Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 47)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 Tỷ trọng (%) 2016 Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng 2016/2015 2017 Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng 2017/2016 KHDN 1316 54.09% 1842 56.04% 39.97% 2301 61.43% 24.92% KHDN lớn 587 24.13% 653 19.87% 11.24% 909 24.27% 39.20% KHDN SME 496 20.39% 530 16.12% 6.85% 667 17.81% 25.85% KH FDI 233 9.58% 659 20.05% 182.83% 725 19.35% 10.02% KH Bán lẻ 1117 45.91% 1445 43.96% 29.36% 1445 38.57% 0.00% Tổng dƣ nợ 2433 100% 3287 100% 35.10% 3746 100% 13.96%

Nguồn: Số liệu tại phòng Tổng hợp của chi nhánh

Dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm đều trong đó dư nợ cho vay KHDN chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên từ năm 2016 chi nhánh đã chú trọng khai thác và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn đối với phân khúc KH FDI, trong khi dư nợ KHDN lớn và KHDN SME lại giảm so với năm 2015. Qua năm 2017 thì công tác tín dụng của chi nhánh mới có sự phục hồi và tăng trưởng ở hai phân khúc KHDN lớn và KHDN SME trong khi đó dư nợ Bán lẻ lại có dấu hiệu không tăng trưởng so với năm 2016.

Ngoài ra, năm 2016 cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo đúng định hướng chiến lược Vietinbank đã đề ra, hướng tới việc xây dựng thương hiệu số 1 trong hoạt động Bán lẻ, tăng trưởng đột phá ở phân khúc tiềm năng là KHDN FDI bên cạnh việc giữ vững thị phần đối với đối tượng KHDN lớn và KH SME. Năm 2017, Chi nhánh cũng đi đầu trong việc thực hiện chính sách, chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, NHNN về giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính Ngân hàng.

2.4. Tình hình nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu Nợ có vấn đề

Trong giai đoạn 2015-2017, chi nhánh đã nổ lực bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Vietinbank và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương để thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, đặc biệt là việc tích cực áp dụng các biện pháp

kiểm soát rủi ro, tăng cường công tác truyền thông nội bộ góp phần hiệu quả trong việc nâng cao ý thức tuân thủ và nhận thức quản trị rủi ro của toàn chi nhánh.

Bảng 2.2. Tổng hợp nợ có vấn đề tại chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1. Nợ nội bảng

Nợ nhóm 1 đã cơ cấu theo QĐ của NHNN 0.540 1.954 2.685

Nợ Nhóm 2 7.747 6.048 23.516

Nợ xấu 11.766 14.047 17.055

Tổng cộng 19.513 22.049 43.256

Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.80% 0.67% 1.15%

2. Nợ ngoại bảng

Nợ đã được XLRR chưa thu hồi được 9.21 9.83 10.42

Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp

Qua bảng thống kê trên, nhìn chung tỷ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ qua các năm đều ở dưới mức 2%. Tuy nhiên cùng với việc tăng trưởng dư nợ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách hàng tại địa bàn tăng cao trong thời gian qua thì nợ xấu cũng tăng không thể tránh được do một số nguyên nhân khách quan về biến động môi trường kinh doanh cũng như những khó khăn nhất định trong các ngành, đặc biệt là ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nợ nhóm 1 có vấn đề - nợ đã cơ cấu thời hạn trả nợ đang ở nhóm 1

Một phần quan trọng của nợ có vấn đề đó là các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng có dấu hiệu không thể thu hồi được đúng kỳ hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Việc đánh giá khách hàng có khả năng trở nợ đúng hạn hay không phụ thuộc vào năng lực đánh giá, kiểm soát say cho vay của cán bộ tín dụng nên mang tính chủ quan khó định lượng chính xác về số nợ này. Tuy nhiên, với việc NHNN cho phéo các NHTM cơ cấu nợ và giữ nguyên thời hạn trả nợ theo quyết định 780/2012/QĐ-NHNN từ tháng 4 năm 2012 đối với các khoản nợ sắp hết hạn mà khách hàng có khả năng không thanh toán được và chi nhánh cũng đã áp dụng biện

pháp này từ năm 2016. Do đó, số liệu dư nợ nhóm 1 đã được cơ cấu dùng để đo lường tình trạng nợ còn trong hạn thanh toán mà không có khả năng thu hồi được đúng hạn. Sự gia tăng các khoản nợ có vấn đề nhóm 1 cũng một phần khiến tổng dư nợ có vấn đề qua các năm có sự tăng lên.

Nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý

Nợ cần chú ý vào năm 2017 có sự tăng đột biến, tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng từ 0.18% năm 1016 lên đến 0.63% năm 2017. Điều này phản ánh tình trạng suy giảm khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn tại chi nhánh trong việc đối mặt với không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính.

Nợ xấu (Nhóm 3 – Nhóm 5)

Bảng 2.3. Tình hình các nhóm nợ xấu của Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Nợ nhóm 3 Số tiền 2.915 2.55 2.429 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.12% 0.08% 0.06% Nợ nhóm 4 Số tiền 1.62 1.783 5.093 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.07% 0.05% 0.14% Nợ nhóm 5 Số tiền 7.231 9.714 9.533 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.30% 0.30% 0.25% Tổng nợ xấu Số tiền 11.766 14.047 17.055 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.48% 0.43% 0.46% Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp

Sự gia tăng nợ xấu qua các năm của chi nhánh là kết quả đến từ các nguyên nhân khách quan cũng như các vấn đề nội tại mà Vietinbank Bà Rịa-Vũng Tàu đang gặp phải:

Thứ nhất, sau việc đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu ở mức thâp, ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai cũng như các sự cố môi trường biển ở các tỉnh miền Trung thì nền kinh tế có sự phục hồi nhưng chưa mạnh mẽ, không ít doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tiến độ xử lý nợ xấu có chuyển biến tích cực nhưng tốc độ còn chậm.

Thứ hai, một số phòng giao dịch phát sinh nợ xấu do chưa có sự quyết liệt, bám sát chặt chẽ khách hàng để thu hồi nợ. Một số khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản, bỏ đi khỏi địa phương gây khó khăn cho công tác xử lý nên việc xử lý phải tiến hành qua cơ quan tố tụng toà án và thi hành án gây kéo dài thời gian.

Thứ ba, việc thay đổi công nghệ, đặc biệt là hệ thống corebbanking hoản toàn mới về giao diện và tính năng đòi hỏi cán bộ nhân viên phải làm quen và vận hành hiệu quả trên hệ thống mới này phần nào cũng ảnh hưởng các hoạt động kinh doanh cũng như việc quản lý rủi ro của chi nhánh gặp không ít khó khăn và thử thách.

Bảng 4 phân tích thành phần của các khoản nợ xấu trong giai đoạn 2015-2017 cho thấy mức độ rủi ro của các khoản nợ xấu tăng chủ yếu là từ nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) và chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngoài ra, nợ nhóm 4 trong năm 2017 có sự tăng mạnh so với năm 2016, từ 0.05% lên đến 0.14% trong khi nợ nhóm 3 có xu hướng giảm qua các năm.

Để hạn chế phát sinh các khoản nợ có vấn đề và đảm bảo duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN trong thời gian qua thì ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã cố gắng bám sát định hướng tín dụng của Vietinbank để cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu mức độ tập trung vào một số khách hàng/ ngành nghề đặc biệt, hạn chế cấp tín dụng của Vietinbank, tiềm ẩn rủi ro cao. Đồng thời chủ động nhận diện sớm các dấu hiệu về rủi ro tín dụng thông qua các chương trình hỗ trợ, các thông tin thu thập từ khách hàng, bên ngoài để đưa ra các biện pháp ứng xử kịp thời. Ngoài ra chi nhánh còn tăng cường giám sát PGD trên cơ sở đánh giá rủi ro, thực hiện báo cáo phân tích rủi ro PGD nhằm cung cấp các thông tin quản lý, điều hành kịp thời, tập trung nhận diện và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng để đưa ra kế hoạch hướng dẫn đào tạo và phân công, giao quyền phù hợp cho lãnh đạo PGD để giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro các khoản nợ có vấn đề.

