Đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 65)

6. Cấu trúc luận văn

2.7. Đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề

2.7.1. Kết quả đạt đƣợc

Chỉ tiêu cấu trúc nợ có vấn đề của chi nhánh cho thấy tỷ trọng nợ xấu chiếm cao nhất trong tổng dư nợ có vấn đề nhưng tỷ lệ này giảm mạnh vào năm 2017.

Chi nhánh luôn theo sát những quy định cơ bản mà Vietinbank đã xây dựng làm cơ sở cho hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống diễn ra thống nhất, an toàn, đúng quy định của NHNN. Chi nhánh cũng cập nhật kịp thời các quy định, ban hành các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại địa phương từng thời kỳ.

Hoạt động kiểm tra, giám sát khoản vay ngày càng được chú trọng và bám sát với quy trình, thủ tục chặt chẽ. Công tác theo dõi các khoản nợ và chủ động phát hiện sớm các khoản nợ có nguy cơ xảy ra rủi ro được các bộ chi nhánh thực hiện nghiêm túc.

Cơ cấu tổ chức quản lý tại chi nhánh tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo phát huy tính chủ động trong việc quản lý, xử lý các khoản nợ có vấn đề. Bên cạnh đó chi nhánh đã áp dụng các biện pháp linh động phù hợp với đặc điểm của từng khoản vay. Chưa có trường hợp xử lý nợ xấu nào mà chi nhánh cần sử dụng đến biện pháp kiện tụng, khởi tố khách hàng trong những vừa qua.

Những cán bộ mới vị trí quan hệ KH/ thẩm định tại chi nhánh đều được tham dự các khoá đào tạo kỹ lưỡng về thực hành thẩm định hồ sơ tín dụng để sẵn sàng cho các yêu cầu công việc trong hệ thống cũng như có điều kiện làm quen với những tình huống bất lợi có thể phát sinh để tập đưa ra các cách thức giải quyết, cách thẩm định trong thực tế. Bên cạnh đó, theo định kỳ tại chi nhánh, toàn bộ cán bộ nhân viên các phòng ban nói chung và cán bộ phòng tín dụng nói riêng đều phải tham gia kỳ thi nghiệp vụ trực tuyến, qua đó đánh giá được chính xác năng lực của từng cán bộ và giúp họ trau dồi thêm được kinh nghiệm cũng như khắc phục được những mặt còn yếu trong công tác thẩm định khách hàng.

Tập thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh có sự đoàn kết cao, các bộ phận có trách nhiệm hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong những năm qua, chi nhánh chưa có hiện tượng lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm sai các quy định, chiếm đoạt, chiếm dụng tài sản của ngân hàng.

Từ việc chỉ tập trung xử lý các khoản nợ quá hạn thanh toán, những năm gần đây chi nhánh đã tích cực tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nợ mang tính chủ động như tư vấn, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, cho vay thêm để giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh cũng như mạnh dạn áp dụng các biện pháp nhận thêm TSBĐ để cấn trừ nợ, miễn giảm lãi... để tháo gỡ khó khăn trong xử lý nợ xấu.

Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro đã theo kịp mức độ rủi ro gia tăng của hoạt động tín dụng trong những năm qua, đảm bảo khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro. Nhờ trích đúng và đủ dự phòng rủi ro nên chi nhánh đã có nguồn xử lý kịp thời các khoản nợ xấu lớn.

2.7.2. Tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân

2.7.2.1. Những hạn chế

Trong việc phòng ngừa nợ có vấn đề

Tình trạng nợ có vấn đề tại một vài PGD ở mức cao và có rủi ro chuyển nợ xấu. Tình trạng nợ có vấn đề tập trung cao ở một số ít các khoản vay lớn, các khoản cho vay trung dài hạn thực hiện dự án đầu tư là chủ yếu. Dư nợ mỗi khoản vay này thường chiếm trên 1% tổng dư nợ nên khả năng gây ra tổn thất cho ngân hàng nếu không được thu hồi là khá lớn..

