Các kiểu mô hình quản lý rủi ro tín dụng phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 36)

Kiểu mô hình

Quản lý rủi ro tín dụng phân tán

Quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Đặc điểm

Là cách thức quản lý rủi ro dựa trên nguyên tắc phân quyền quyết định cho các cơ sở. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ ba chức năng (quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp) và chịu trách nhiệm với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay

Là cách thức tổ chức quản lý rủi ro dựa trên nguyên tắc tập trung tại một bộ phận trong đó quyền quyết định tập trung ở trung ương

Ƣu điểm

Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ Phù hợp với ngân hàng quy mô nhỏ, nhiều chi nhánh

Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên toàn chi nhánh.

Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực giám sát rủi ro.

Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

Nhƣợc điểm

Nhiều công việc tập trung hết một nơi, không có sự chuyên môn hoá Việc quản lý hoạt động tín dụng theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc thông qua chính sách tín dụng. Vì thế hoạt động kiểm soát và quản

Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.

Để áp dụng tốt mô hình này cần có các yếu tố hỗ trợ về công nghệ, hệ thống thông tin quản lý

lý rủi ro của cả hệ thống kém hiệu quả hơn

toàn diện, đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro có bề dày kinh nghiệm.

Nguồn: World Bank, 2016

Thành lập công ty xử lý nợ xấu

Một số ngân hàng có thể chọn cách thức chuyển giao nợ xấu, cùng với tất cả các nhân viên hỗ trợ có liên quan, thành một pháp nhân riêng biệt. Cách giải quyết này có lợi thế là loại bỏ nợ xấu từ bảng cân đối kế toán khôi phục niềm tin của nhà đầu tư và người gửi tiền. Nó cho phép ban quản lý ngân hàng tập trung vào việc phục hồi khả năng sinh lời thông qua các món cho vay mới và tối đa hóa giá trị tài sản xấu thông qua quá trình quản lý chuyên nghiệp, tập trung. Công ty này phải là một pháp nhân riêng biệt về mặt pháp lý từ ngân hàng để tránh hợp nhất trong các báo cáo tài chính của ngân hàng.

Các khoản nợ xấu phải được ghi thành giá trị thị trường trước khi chuyển sang công ty quản lý nợ xấu. Điều này làm cho các khoản lỗ trên bảng cân đối của ngân hàng có nhu cầu tăng thêm vốn mới. Các công ty này cũng cần kinh phí riêng, cơ cấu tổ chức riêng biệt và hệ thống CNTT và cần phải nỗ lực gấp đôi để tuân thủ các yêu cầu quy định. Do đó, thành lập công ty xử lý nợ nên được coi là biện pháp cuối cùng, chỉ được xem xét khi quy mô danh mục nợ xấu rất lớn so với bảng cân đối kế toán của ngân hàng hoặc các biện pháp khác để xử lý nợ xấu “nội bộ” đã được xác định là không hiệu quả .

Đội ngũ cán bộ đơn vị xử lý rủi ro

Các nhân viên quản lý của bộ phận xử lý rủi ro, các ban lãnh đạo và nhân viên xử lý rủi ro đòi hỏi phải có chuyên môn và trình độ cao về việc đưa ra các giải pháp xử lý nợ xấu. Mục tiêu chính của các khoá đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên bộ phận xử lý rủi ro này bao gồm: đánh giá thích hợp triển vọng kinh doanh và dự báo; dòng tiền hoạt động và định giá tài sản thế chấp; phân tích dòng tiền chiết khấu; phương pháp giải quyết thích hợp.

Các nhân viên xử lý nợ thành công phải có kỹ năng phân tích tốt, chịu được thử thách và hoàn thành công việc dưới môi trường áp lực cao. Họ cần có kỹ năng đàm phán mạnh mẽ và thấy thoải mái ngay cả khi họ không được bảo đảm về sự an toàn và

gặp trường hợp bị đe dọa bởi người vay. Không phải tất cả cán bộ cho vay nào có trình độ kỹ năng cũng như tính cách phù hợp với công việc này, họ có thể không làm tốt những công việc tại bộ phận xử lý nợ bằng công việc cho vay tại bộ phận tín dụng. Trong trường hợp này, ban quản lý phải sẵn sàng chuyển nhân viên trở lại đơn vị ban đầu của mình hoặc cho phép họ rời khỏi bộ phận xử lý nợ.

1.2.3.3. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả đối với quá trình xử lý nợ có vấn đề

Hỗ trợ về pháp lý

Phát triển một đội ngũ pháp lý nội bộ để hỗ trợ các đơn vị xử lý rủi ro không hẳn là tất cả các công việc pháp lý phải được thực hiện nội bộ mà trong những trường hợp nhất định chúng được khuyên nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý bên. Các tiêu chuẩn thường xác định cần dùng đến các dịch vụ bên ngoài là: (i) sự liên quan của vụ việc, sẽ được xác định bởi số lượng tài sản thế chấp; (ii) sự phức tạp của vụ kiện, chủ yếu là các trường hợp về phá sản; (iii) nguồn lực sẵn có, với một số trường hợp đòi hỏi phải phân bổ nguồn lực chuyên sâu trong một khoảng thời gian ngắn mà ngân hàng không thể đối phó.

