6. Cấu trúc luận văn
2.6. Phân tích tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tạ
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh qua các năm
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1. Cấu trúc nợ vấn đề (%/ Tổng dƣ nợ có vấn đề)
Nợ nhóm 1 đã cơ cấu theo QĐ/2012 2.77% 8.41% 6.21%
Nợ nhóm 2 38.68% 27.88% 54.36% Nợ xấu 58.56% 63.71% 39.43% 2. Mức giảm tỷ lệ nợ có vấn đề Tăng/giảm Dư nợ có vấn đề - 2.536 21.207 Tăng/giảm Tỷ lệ có vấn đề - -0.13% 0.48% 3. Tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng nợ có vấn đề 13.42% 19.80% 17.41%
4. Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR trong năm
Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR luỹ kế 47.20% 44.58% 24.09% Tỷ lệ Dư nợ XLRR/Thu hồi nợ XLRR trong năm 79.19% 75.36% 31.25%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hoạt động tín dụng của chi nhánh
Nợ có vấn đề tăng cả về số dư và tỷ lệ trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2016-2017. Tỷ lệ nợ có vấn đề tăng nhanh trong năm 2017 mặc dù chủ yếu là do tăng dư nợ nhóm 2. Nợ nhóm 1 đã cơ cấu thời hạn trả nợ theo quyết định 780/2012/QĐ-NHNN tăng đồng thời rủi ro tiềm ẩn ở nhóm dư nợ này cũng tăng khi công tác phân loại nợ của chi nhánh không được thực hiện hợp lý và trung thực
Trong cơ cấu nợ xấu thì tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm chủ yếu, đến cuối năm 2017 tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng nợ xấu có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều trong khi tỷ lệ dư nợ nhóm 4 trên nợ xấu năm 2017 tăng khá nhanh so với năm 2016, từ 0.05% lên 1.14%. Tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng nợ có vấn đề đều tăng qua các năm.
Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR có xu hướng giảm dần và giảm mạnh trong năm 2017. Tỷ lệ thu hồi vốn trên tổng số nợ đã XLRR luỹ kế qua các năm giảm và số nợ đã XLRR chưa thu hồi ngày càng tăng cho thấy tốc độ thu hồi chậm hơn so với tốc độ xử lý.