Chương 2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh
3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại Quảng Ninh đến 2010
* Mục tiêu tổng quát:
“Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về đất đai, sự đa dạng về khí hậu thời tiết, vị trí địa lý, thế mạnh về công nghiệp và du lịch, về thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn để phát triển mạnh và bền vững kinh tế trang trại nơng lâm nghiệp đa dạng về loại hình, phong phú về sản phẩm đáp ứng yêu cầu phục vụ tại chỗ và xuất khẩu góp phần quan trọng làm tăng trưởng nền kinh tế chung của tỉnh những năm 2001 - 2010” [45, tr.15].
* Mục tiêu cụ thể: - Về kinh tế:
Sử dụng hợp lý đất trống, đồi núi trọc để trồng rừng sản xuất nông lâm kết hợp, xây dựng vốn rừng, trồng cây lấy gỗ, cây đặc sản, cây ăn qủa, cây công nghiệp dài ngày... Phấn đấu đến năm 2010 có 7.700 ha rừng khoanh nuôi, 11.300 ha rừng trồng mới các loại, 8.000 ha cây ăn qủa, đưa hệ số sử dụng đất đai từ 66% năm 2000 lên 69,2% năm 2005 và 71,4% năm 2010.
- Về sản lượng:
Tăng trưởng thêm tài nguyên rừng đến 2005 là 45.000m3
gỗ. Năm 2010 là 3000m3 gỗ, 45.000 tấn quả các loại, 9.500 tấn thịt bò, 32.000 tấn thịt lợn,
71
12.000 tấn thịt gia cầm, 10 triệu quả trứng. Với tổng doanh thu năm 2010: 9.520 tỷ đồng.
72 - Về xã hội:
Tăng thu hút và tạo việc làm thường xuyên vào trang trại là 59.000 lao động góp phần giải quyết việc làm cho những lao động dơi dư, góp phần xố đói giảm nghèo, đổi mới bộ mặt nông thôn.
- Về môi sinh, mơi trường:
Trang trại phát triển góp phần cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất. Nâng độ che phủ rừng đến năm 2005 tăng thêm là 7%, đến năm 2010 là 9,5% (do trang trại tạo ra). Góp phẩn nâng độ che phủ chung của rừng cả tỉnh năm 2005 là 45% và năm 2010 là 54,5%.
- Về an ninh quốc phòng:
Phát triển trang trại trên phạm vi toàn tỉnh chẳng những trực tiếp nâng cao đời sống nhân dân nói chung mà cịn tăng cường khối đồn kết dân tộc, củng cố an ninh quốc phịng, giữ gìn trật tự trị an, an toàn xã hội đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người [45, tr.15].