Nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả đối với quá trình xử lý nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 40)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Quản lý nợ có vấn đề tại NHTM

1.2.3.3. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả đối với quá trình xử lý nợ

Hỗ trợ về pháp lý

Phát triển một đội ngũ pháp lý nội bộ để hỗ trợ các đơn vị xử lý rủi ro không hẳn là tất cả các công việc pháp lý phải được thực hiện nội bộ mà trong những trường hợp nhất định chúng được khuyên nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý bên. Các tiêu chuẩn thường xác định cần dùng đến các dịch vụ bên ngoài là: (i) sự liên quan của vụ việc, sẽ được xác định bởi số lượng tài sản thế chấp; (ii) sự phức tạp của vụ kiện, chủ yếu là các trường hợp về phá sản; (iii) nguồn lực sẵn có, với một số trường hợp đòi hỏi phải phân bổ nguồn lực chuyên sâu trong một khoảng thời gian ngắn mà ngân hàng không thể đối phó.

Hỗ trợ từ các yếu tố về công nghệ và kỹ thuật

Để quản lý thành công danh mục nợ có có vấn đề đòi hỏi một cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạnh (MIS), tập trung lưu trữ tất cả thông tin nợ xấu có liên quan trong hệ thống CNTT an toàn. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tối thiểu phải cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào tất cả các thông tin và tài liệu liên quan, đồng thời phải xử lý hiệu quả, giám sát hoạt động xử lý nợ xấu, phân tích đánh giá và đo lường nợ xấu và khách hàng vay có liên quan.

Việc triển khai và duy trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững mạnh đòi hỏi việc cam kết đáng kể từ ban quản lý để thực thi các thủ tục và chính sách đó nhằm đảm bảo tất cả các dữ liệu đều hoàn chỉnh và được cập nhật. Xác định tầm quan trọng của chức năng này hàng năm, ngân hàng nên thực hiện đánh giá về tính đầy đủ của hệ thống, bao gồm cả chất lượng dữ liệu. Việc đánh giá này có thể được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng (nếu đủ điều kiện) hoặc kiểm toán viên bên ngoài hoặc các chuyên gia MIS khác có trình độ chuyên môn cao.

Các văn bản hướng dẫn nên bao gồm mô tả về các chính sách thể chế dưới đây và có thể được áp dụng trong các tình huống xử lý khác nhau:

- Chính sách về phòng ngừa và phân loại nợ xấu - Chính sách về tái cơ cấu nợ vay

- Chính sách về thu hồi nợ

- Chính sách miễn giảm hoặc xoá nợ - Chính sách về định giá tài sản bảo đảm - Chính sách về dịch vụ xử lý nợ bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)