Hỗ trợ từ các yếu tố về công nghệ và kỹ thuật

Để quản lý thành công danh mục nợ có có vấn đề đòi hỏi một cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạnh (MIS), tập trung lưu trữ tất cả thông tin nợ xấu có liên quan trong hệ thống CNTT an toàn. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tối thiểu phải cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào tất cả các thông tin và tài liệu liên quan, đồng thời phải xử lý hiệu quả, giám sát hoạt động xử lý nợ xấu, phân tích đánh giá và đo lường nợ xấu và khách hàng vay có liên quan.

Việc triển khai và duy trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững mạnh đòi hỏi việc cam kết đáng kể từ ban quản lý để thực thi các thủ tục và chính sách đó nhằm đảm bảo tất cả các dữ liệu đều hoàn chỉnh và được cập nhật. Xác định tầm quan trọng của chức năng này hàng năm, ngân hàng nên thực hiện đánh giá về tính đầy đủ của hệ thống, bao gồm cả chất lượng dữ liệu. Việc đánh giá này có thể được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng (nếu đủ điều kiện) hoặc kiểm toán viên bên ngoài hoặc các chuyên gia MIS khác có trình độ chuyên môn cao.

Các văn bản hướng dẫn nên bao gồm mô tả về các chính sách thể chế dưới đây và có thể được áp dụng trong các tình huống xử lý khác nhau:

- Chính sách về phòng ngừa và phân loại nợ xấu - Chính sách về tái cơ cấu nợ vay

- Chính sách về thu hồi nợ

- Chính sách miễn giảm hoặc xoá nợ - Chính sách về định giá tài sản bảo đảm - Chính sách về dịch vụ xử lý nợ bên ngoài

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề 1.3.1. Sự thay đổi trong cơ cấu các nhóm nợ trong nợ có vấn đề 1.3.1. Sự thay đổi trong cơ cấu các nhóm nợ trong nợ có vấn đề

Nợ có vấn đề trong ngân hàng phân theo các nhóm 3, 4, 5 dựa vào mức độ rủi ro của khoản vay và từ đó ngân hàng đưa ra các mức trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ có vấn đề. Đối với từng khoản nợ có vấn đề tuỳ vào mức độ rủi ro mà ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác nhau. Khi một khoản nợ mà ngân hàng xử lý được và khoản nợ đó trên thực tế chuyển được từ nợ có khả năng mất vốn xuống nhóm thấp hơn, rủi ro thấp hơn thì cho thấy rằng phương thức phòng ngừa nợ có vấn đề mà ngân hàng đang áp dụng thực sự mang lại hiệu quả. Ngược lại, khi khoản nợ càng tăng theo nhóm, càng đáng ngại về mức độ rủi ro thì cách thức ngân hàng đang thực hiện để phòng ngừa nợ có vấn đề không đem lại hiệu quả và ngân hàng cần xem xét đến các giải pháp khác để các khoản nợ có vấn đề đó ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. (Trần Huy Hoàng, 2011).

1.3.2. Mức giảm tỷ lệ nợ có vấn đề

Tỷ lệ nợ có vấn đề được tính bằng Nợ có vấn đề/Tổng dư nợ. Theo như lý thuyết thì khi tỉ lệ này giảm xuống có nghĩa là nợ có vấn đề của ngân hàng cũng giảm, hay nói cách khác các phương pháp phòng ngừa nợ có vấn đề của ngân hàng là có hiệu quả và phát huy tác dụng. Thực tế điều này chỉ đúng khi tổng dư nợ của ngân hàng là không tăng, có tăng nhưng ít hơn so với mức giảm của nợ có vấn đề. Còn trong trường hợp tổng dư nợ của ngân hàng tăng mà tỷ lệ nợ có vấn đề theo đó giảm theo thì mức đánh giá này không đảm bảo chính xác.

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, trong một số trường hợp nào đó thì tỷ lệ nợ có vấn đề giảm xuống theo hướng tích cực sẽ đánh giá được tác dụng của các biện pháp

phòng ngừa nợ có vấn đề mà ngân hàng đang áp dụng, là tiền đề để ngân hàng tập trung các nguồn lực nhằm phát triển cấc mục tiêu kinh doanh (Trần Huy Hoàng, 2011).

1.3.3. Mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ này giảm đi tức là ngân hàng đã thu hồi được những khoản nợ có vấn đề đã đưa ra ngoại bảng, giảm được phần nào tổn thất. Còn ngược lại, khi tỷ lệ này càng gia tăng, nghĩa là càng nhiều những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu, xem như việc xử lý nợ có vấn đề của ngân hàng đang gặp khó khăn và ngân hàng cần xem xét phân bổ nguồn lực để xử lý ngay. Tuy nhiên, việc đánh giá bằng tiêu chí này cũng mang tính tương đối, để có cái nhìn chính xác cần phải theo tình hình thực tế (Trần Huy Hoàng, 2011).

