cấp tín dụng với các
phương án, dự án gây tác động lớn đến môi trường, xã hội và phải bảo đảm khách hàng có các biện pháp giảm thiểu tác động của phương án, dự án đến môi trường, xã hội.