Các biện pháp xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu

2.5.2.2. Các biện pháp xử lý

Sau khi đã thu thập và đánh giá thêm các thông tin từ khách hàng vay đang có các khoản nợ có vấn đề, việc xử lý đối với nợ quá hạn thanh toán sẽ được thực hiện khẩn trương và chặt chẽ hơn nhằm hạn chế chuyển sang nhóm nợ xấu. Tuỳ thuộc vào quy mô khoản vay, mức độ ảnh hưởng khi xảy ra rủi ro mà chi nhánh áp dụng biện pháp xử lý linh hoạt:

Đối với các khách hàng có khoản nợ nhóm 1 quá hạn: Để đôn đốc trả nợ, bên cạnh việc gửi văn bản, cán bộ tín dụng còn phải tìm cách liên hệ với khách hàng nhanh nhất như qua điện thoại, email hoặc đến gặp trực tiếp khách hàng để yêu cầu trả nợ. Từ năm 2015 đến nay tình trạng khách hàng của Vietinbank CN BR-VT chậm thanh toán dưới 10 ngày trở nên phổ biến, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp kinh doanh thuỷ hải sản có quan hệ tín dụng lâu năm với ngân hàng ở một số PGD ngoài trung tâm thành phố như PGD Tân Thành, PGD Phước Tỉnh.

Yêu cầu khách hàng giảm dần dư nợ hoặc bổ sung thêm TSBĐ: Đây là biện pháp chủ yếu mà chi nhánh áp dụng thường xuyên trong thời gian gần đây. Bất động sản có dấu hiệu tăng trưởng trở lại sẽ khiến giá trị TSBĐ có nhiều biến động, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ bất động sản hay TSBĐ khác để duy trì mức dư nợ cũ đảm bảo nguồn vốn cần thiết tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường và ngân hàng cũng yên tâm tiếp tục cho doanh nghiệp vay. Nếu khách hàng không còn khả năng bổ sung thêm TSBĐ thì chi nhánh mới yêu cầu giảm dư nợ vay về mức tương ứng để đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho vay hay giá trị TSBĐ ở mức an toàn.

Tiếp thêm vốn cho khách hàng: Các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ năm 2016 tình hình tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi và khả năng tiêu thụ tăng khá nhanh nên không ít doanh nghiệp trên địa bàn có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư sang các lĩnh vực ngành nghề mới. Nhưng khi đi vào hoạt động thời gian đầu thì nhu cầu về vốn lưu động cần thiết phát sinh tăng lớn hơn nguồn vốn dự kiến ban đầu. Đặc biệt với những doanh nghiệp có mối quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng từ trước đến nay thì việc xem xét cấp thêm vốn cho doanh nghiệp cũng rất phổ biến, giúp khách hàng có thể tiếp tục tốt hoạt động kkinh doannh đảm bảo nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

Cơ cấu lại nợ : Dựa trên chỉ đạo của NHNN, trong thời gian qua, VietinBank BR-VT đã xem xét cơ cấu lại nợ (theo Quyết định 780/QĐ-NHNN năm 2012 và Thông tư 09/2017/TT-NHNN) cho khách hàng giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo nguồn lực/dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ biện pháp này, một tỷ lệ lớn khách hàng có tiềm năng phục hồi đã vượt qua khó khăn; qua đó, giảm áp lực lên tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của chi nhánh.

Bảng 2.8. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng (nợ sắp đến hạn) Đơn vị: tỷ đồng Khách hàng 2015 2016 2017 Cá nhân 0.134 0.691 0.975 Doanh nghiệp 0.406 1.163 1.710 Tổng 0.540 1.854 2.685 Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp

Bảng số liệu cho thấy, dư nợ các khoản vay đến hạn mà chi nhánh thực hiện tái cơ cấu có xu hướng tăng qua các năm và chủ yếu là với KHDN. Năm 2016 có sự tăng đột biến 243% so với năm 2015, năm 2017 tăng 45% so với năm 2016. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng đối với những khoản nợ sắp đến hạn sẽ giúp cho khách hàng có thêm thời gian tập trung thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư theo đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Còn đối với những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, mất cân đối tài chính, thiếu phương án sản xuất khả thi thì chi nhánh kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng kinh doanh của khách hàng. Tiếp đó, chi nhánh tiến hành xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ.

Tư vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn: Mặc dù chỉ có chính khách hàng mới hiểu rõ nhất những điểm mạnh, điểm yếu trong phương án kinh doanh của mình nhưng những ý kiến của ngân hàng từ góc nhìn khách quan và có chuyên môn về tài chính sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với khách hàng. Các cán bộ quản lý hồ sơ đã rất tích cực phối hợp với khách hàng trong thời gian gần đây để giúp họ khắc phục khó khăn bằng cách đến trực tiếp xưởng hay nhà máy sản xuất tìm ra những khâu đang gặp vấn đề làm trì trệ hoạt động kinh doanh và góp ý về kế hoạch thúc đẩy bán hàng cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt hơn trong những giai đoạn tình hình kinh tế biến động.

Xử lý TSBĐ đối với các khoản nợ xấu: Khi khoản nợ đã bị quá hạn thanh toán mà việc thực hiện các biện pháp mang tính hỗ trợ khách hàng không có hiệu quả, chi nhánh sẽ đề nghị khách hàng trả nợ từ nguồn xử lý TSBĐ. Vì TSBĐ là một trong những yếu tố mang tính quyết định việc phê duyệt cho vay của ngân hàng nên tỷ lệ dư nợ có TSBĐ là tiêu chí đánh giá rủi ro của danh mục tín dụng. Do đó, dư nợ có TSBĐ

tại chi nhánh luôn chiếm chủ yếu, 97% trên tổng dư nợ, riêng dư nợ có TSBĐ là bất động sản chiếm trên 61% và máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trên 27% tổng dư nợ.

Bảng 2.9. Tình hình dƣ nợ theo TSBĐ của chi nhánh

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ

Bất động sản 1498 61.57% 2212 67.30% 2295 61.27% Máy móc thiết bị,

Phương tiện vận tải 754 30.99% 899 27.35% 1249 33.34% Tài sản khác 117 4.81% 127 3.86% 156 4.16%

Không có TSBĐ 64 2.63% 49 1.49% 46 1.23%

Tổng cộng 2433 100% 3287 100% 3746 100%

Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp

Thành lập công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản

Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank AMC) là Công ty con 100% vốn thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000. Các nghiệp vụ chính đó là: Định giá tài sản; Tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản ; Đấu giá tài sản; Quản lý và khai thác tài sản; Cho thuê tài sản; Mua bán nợ. Website vietinbankamc.vn là nơi thường xuyên tổng hợp, giới thiệu thông tin khoản nợ, tài sản cần xử lý để chào bán, môi giới, tìm kiếm khách hàng với tiêu chí hỗ trợ tối đa, góp phần vào việc xử lý nợ, xử lý tài sản cho các chi nhánh trong hệ thống VietinBank và khách hàng.

Bên cạnh đó, VietinBank AMC thành lập Trung tâm xử lý tài sản bảo đảm với mục đích chuyên môn hoá việc tiếp nhận tài sản bảo đảm từ các Chi nhánh/Đơn vị VietinBank và các cá nhân, tổ chức khác để xử lý, thường xuyên tổng hợp và giới thiệu thông tin khoản nợ, tài sản cần xử lý để chào bán, môi giới, tìm kiếm khách hàng, góp phần giảm thiểu nợ tồn đọng, làm lành mạnh và minh bạch hóa tình hình tài chính, đảm bảo phát triển an toàn và vững bền của các chi nhánh VietinBank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)