Định hướng chung

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 66)

Chương 2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh

3.1.1Định hướng chung

3.1. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh

3.1.1Định hướng chung

Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực để phát triển kinh tế, phấn đấu xây dựng Quảng Ninh có một nền nơng nghiệp hàng hóa, có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững mà kinh tế trang trại là mũi nhọn đột phá. Trong xu thế phát triển đó, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Ninh lần thứ X đã đề ra định hướng “Tập trung lãnh đạo đổi mới nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển d ịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, khai thác mọi tiềm năng lợi thế sẵn có để chuyển nhanh cơ cấu nông nghiệp thuần nông sang sản xuất hàng hóa. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế làm kinh tế trang trại để phát huy nguồn lực đất đai lao động” [16].

Theo định hướng trên cần phải thực hiện nhiều biện pháp tổng hợp, đồng bộ, khai thác và sử dụng có hiệu qủa tiềm năng, thế mạnh về khí hậu, đất đai, tài nguyên, lao động, các nguồn vốn, lợi thế của từng vùng... khuyến khích phát triển trang trại với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, đa dạng, có trình độ tập trung chun mơn hóa cao, ứng dụng nhanh khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất. Xây dựng cho được những vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn, những vùng nguyên liệu tập trung ổn định (cả về số lượng, chất lượng sản phẩm). Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trang trại cần phát triển với qui mơ thích hợp cho từng hộ, nhóm hộ, hợp tác giữa các trang trại, coi trọng phát triển kinh tế trang trại

66

miền núi, gắn kinh tế với quốc phòng. Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, khuyến khích phát triển sản xuất nơng - lâm - nghiệp toàn diện, gắn với công nghiệp chế biến, với thị trường tiêu thụ, phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại... Từng bước phân công lại lao động nơng thơn theo hướng tích cực. Hình thành sự liên kết nơng - cơng nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. Từng bước thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa các địa phương với nhau, giữa nông thôn và thành thị, với phương châm “vừa có bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt” [45].

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 66)