Nhiều trường hợp nhân viên tín dụng còn chưa nhận biết được hoặc chưa đánh giá được mức độ rủi ro của các dấu hiệu bất thường từ khách hàng dẫn đến việc các khoản nợ có vấn đề chưa được phát hiện kịp thời để quản lý, gây khó khăn trong việc lựa chọn phương án xử lý làm phát sinh thêm nợ xấu. Một vài PGD còn chưa chặt chẽ và lúng túng trong khâu xác định mức độ rủi ro của các khoản vay để áp dụng các biện pháp phù hợp với mỗi tình huống.

Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (EWS) để phát hiện, cảnh báo rủi ro kịp thời và phát triển cấu phần LOS đảm bảo quản lý quá trình đo lường rủi ro, xếp hạng khách hàng, cấp và quản lý tín dụng chặt chẽ, khoa học dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại vẫn chưa được Vietinbank tiến hành triển khai tại các chi nhánh.

Một số PGD do sức ép hạn chế tăng tỷ lệ nợ xấu nên phát sinh việc xử lý nợ mang tính đối phó, không có sự kiên quyết và chưa giải quyết được vấn đề triệt để.

Các biện pháp xử lý thu hồi nợ chủ yếu vẫn là đôn đốc trả nợ, yêu cầu khách hàng tự bán tài sản để trả nợ và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng. Các biện pháp này đều phụ thuộc vào sự hợp tác của khách hàng. Với những trường hợp các khách hàng có thái độ bất hợp tác, cố tình trây ỳ thanh toán khoản nợ làm ngân hàng mất nhiều thời gian xử lý.

Còn một số khoản nợ đã XLRR nhiều năm có TSBĐ đã xử lý nhưng chi nhánh vẫn chưa thu hồi được.

Vẫn còn vài trường hợp ở các PGD thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thẩm định và quản lý hồ sơ vay, tâm lý thụ động trong công tác quản lý nợ có vấn đề và thu hồi nợ xấu.

2.7.2.2. Nguyên nhân

Về nguồn khai thác, quản lý thông tin của ngân hàng

Nguồn thông tin chủ yếu mà nhân viên tín dụng sử dụng trong quá trình thẩm định và quản lý khách hàng là từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, từ website của các cơ quan nhà nước, CIC. Tuy nhiên các nguồn thông tin này vẫn còn nhiều hạn chế:

Các thông tin cơ bản trong CIC chủ yếu là tình hình dư nợ, tình hình thanh toán, tình hình TSBĐ tại các TCTD, báo cáo tài chính doanh nghiệp, lịch sử nợ xấu của khách hàng và đôi khi các dữ liệu này chưa được cập nhật kịp thời, thiếu chính xác, số liệu không đầy đủ, chất lượng phân tích không cao. Hạn chế của CIC hiện nay là cơ sở công nghệ và nguồn nhân lực chưa đủ mạnh để quản lý thông tin, phát triển mảng phân tích chuyên biệt và nguồn thông tin các NHTM cung cấp chưa nghiêm túc, chính xác và kịp thời.

Các số liệu điều tra, thống kê của nhà nước khó tiếp cận, chưa đầy đủ, bất nhất giữa các nguồn khác nhau. Ngân hàng khó khăn trong việc tìm kiếm các số liệu bình quân ngành để làm cơ sở so sánh và đánh giá năng lực khách hàng chính xác và hiệu quả hơn.

Về phía tổ chức đơn vị xử lý nợ có vấn đề của chi nhánh

Tại chi nhánh thì phòng Tổng hợp đảm nhận luôn cả bộ phận quản lý rủi ro của chi nhánh. Mô hình tổ chức hiện tại gây những bất cập trong công tác quản lý nợ có

vấn đề, thu hồi nợ xấu chưa có bộ phân chuyên trách về xử lý nợ có vấn đề tại chi nhánh khiến công việc của bộ phận tổng hợp khá nặng nề và tính chuyên môn hoá chưa cao.

