Chương 2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế trang trại ở Quảng
2.1.2 Những khó khăn:
* Về vị trí địa lý:
Vùng quần đảo: gồm gần 2.000 đảo lớn nhỏ kéo dài từ Đông sang Tây hình thành cánh cung song song với cánh cung Đơng Triều. Trong đó có một số đảo lớn hàng vạn ha như Cô Tô, Cái Bầu, Cái Chiên, Ngọc Vừng...
Địa hình phức tạp có nhiều đảo đã làm hạn chế rất nhiều việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thơng, thuỷ lợi, hiện đại hóa các ngành sản xuất nơng - lâm nghiệp.
41
Lượng mưa lớn nhất ở thị xã Móng Cái là 2.947mm/năm. Thấp nhất ở thị xã ng Bí là 1.857mm/năm. Nhiều tháng mưa lớn dài ngày đã làm cho đất đai trong vùng bị xói mịn, rửa trơi tàng đất màu, mùa khô hanh độ ẩm giảm xuống còn 5-10%.
Lượng mưa lớn tập trung theo mùa gây xói mịn và làm bạc màu đất. Vào mùa khô độ ẩm thấp, lượng bốc hơi lớn gây ra hạn hán ảnh hưởng đến nông nghiệp và thường xảy ra cháy rừng vào mùa khô hanh.
Thuỷ văn - nguồn nước: sông suối Quảng Ninh nhiều nhưng nhỏ, lịng sơng hẹp, dốc, cự li ngắn lại chạy thẳng từ vùng núi ra biển nên hầu hết sông trong tỉnh khơng có vùng trung lưu.
Tồn tỉnh chỉ có 8 con sơng với tổng chiều dài 364km. Lưu vực các con sơng có diện tích nhỏ, độ dốc lớn, khả năng điều tiết nước rất hạn chế. Các con sông hầu hết đều bắt nguồn từ vùng núi thuộc cánh cung Đông Triều đã tạo ra độ chênh lớn, có nhiều thác ghềnh. Do mạng lưới sơng suối khá dày, lại gặp lượng mưa lớn, tập trung từng thời kì đã tạo ra diễn biến thuỷ văn phức tạp. Phân bố dịng chảy về cường độ khơng đều nhau đã gây ra lụt lội, hạn hán, làm ách tắc giao thông và gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
* Đất đai tài nguyên:
Đất mùn màu vàng nhạt trên núi có diện tích 29.685ha, loại đất này bị xói mịn nghiêm trọng. Một số diện tích khơng có rừng đã trở lại nền đá gốc.
Đất mùn màu vàng đỏ trên núi thấp, diện tích 92.024ha. Loại đất này tầng mùn mỏng, tỷ lệ đá nổi cao.
Đất đỏ - vàng điển hình vùng đồi có diện tích 329.503ha. Loại đất này ở những vùng có độ dốc lớn độ dày tầng mùn mỏng, hoặc bị xói mịn trơ sỏi đá.
Những vùng đất ở ven biển thường bị nhiễm mặn, do vậy khi sử dụng cần phải có những biện pháp để chủ động ngăn chặn.
42
Đất đá vơi có diện tích 23.748ha. Đất có màu đỏ nâu là loại đất ít có giá trị trong sản xuất nơng - lâm nghiệp.
* Dân số - lao động:
Phân bố dân cư không đều tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn ven đường giao thông... Cao nhất ở thành phố Hạ Long là 1.200 người/km2, thấp nhất là ở huyện Ba Chẽ chỉ có 26 người/km2
.
* Tình hình kinh tế - xã hội:
Đầu tư nước ngoài, so với tiềm năng thì cơng tác này chuyển biến chậm, chưa có dự án đầu tư qui mơ lớn, các dự án triển khai chậm. Công tác xuất khẩu chưa có mặt hàng chủ lực, kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu từ kinh doanh du lịch còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là vấn đề bức xúc. Nhân dân vùng núi cao, hải đẩo xa, vùng nông thôn, cán bộ hành chính sự nghiệp, những người chưa có việc làm... đời sống cịn nhiều khó khăn. Tai nạn lao động, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Thanh thiếu niên thiếu những nơi vui chơi, giải trí lành mạnh.
Có thể nói điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng, tác động không tốt tới phát triển kinh tế trang trại của tỉnh như sau:
Quĩ đất tuy lớn nhưng bị bạc màu, bị xói mịn, độ phì nhiêu thấp. Sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp cịn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như: mưa, bão, úng lụt, hạn hán, sâu bệnh... đã làm cho kết qủa sản xuất không ổn định, chịu nhiều rủi ro, có vụ, có năm gây thiệt hại đáng kể.
Rừng tự nhiên bị khai thác nhiều, diện tích có rừng bị thu hẹp chỉ cịn chiếm 38% diện tích tự nhiên, phần nhiều là rừng nghèo, rừng non và tre nứa. Tốc độ trồng rừng mới còn chậm so với quĩ đất trống... vốn rừng tăng trưởng chậm.
43
Hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, thơng tin... cịn nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, các huyện miền núi, biên giới, hải đảo như Hồnh Bồ, Ba Chẽ, Bình Liêu, Cơ Tơ.
Ở nơng thơn, trình độ dân trí thấp ít hiểu biết về khoa học kỹ thuật. Kinh tế hộ còn nghèo, hiện nay số hộ đói nghèo gần bằng 10% số hộ tồn tỉnh, chưa có tích luỹ lớn... nên khả năng phát triển kinh tế hộ cịn nhiều khó khăn.
Chưa có hệ thống bảo quản, chế biến nông sản rau quả tại chỗ. Màng lưới dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Tuy kinh tế có bước tăng trưởng nhưng một số lĩnh vực chưa thực sự vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Mức thu nhập thấp do qui mơ kinh tế nhỏ, trình độ thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, lực lượng sản xuất phát triển chậm, chắp vá.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến, song các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển chậm và chưa vững chắc: ngành than, du lịch, kinh tế của khẩu vẫn cịn trong tình trạng khó khăn, chưa đi vào thế ổn định. Công nghiệp địa phương chậm phát triển, mối liên kết công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều giới hạn, cơng nghiệp hóa nơng thơn chuyển biến chậm. Tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong giá trị xuất khẩu chung còn thấp (22%), chất lượng sản phẩm công nghiệp chưa cao, sức cạnh tranh yếu, tiêu thụ khó khăn, thị trường bị thu hẹp, vốn đầu tư nước ngoài chững lại, tệ nạn xã hội nhất là ma tuý, mại dâm vẫn có chiều hướng gia tăng.
Cơ cấu dân số trẻ nhưng chất lượng lao động không cao, đặc biệt là ở các huyện miền núi. Đây sẽ là một áp lực nặng nề cho sự phát triển kinh tế. Ở Quảng Ninh nói riêng cũng như Việt Nam nói chung có tốc độ phát triển dân số cao (các huyện miền núi của tỉnh có tốc độ tăng dân số tự nhiên trung bình
44
là 2,6% đến 2,7%/năm) 50% dân số dưới độ tuổi 20, đồng thời chất lượng nguồn nhân lực kể cả thể lực lẫn trình độ đều thấp.
Đời sống nhân dân Quảng Ninh ở mức thấp và độ chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng trong tỉnh ngày một tăng thêm.
Tính bền vững của quá trình phát triển chưa cao, điều này thể hiện ở ngân sách địa phương ln ở tình trạng mất cân đối và khó khăn về mặt tài chính. Thất thu ngân sách còn lớn chưa tạo được nguồn thu vững chắc.
45