Bảng 2.4. Dƣ nợ đã xử lý bằng DPRR chƣa thu hồi đƣợc tại chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp

Mỗi năm, chi nhánh đều sử dụng DPRR để bù đắp các khoản nợ xấu khó thu hồi, có nguy cơ mất vốn. Các khoản nợ sau khi được XLRR sẽ được xuất ra khỏi tài khoản nội bảng để theo dõi trên tài khoản ngoại bảng. Do tình hình rủi ro tín dụng của chi nhánh tăng nên mức nợ được XLRR cũng tăng lên theo.

2.5. Thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu Nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề Nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề

2.5.1.1. Nhận diện

Việc theo dõi, giám sát thường xuyên các khoản vay từ khi giải ngân cho khách hàng đã giúp chi nhánh kịp thời nhận ra các biểu hiện trong thái độ không hợp tác bất thường từ khách hàng. Ngân hàng thường xác định các khoản nợ có vấn đề qua hai kênh chính đó là tình hình thanh toán nợ đến hạn hcủa khách hàng trên thực tế và các dấu hiệu mà ngân hàng nhận thấy trong quá trình theo dõi khoản vay.

Nhờ sự hỗ trợ từ hệ thống corebanking, việc nhận dạng các khoản nợ có vấn đề thông qua thực tế thanh toán nợ của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt việc chuyển đổi sang hệ thống corebanking mới từ tháng 2 năm 2017 thì việc vận hành trong cách thức cung cấp các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho khách hàng nói chung cũng như việc quản lý theo dõi các khoản nợ đạt được kết quả tối ưu nhất đảm bảo tính chuyên nghiệp và xử lý thông tin chính xác hơn.

2.5.1.2. Hoạt động phòng ngừa

Sau khi các dấu hiệu rủi ro từ khoản nợ được phát hiện kịp thời thì chi nhánh thường xuyên yêu cầu khách hàng cập nhật thông tin về tình hình biến động trong sản xuất kinh doanh và cực kì chú ý đến các giao dịch bất thường với ngân hàng, tăng giảm số dư đột biến trong số dư tiền gửi của khách hàng. Lãnh đạo chi nhánh luôn khuyến khích các cán bộ tín dụng tăng cường khả năng “phát hiện từ xa”, đặc biệt là

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Nợ đã được XLRR chưa thu hồi được

các khoản vay với các KHDN lớn vì đây là nguồn dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh.

Phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng

Chi nhánh áp dụng phân loại nợ theo Điều 6 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, nhóm nợ của khoản vay được xác định chủ yếu dựa vào thực tế thanh toán và số ngày quá hạn thanh toán nợ gốc, lãi của khách hàng.

Việc phân nhóm nợ được hệ thống cập nhật tự động mỗi ngày căn cứ trên số ngày quá hạn của khoản vay. Nhờ đó, cán bộ tín dụng và các cấp quản lý tại chi nhánh và Hội sở có thể cập nhật nhanh chóng các khoản vay mới bị chuyển nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Đồng thời nhân viên tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại kết quả phân loại nợ tự dộng của hệ thống và điều chỉnh nhóm nợ phù hợp với quy định nên cần biết vì hiện tại hệ thống còn chưa theo dõi được các trường hợp như:

- Các khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

- Các khoản vay trong thời gian thử thách sau khi đã thanh toán dứt nợ gốc và lãi quá hạn

Cán bộ tín dụng tại chi nhánh luôn tích cực thực hiện theo chính sách phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định tại Thông tư 02/2013/NHNN và Thông tư 09/2014/NHNN của NHNN quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có dưới sự kiểm soát của lãnh đạo phòng tín dụng hoặc phòng kinh doanh để đảm bảo tính chính xác và đúng thời hạn quy định của NHNN.