Nhân viên tín dụng tại Vietinbank là người thực hiện toàn bộ các khâu từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu nợ và quản lý hồ sơ khách hàng. Việc tập trung giao cho một người thực hiện toàn bộ các giai đoạn trong quá trình xử lý và quản lý hồ sơ vay dễ dẫn đến thiếu tính chuyên môn hoá ở từng nghiệp vụ cũng như tạo điều kiện tiêu cực trong hoạt động cấp tín dụng phát sinh. Hơn nữa, khối lượng công việc một nhân viên tín dụng đảm nhận khá lớn, phân tán ở nhiều khâu khiến khả năng tập trung cho việc quản lý các khoản nợ có vấn đề của nhân viên tín dụng bị hạn chế.

Về công tác phòng ngừa nợ có vấn đề

Qua các đợt công tác kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp tại một số PGD phát sinh nhiều lỗi tác nghiệp trong đó có vấn đề về việc thiếu biên bản kiểm tra sử dụng vốn. Nhiều cán bộ tín dụng còn chưa thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra sử dụng vốn đúng thời hạn quy định hay kiểm tra định kì tình hình khách hàng trong thời gian vay vốn đối với các khoản vay trung và dài hạn.

Công tác thẩm định TSBĐ chưa được đánh giá chặt chẽ. Nhân viên tín dụng của chi nhánh đảm nhận luôn khâu thẩm định nên có thể bị tác động bởi các yếu tố như áp lực tăng dư nợ tại chi nhánh, tác động từ phía khách hàng. Ngoài ra hiện tại chi nhánh cũng chưa có quy định cụ thể về việc tái thẩm định giá TSBĐ theo định kì để xem xét sự biến động giá trị TSBĐ có đủ đảm bảo cho khoản vay hay không.

Về cơ chế, chính sách

Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý nợ của ngân hàng vẫn còn có sự chồng chéo, thiếu đồng bộ. Việc hiểu và thực thi pháp luật của các cơ quan chính quyền không nhất quán dẫn đến nhiều vướng mắc và rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt về vấn đề quản lý nợ có vấn đề đến nay vẫn chưa có quy định nào ban hành cụ thể.

Việc xử lý nợ của ngân hàng liên quan đến rất nhiều cơ quan chức năng. Tuy nhiên ngân hàng chưa nhận được sự hỗ trợ, phối hợp cần thiết từ cơ quan chức năng. Các cấp chính quyền còn khá cứng nhắc trong giải quyết các nhu cầu của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tác giả đã đánh giá tình hình công tác quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh đồng thời phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý nợ có vấn đề, từ đó chỉ ra được những thành công chi nhánh đạt được và những hạn chế chi nhánh còn vướng phải và nguyên nhân của các hạn chế đó.

CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI

NHÁNH BR-VT

Sau khi chỉ ra được ưu điểm và hạn chế của chi nhánh trong công tác quản lý nợ có vấn đề thì trong chương cuối này, tác giả sẽ nêu lên những định hướng quản lý nợ có vấn đề của chi nhánh trong năm 2018 và đưa ra những giải pháp, ý kiến đề xuất cho chi nhánh và các cấp quản lý vĩ mô nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ có vấn đề.

3.1. Định hƣớng quản lý nợ có vấn đề của Vietinbank CN BR-VT trong năm 2018

Cơ cấu lại danh mục tài sản có rủi ro trên cơ sở hạn mức về tài sản có rủi ro với từng phân khúc khách hàng, ưu tiên tăng trưởng với các khoản tín dụng có hệ số rủi ro thấp và tăng cường các biện pháp bảo đảm đối với các khoản tín dụng. Kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng hạn chế tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản, đầu tư chứng khoán, thoái vốn ngoại ngành mà không đem lại hiệu quả cao

Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính, quản lý chặt chẽ dòng tiền của khách hàng. Chủ động phát hiện các rủi ro thông qua chương trình cảnh báo, không để phát sinh thêm nhóm nợ nhóm 2, nợ xấu.