1.3.4. Tỷ lệ các khoản nợ có vấn đề đã thu hồi đƣợc/Tổng dƣ nợ có vấn đề

Thu hồi nợ có vấn đề là mục tiêu mà các ngân hàng đều hướng đến trong công tác xử lý nợ có vấn đề. Khi một khoản nợ có vấn đề mà ngân hàng thu hồi được nghĩa là các biện pháp xử lý mà ngân hàng đang áp dụng có hiệu quả và dựa trên sự hợp tác tốt giữa ngân hàng và khách hàng. Nợ có vấn đề thu hồi được kéo theo tỷ lệ Các khoản nợ có vấn đề đã thu hồi được/Tổng dư nợ có vấn đề giảm xuống. Trường hợp ngược lại, tỷ lệ này tăng lên chứng tỏ các cách thức ngân hàng sử dụng để xử lý nợ có vấn đề không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, cách đánh giá này cũng mang tính tương đối trong điều kiện tổng dư nợ không đổi hoặc tăng chậm hơn so với mức thu hồi nợ có vấn đề và cần phải theo tình hình thực tế để đánh giá được hiệu quả trong cách thức xử lý nợ có vấn đề của ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011).

1.3.5. Tỷ lệ Các khoản nợ đã tái cấu trúc/ Tổng dƣ nợ có vấn đề

Tái cấu trúc là một hình thức mà ngân hàng có thể áp dụng để xử lý nợ xấu. Các hình thức tái cấu trúc ngân hàng có thể áp dụng như gia hạn thời gian trả nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả gốc, lãi. Việc tái cấu trúc các khoản nợ có thể sẽ đưa ra một khoản nợ xấu về nhóm nợ bình thường, giảm đi một khoản nợ xấu. Khi áp dụng biện pháp này ngân hàng phải căn cứ vào thiện chí hợp tác của khách hàng, tính khả thi của phương án trả nợ, nguồn trả nợ sau khi tái cấu trúc. Tỷ lệ Các khoản nợ đã tái cấu trúc/ Tổng dư nợ có vấn đề tăng tức là càng nhiều khoản nợ xấu được ngân hàng chuyển nhóm nợ, đồng nghĩa với phương pháp xử lý nợ mà ngân hàng áp dụng là hiệu

quả và ngược lại. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này cũng mang tính chất tương đối và chỉ được dùng trong điều kiện cụ thể nhất định (Trần Huy Hoàng, 2011).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương đầu tiên, tác giả đã hệ thống hóa lý luận tổng quan về nợ có vấn đề và tiến trình quản lý nợ có vấn đề bao gồm các khâu như nhận diện, phòng ngừa các khoản nợ có vấn đề; xây dựng chiến lược giải quyết nợ có vấn đề và khâu thực hiện các biện pháp xử lý nợ có vấn đề phát sinh. Đồng thời giới thiệu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ có vấn đề dựa trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nợ có vấn đề hơn.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Chương 2 đưa ra giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank BR-VT và đánh giá tình hình cho vay cũng như chất lượng dư nợ tại chi nhánh. Tiếp theo đó sẽ phân tích đến thực trạng quản lý nợ có vấn đề và đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề dựa trên các chỉ tiêu đã được nêu trong chương trước.

2.1. Tổng quan về Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu (Vietinbank Bà Rịa- Vũng Tàu) tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập theo quyết định số 139/QĐ-NH ngày 30/08/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Từ quy mô nhỏ những ngày đầu thành lập với 5 PGD sau gần 27 năm hoạt động Vietinbank BR-VT đã phát triển mạng lưới lên 12 PGD với hơn 170 cán bộ nhân viên. Nằm trong nhóm bốn ngân hàng hàng đầu tại địa bàn, Vietinbank BR-VT đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định. Đến thời điểm 31/12/2017 thị phần huy động vốn chi nhánh đạt 7.56%, thị phần dư nợ đạt 5.1% thị phần toàn địa bàn.

Bên cạnh đó, với giá trị cốt lõi “hướng đến khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng. Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của chi nhánh với tốc độ nhanh chóng. Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, chi nhánh BR- VT đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng, luôn đi đầu địa bàn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến cho sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành.

Sơ đồ 1.3. Bộ máy tổ chức Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu

Nguồn: Tài liệu nội bộ Vietinbank Bà Rịa-Vũng Tàu

NC và PTTT Tư vấn tài chính Tín dụng Tác nghiệp Quản lý nợ Giám Đốc Chi nhánh Phó Giám Đốc KHDN Phòng KHDN PGD loại 1 Phó Giám Đốc Bán lẻ Phòng Bán lẻ PGD loại 2 Phòng Kế toán Phòng Tiền tệ và Kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tổng hợp Tổ thông tin điện toán Phó Giám Đốc Vận hành

Bộ máy tổ chức của Vietinbank CN BR-VT được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của chi nhánh. Ban Giám đốc của chi nhánh Vietinbank BR-VT gồm Giám đốc và 3 Phó giám đốc. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)