Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 75 - 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3.4. Đối với Chính phủ

Các giải pháp hỗ trợ trong việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu trong hoạt động NHTM mà chính phủ có thể thực hiện như:

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng như những hoạt động liên quan tới công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và chuyển nhượng bất động sản hay các thủ tục liên quan đến phá sản,…. Khuôn khổ pháp lý càng đồng bộ, rõ ràng thì quá trình giải quyết vấn đề liên quan đến nợ xấu càng nhanh chóng và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh nợ xấu

Hoàn thiện cơ chế pháp chế trong việc xử lý TSBĐ. Đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về bảo đảm tiền vay. Đặc biệt với hình thức bảo đảm tiền vay bằng quyền sử dụng đất, bất động sản, Chính phủ cần có các quy định cụ thể, tạo khuôn khổ pháp lý cho các ngân hàng có thể chủ động phát mãi tài sản và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng.

Hoàn thiện và hình thành thị trường mua bán nợ: Đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn Nghị định về thị trường mua bán nợ theo hướng gỡ bỏ tối đa các rào cản, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân có thể tham gia vào thị trường mua bán nợ. Đồng thời cần xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động mua bán nợ xấu nhằm gia tăng nguồn vốn nước ngoài trên thị trường mua bán nợ. Quan trọng hơn, đến năm 2018 Chính phủ cần xây dựng tạo lập một thị trường mua bán nợ với đầy đủ các tiêu chuẩn đồng bộ, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Cần miễn hoặc giảm các loại thuế cho các hoạt động mua bán nợ để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường mua bán nợ. Việc này sẽ làm giảm tổn thất về nợ

xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ, đồng thời cũng sẽ không làm tốn kém ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, Chính phủ có thể giảm thuế GTGT trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn hiện nay như nông- lâm- thuỷ sản, công nghiệp- xây dựng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những hạn chế trong hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh được chỉ ra trong chương trước, chương 3 tác giả đã đưa những khuyến nghị và giải pháp đề xuất cho chi nhánh, NHNN, Chính phủ ... nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động quản lý nợ có vấn đề.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện mục đích của khoá luận về đánh giá công tác quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR, khoá luận đã thực hiện được những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, hoạt động tín dụng có vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do đó, công tác quản lý các khoản nợ có vấn đề là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, phải đi đôi với hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong chương đầu tiên, tác giả đã hệ thống hóa lý luận tổng quan về nợ có vấn đề và công tác quản lý nợ có vấn đề từ khâu nhận diện và phòng ngừa các khoản nợ có vấn đề cho đến khâu đưa ra các biện pháp xử lý nợ có vấn đề phát sinh. Đồng thời đưa ra các chỉ tiêu đo lường nợ có vấn đề cũng như cơ sở để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ có vấn đề để ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp.

Thứ hai, nội dung chương tiếp theo đi vào đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh trong giai đoạn 2015-2017. Vượt qua được giai đoạn kinh tế khó khăn những năm gần đây VietinbankbBR-VT đã hoàn thành nhiệm vụ tăng trưởng tín dụng an toàn và thực hiện tốt việc quản lý nợ có vấn đề, duy trì được mức nợ xấu dưới 1% qua các năm. Điều này thể hiện được sự phát triển tích cực của chi nhánh về mô hình tổ chức, quản trị điều hành. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm

đang có, chi nhánh vẫn không khỏi còn có những thiếu sót và bất cập trong hoạt động quản lý nợ có vấn đề. Trong chương 2 tác giả đã đưa ra những đánh giá về thực trạng phòng ngừa, xử lý nợ có vấn đề và nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế chi nhánh còn vướng mắc. Từ đó làm cơ sở để đề xuất những kiến nghị, giải pháp cho nội dung chương tiếp theo.

Trên cơ sở phân tích thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ có vấn đề của Vietinbank chi nhánh BR-VT trong chương 2, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh nói riêng và các TCTD nói chung. Đồng thời tác giả cũng có những ý kiến đề xuất riêng đối với Chính phủ và NHNN trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các TCTD tiến tới mục tiêu phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng bền vững, lớn mạnh, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Basel Committee on Banking Supervision. 2002.

2) Hoàng, Trần Huy. Quản trị ngân hàng thương mại. TP.HCM: NXB Lao động, 2011.

3) Hội nghị tổng kết năm 2017. Vietinbank chi nhánh Bà Rịa- Vũng Tàu, không

ngày tháng.

4) M.Onich, Tommy. “Problem loans: Early detection for lenders.” Commercial lending review, May-June 2010.

5) Nguyễn Thị Phương Lan, Nguyễn Hạnh Phúc. “Giải pháp xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam.” Tạp chí khoa học và đào

tạo ngân hàng số 2, 2003.

6) Peter Walton, Axel Haller, Bernard Raffournier. International Accounting.

7) Sáu, Bùi Khắc Hoài Phương và Dương Thị Ngọc. “Xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam qua công ty quản lý tài sản.” Tạp chí Công nghệ ngân hàng,

số 96, 3/2014.

8) T.H.Donaldson. How to handle problem loans. Palgrave Macmillan UK, 1986.

9) WB. Handbook for Effective Management and Workout of MSME NPLs.

European Central Bank, September 2016.

10) Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ( giai đoạn 2015-2017), Chi nhánh Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu

11) Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

12) Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/1017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

13) Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc phân loại no, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

14) Tài liệu nội bộ Vietinbank Bà Rịa - Vũng Tàu

15) Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ

16) Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

17) Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

18) Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Xếp loại quy mô doanh nghiệp

Điểm Quy mô Ghi chú

Từ 70 – 100 điểm Loại 1 Lớn

Từ 30 – 69 điểm Loại 2 Vừa

Dưới 30 điểm Loại 3 Nhỏ

Phụ lục 2: Đánh giá rủi ro theo kết quả xếp hạng

Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro

AA+: Loại tối ưu Tình hình tài chính lành mạnh Khả năng sinh lời tốt

Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định Năng lực quản lý cao

Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước tác động của môi trường kinh doanh

Đạo đức tín dụng cao

Thấp nhất

AA: Loại ưu Tình hình tài chính lành mạnh Khả năng sinh lời tốt

Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định Quản lý tốt

Triển vọng phát triển lâu dài Đạo đức tín dụng tốt

Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+

AA-: Loại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định nhưng có những hạn chế nhất định

Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA

Quản trị tốt

Triển vọng phát triển tốt

Đạo đức tín dụng tốt

BB+: Loại khá Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính cả năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh

Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong thời gian ngắn

Trung bình

BB: Loại trung bình khá

Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn

Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và từ nền kinh tế nói chung.

Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được bảo đảm hơn khách hàng loại BB+

BB-: Loại trung bình

Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ

Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải thiện CC+: Loại dưới

trung bình

Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang cố gắng duy trì khả năng sinh lời

Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động

Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác xuất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy

Năng lực quản lý kém cơ mất vốn trong ngắn hạn

CC: Loại yếu Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày)

Hiệu quả hoạt động thấp Năng lực quản lý kém Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn CC-: Loại kém Năng lực tài chính yếu kém, đã có

nợ quá hạn

Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi Năng lực quản lý kém

Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay

C: Loại rất kém Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém

Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay

Phụ lục 3: Quy trình quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank

Bƣớc 1: Phân loại nợ - Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề

- Thực hiện nghiêm túc công tác phân loại nợ, kiểm tra khách hàng thường xuyên để phát hiện nhanh chóng những dấu hiện nợ có vấn đề

Bƣớc 2: Kiểm tra hồ sơ khoản nợ có vấn đề

- Ngay khi phát hiện dấu hiện khoản nợ có vấn đề, CBTD phải lập tức thực hiện kiểm tra hồ sơ khoản nợ để chắc chắn rằng:

+ Hồ sơ khoản vay mà ngân hàng lưu phải là cập nhật, đầy đủ, nguyên vẹn và lưu giữ đúng cách thức.

+ Tất cả giấy tờ liên quan đến TSBĐ là hoàn chỉnh và đầy đủ tính pháp lý

Bƣớc 3: Định giá lại TSBĐ

- Chi nhánh Vietinbank cho vay tiến hành định giá lại TSBĐ theo quy trình nhận cầm cố, thế chấp tài sản, quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Vietinbank, CBTD cũng phải xem xét khả năng bổ sung TSBĐ, trình lãnh đạo phòng nếu giá trị TSBĐ suy giảm.

Bƣớc 4: Gặp gỡ, làm việc với khách hàng

- Tuỳ trình độ, tính cách của khách hàng và năng lực của cán bộ, Vietinbank có thể cử riêng CBTD hoặc lãnh đạo phòng QHKH, phòng Quản lý rủi ro/quản lý nợ có vấn đề để trực tiếp gặp gỡ, thảo luận với khách hàng. Các yêu cầu:

+ Phải có chương trình làm việc cụ thể

+ Nếu cần thiết cần có ít nhất 2 người (CBTD và lãnh đạo ngân hàng) tham gia làm việc và thẩm tra lại những gì bên vay nói.

+ Không được làm việc một mình (không thông báo, không báo cáo với lãnh đạo)

+ Không được chần chừ, thụ động để tình cảm lấn át lý trí

+ Không thông đồng với khách hàng đưa ra những báo cáo không trung thực Sau buổi làm việc, CBTD lập báo cáo kết quả, đề xuất biện pháp xử lý trình lãnh đạo.

- Tuỳ các khoản vay mà Phòng khách hàng chi nhánh hoặc Phòng quản lý nợ có vấn đề/Phòng quản lý rủi ro sẽ xây dựng phương án xử lý nợ có vấn đề trình người phê duyệt. Nội dung phương án xử lý nợ gồm có:

+ Phân tích tình hình SXKD, tài chính của khách hàng; thực trạng khoản nợ, nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề, TSBĐ.

+ Các biện pháp xử lý nợ và cách thức thực hiện, thời gian tiến độ thực hiện + Mức độ khắc phục, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, khả năng thu hồi nợ.

Bƣớc 6: Thực hiện phƣơng án xử lý nợ

- Sau khi phương án xử lý nợ được phê duyệt, cán bộ ngân hàng phải thực hiện các công việc sau:

+ Cán bộ ngân hàng gặp gỡ khách hàng trao đổi, thống nhất về tiến độ thực hiện, số tiền trả nợ cụ thể. Trường hợp hai bên không thể thống nhất, cán bộ ngân hàng cần báo cáo với Người có thẩm quyền để xem xét điều chỉnh hoặc thay đổi lại phương án

+ Để hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch, CBTD cần tư vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn nhất thời trong kinh doanh do cách điều hành, chiến lược kinh doanh chưa phù hợp, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trường, mô hình không còn thích hợp.

+ CBTD phải theo dõi tình hình SXKD, tài chính hằng tháng của khách hàng, đặc biệt lưu ý về tình hình tồn kho, công nợ, doanh thu bán hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)