Tích cực thu hồi các khoản nợ xấu và nợ XLRR, giao nhiệm vụ thu hồi nợ cụ thể cho các phòng. Thường xuyên rà soát tiến độ thực hiện và đánh giá phương án thu hồi để có điều chỉnh phù hợp và thu hồi nợ có kết quả

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại chi nhánh trên cơ sở hoàn thiện cơ cấu tổ chức, gắn kết chiến lược rủi ro với chiến lược kinh doanh, ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng một cách hiệu quả (Hội nghị tổng kết năm 2017).

3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nợ có vấn đề 3.2.1. Đối với Vietinbank chi nhánh BR-VT

Theo dõi chặt chẽ các khoản vay của khách hàng, quản lý nguồn thu và lợi nhuận của khách hàng qua tài khoản mở tại chi nhánh

Ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ được nguồn thu, nguồn lợi nhuận của khách hàng bằng cách đề nghị khách hàng chuyển những nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dự án đầu tư về tài khoản mở tại chi nhánh. Việc này có thể được chi nhánh đưa vào điều khoản bắt buộc của hợp đồng tín dụng. Kiểm soát tốt được dòng tiền của khách hàng vay sẽ giúp chi nhánh kịp thời nhận ra những dấu hiệu bất ổn trong nguồn thu của khách hàng và sẽ kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay

Vẫn còn tình trạng thiếu kiểm tra, kiểm tra sơ sài, hình thức xảy ra nên chi nhánh cần khắc phục bằng cách áp dụng các biện pháp như:

- Đưa ra những biện pháp chế tài, xử lý nghiêm với các trường hợp cán bộ tín dụng không tuân thủ đúng quy định

- Chuẩn hoá biểu mẫu biên bản kiểm tra sau khi cho vay đối với từng nhóm đối tượng khách hàng hoặc mục đích vay vốn cụ thể để hạn chế việc kiểm tra qua loa, cho có hình thức của cán bộ tín dụng. Đồng thời yêu cầu cán bộ tín dụng phải trình kèm hồ sơ kiểm tra sau khi cho vay, nhật kí theo dõi khách hàng mỗi lần giải ngân các khoản vay hạn mức tín dụng, đầu tư dự án.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác kiểm tra sau cho vay: có thể xây dựng phần mềm theo dõi việc thực hiện kiểm tra sau khi cho vay, tích hợp vào phần hồ sơ thông tin khách hàng vay vốn trên hệ thống corebanking

- Đưa các chương trình học về kiểm soát sau cho vay vào khoá đào tạo của chi nhánh cho cán bộ tín dụng để trau dồi và nâng cao khả năng nghiệp vụ tốt hơn

Nâng cao năng lực khai thác, xử lý thông tin để cho vay có hiệu quả và nhận diện kịp thời các khoản nợ có vấn đề

Tăng cường khai thác thêm những thông tin về dự báo kinh tế vĩ mô, khuynh hướng phát triển của ngành, vùng, địa phương, các nguồn thông tin đại chúng qua việc duy trì hợp tác và trao đổi thường xuyên với các TCTD khác, khách hàng, cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp.

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng nội bộ phân theo các ngành, lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các ngành đặc thù, trọng yếu tại địa phương như công nghiệp chế biến, nuôi trồng, xuất khẩu thuỷ hải sản, dệt may.

Đầu tư cơ sở vật chất, chi phí, nhân lực cho hoạt động khai thác thông tin như chi nhánh có thể kí kết văn bản thoả thuận để thu thập thông tin ngoài ngành từ các trung tâm thông tin của các Bộ, ngành.

Đẩy mạnh kiểm soát an toàn mạng và an toàn thông tin điện tử, bảo đảm các thông tin của khách hàng luôn được lưu trữ đầy đủ và chính xác trong giai đoạn hệ thống corebanking mới được triển khai trong năm 2017.

Theo dõi chặt chẽ biến động số dư trên các tài khoản thanh toán hoặc tiết kiệm của khách hàng để phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro từ khách hàng.

Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nợ có vấn đề

Xây dựng danh mục tín dụng cho toàn chi nhánh: Phát huy tích cực vai trò của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)