Quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3Quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế trang trại

Mặc dù Đảng ta chưa có nghị quyết chuyên đề, đề cập đến vấn đề kinh tế trang trại nhưng trong các Nghị quyết và chủ trương phát triển kinh tế của Đảng cho thấy Đảng ta đã quan tâm và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, nhất là kinh tế trang trại gia đình, thể hiện cụ thể như sau:

Các trang trại đều thuộc thành phần kinh tế tư nhân, gắn liền với nó là chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trước khi đổi mới, nền kinh tế nước ta chủ yếu tồn tại chế độ công hữu dưới hai hình thức là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Đây là tiền đề quan trọng, quyết định giúp cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển.

30

Cùng với nghị quyết, chỉ thị của Đảng trong các thời kì nhằm từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về “Đổi mới kinh tế nông nghiệp” ngày 5/4/1988 đã có một bước điều chỉnh quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, thể hiện ở chỗ thừa nhận hộ nông dân được quyền sở hữu và sử dụng một số tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, một số tư liệu sản xuất trước đây thuộc sở hữu tập thể và nhà nước có thể được chuyển quyền sở hưũ (hoặc quyền sử dụng) cho hộ gia đình nông dân; đất đai được khoán lâu dài ổn định hơn trước” [9]. Như vậy, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ nông dân trong nông nghiệp có điều kiện hình thành và phát triển mạnh hơn trước đây có nghĩa là kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển thêm một bước nữa.

Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khoá VII về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn” ngày 10/6/1993 đã có chủ trương rõ hơn về kinh tế trang trại... “Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn. Đặc biệt khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao, khai thác đồi núi trọc, bãi bồi ven biển, ven sông, nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt ngoài khơi, xây dựng các đơn vị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với qui mô thích hợp” [2].

Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị, khoá VIII, ngày 10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn xác định phương hướng “Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau (nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất, khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích này” [10]. Như vậy Nghị quyết xác định rõ hơn các loại hình trang trại và lĩnh vực, địa bàn được ưu tiên phát triển kinh tế trang trại, đề cập rõ hơn khái niệm trang trại gia đình, quan điểm về trang trại gia đình và hướng phát triển những

31

loại hình trang trại khác. Nghị quyết nêu: “Ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với qui mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh, qui mô diện tích đất canh tác xung quanh mức hạn điền ở từng vùng theo qui định của pháp luật. Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình như các loại hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác hợp tác để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh thu hút và hỗ trợ các hộ gia đình còn khó khăn”, “Khuyến khích mọi người có vốn, có kinh nghiệm quản lý kinh doanh tự đầu tư, liên kết liên doanh dưới mọi hình thức để phát triển kinh tế trang trại, kinh doanh với qui mô lớn hoặc liên kết với các thành phần kinh tế khác đầu tư theo từng dự án cụ thể để khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa ở trung du, miền núi, ven biển... Nhà nước hoan nghênh, khuyến khích các chủ trang trại giao khoán một phần đất hoang hóa, vườn cây hoặc gia súc cho người lao động (hộ nông dân) hỗ trợ giống, vật tư đầu vào (trừ dần vào tiền công) bao tiêu sản phẩm để hộ nông dân, từng bước vươn lên thành hộ có liên kết với chủ trang trại lớn và hướng dẫn chủ trang trại ký hợp đồng lao động với người lao động theo pháp luật trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Riêng đối với các trang trại ở đồng bằng cần hướng đầu tư kinh doanh vào việc phát triển công nghiệp chế biến, chăn nuôi qui mô lớn không phải sử dụng nhiều đất canh tác” [10].

Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại là văn bản pháp qui đầu tiên đề cập chuyên đề kinh tế trang trại. Nghị quyết đã đánh giá khái quát tình hình và nêu nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết kịp thời. Đặc biệt Nghị quyết đã đề cập rõ một số vấn đề về quan điểm và chính sách cụ thể nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi

32

hơn cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại trong thời gian tới. Nghị quyết đã khẳng định: “Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại, nhà nước hỗ trợ vốn, khoa học, công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững” và “ tăng cường công tác quản lý nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh và có hiệu quả” [32].

Ngoài ra Nghị quyết nêu rõ một số chính sách cụ thể về đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, lao động, khoa học - công nghệ - môi trường, thị trường, bảo hộ tài sản rất thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại.

Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về đường lối phát triển kinh tế xã hội đã nêu rõ:

Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng, lâu dài. Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Đặc biệt trong chính sách phát triển các thành phần kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhièu hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa kinh tế trong nước và ngoài nước, phát triển hình thức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội. Nhân rộng mô hình hợp tác liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông dân, phát triển các loại hình trang trại phù hợp với qui mô trên từng địa bàn.

Tóm lại, kinh tế trang trại là một hình thức sản xuất cơ sở trong nông - lâm - ngư nghiệp, ra đời chủ yếu từ kinh tế hộ, được hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường, sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn, nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất phù hợp với cây trồng, vật nuôi với cách thức quản lý tiến bộ và trình độ khoa học công nghệ, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.

33

Ở nước ta kinh tế trang trại tuy mới được hình thành và phát triển bước đầu nhưng đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn . Bên cạnh đó, kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay vẫn còn gặp phải một số khó khăn cần phải tháo gỡ, để tạo điều kiện cho nó phát triển. Đảng và Nhà nước ta cũng sớm nhận thức được vai trò to lớn của kinh tế trang trại và đã kịp thời có những chủ trương, chính sách thiết thực đối với kinh tế trang trại. Đặc biệt từ sau đổi mới đến nay kinh tế trang trại đã phát triển và ngày càng lớn mạnh phản ánh được xu thế tất yếu của nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 33)