Phân loại nợ theo hệ thống XHTD nội bộ

Bên cạnh việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng để báo cáo cho NHNN và trích lập DPRR, Vietinbank còn yêu cầu chi nhánh thực hiện chấm điểm khách hàng theo hệ thống XHTD nội bộ để làm cơ sở đánh giá khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng

Mỗi cán bộ tín dụng tại Vietinbank CN BR-VT đều tuân thủ chặt chẽ các quy trình mà Vietinbank đề ra, cụ thể quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Vietinbank rất rõ ràng và chi tiết bao gồm các trình tự sau:

Bảng 2.5. Quy trình chấm điểm và XHTD khách hàng tại chi nhánh Các bƣớc Ngƣời thực hiện Các bƣớc Ngƣời thực hiện

Thu thập thông tin Cán bộ CĐTD

Xác định, phân loại ngành nghề/lĩnh vực

sản xuất kinh doanh (nếu là KHDN) Cán bộ CĐTD Chấm điểm và xếp hạng quy mô (nếu là

KHDN) (Phụ lục 1) Cán bộ CĐTD

Chấm điểm các chỉ số tài chính Cán bộ CĐTD Chấm điểm theo các tiêu chí phi tài chính Cán bộ CĐTD Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp Cán bộ CĐTD

Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp

hạng (Phụ lục 2) Cán bộ CĐTD

Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín

dụng và xếp hạng khách hàng Cán bộ CĐTD Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và

xếp hạng khách hàng Cán bộ QLRR

Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Cán bộ CĐTD, lãnh đạo phòng CĐTD, lãnh đạo ngân hàng

Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và

xếp hạng khách hàng Lãnh đạo ngân hàng Cập nhật dữ liệu và lưu hồ sơ Cán bộ CĐTD

Nguồn: Tài liệu nội bộ

Kết quả chấm điểm XHTD của Vietinbank BR-VT thời gian qua cho thấy tỷ lệ nợ nhóm 1 khi phân loại nợ theo hệ thống XHTD thấp hơn phân loại nợ định lượng trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 và nhóm 5 đều cao hơn. Do dựa trên đánh giá toàn diện về khách hàng nên kết quả phân loại nợ theo XHTD có thể được xem là cảnh báo đáng tin cậy để nhận biết các khoản nợ có vấn đề để phòng ngừa và xử lý một cách chủ động.

Bảng 2.6. Kết quả phân loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm XHTD của chi nhánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số KH xếp hạng AA+ 281 568 651 Số KH xếp hạng AA 455 680 799 Số KH xếp hạng AA- 283 256 304 Số KH xếp hạng BB+ 100 198 167 Số KH xếp hạng BB 84 98 112 Số KH xếp hạng BB- 17 13 12 Số KH xếp hạng CC+ 18 16 14 Số KH xếp hạng CC 13 11 9 Số KH xếp hạng CC- 10 8 5 Số KH xếp hạng C 4 1 0 Tổng cộng 1265 1849 2073

Nguồn: Báo cáo kết quả XHTD định kỳ của chi nhánh

Phân bố số lượng khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng cho thấy số lượng khách hàng được phân loại đủ tiêu chuẩn từ BB+ trở lênchiếm đa số với tỷ lệ trên 80%, số lượng khách hàng được xếp hạng từ CC trở xuống thuộc nhóm được phân loại vào nợ xấu, có rủi ro cao chiếm dưới 4% số khách hàng của chi nhánh.

Theo dõi, giám sát các khoản nợ có vấn đề

Trong vòng 5 ngày quá hạn đầu tiên khi khách hàng bắt đầu chậm thanh toán gốc, lãi, cán bộ tín dụng phải gọi điện thoại nhắc nhở, đồng thời gửi Văn bản nhắc nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)