Đổi mới nhận thức đối với kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 75)

Chương 2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh

3.2.1Đổi mới nhận thức đối với kinh tế trang trại

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Quảng

3.2.1Đổi mới nhận thức đối với kinh tế trang trại

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Ninh là sự nhận thức chưa sâu sắc, chưa đúng mức về bản chất, về đặc trưng, vai trị, vị trí của kinh tế trang trại trong thời kì cơng nghiệp hóa,

73

hiện đại hóa. Một số người còn băn khoăn rằng phát triển trang trại sẽ làm người nông dân mất ruộng cày, sẽ phát triển kinh doanh tư bản trong nơng nghiệp... Từ đó một bộ phận có khả năng kinh doanh trang trại chưa mạnh dạn đầu tư lớn. Môi trường xã hội để kinh tế trang trại phát triển chưa thật thơng thống.

Để đổi mới nhận thức, khai thông tư tưởng đối với kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh cần có một kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại của chính phủ một cách sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kéo dài trong một thời gian nhất định. Thông qua đợt triển khai này để nâng cao nhận thức cho mọi ngành, mọi cấp về kinh tế trang trại một cách có hệ thống, làm cho nhân dân nắm rõ chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh, qua đó tạo mơi trường xã hội tốt kích thích mọi người tích cực xây dựng trang trại và tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại phát triển.

Trước hết là đổi mới quan điểm và nhận thức về quản lý đất kinh tế trang trại, đổi mới cơ chế quản lý đất đai với những yêu cầu chủ yếu:

* Về quan hệ quản lý :

Ngoài những nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai ngành địa chính cần tham mưu đắc lực cho tỉnh phát hiện và khai thác mọi nguồn lực của đất. Không chỉ tập trung vào quản lý đất ở đô thị, đất các khu công nghiệp, mà phải hướng mạnh vào quản lý các loại đất trực tiếp sản xuất trong nơng-lâm- ngư nghiệp. Đó là hướng chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rộng hơn. Chú trọng việc quản lý đât trang trại nuôi hải sản, đất rừng ngập mặn, đất đồi núi cao, đất sau khai khai thác than, đây là những nguồn tiềm năng rất lớn hiện vẫn còn để lãng phí. Trách nhiệm của người quản lý là phải bảo tồn và phát triển hệ “địa sinh thái” một cách bền vững.

74

* Về thể chế quản lý:

Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa chủ sử dụng đất với chủ sở hữu, vì vậy cần mở rộng và cụ thể hơn quyền tự chủ của người sử dụng đất, tạo hành lang pháp lý bình đẳng giữa các thành phần kinh tế sử dụng đất trang trại. Người sử dụng đất trang trại đặt chữ tín vào chế độ quản lý nhà nước về đất đai, coi nhà nước không phải là thiết chế quyền lực cách biệt khỏi dân mà là nguồn sức mạnh cho dân, chỗ dựa về pháp lý cho dân. Vấn đề này đặt ra cho đội ngũ quản lý đất phải lấy dân làm gốc để xem xét giải quyết các mối quan hệ do thực tiễn đặt ra phù hợp với chính sách pháp luật. Do đó, cần giới hạn và dần loại bỏ những vướng mắc, tập trung cải cách hành chính, chuyển mạnh việc phân cấp giao đất cho cơ sở huyện thị xã, thành phố để chuyển nhanh việc xác lập địa vị pháp lý kinh tế trang trại. Gắn việc thực hiện dân chủ cơ sở với việc thực hiện cấp quyền sử dụng đất, chống tệ nạn quan liêu, lợi dụng chức quyền để tham nhũng tiền của của dân làm mất đất, mất tiền của nhà nước.

Ngành địa chính quản lý đất cần tham mưu cho tỉnh những cơ chế chính sách phát triển kinh tế trang trại với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đặc biệt đối với hai thành phần kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước cần được khuyến khích phát triển trang trại khơng hạn chế qui mô và số lượng các dự án đầu tư. Thu hút nhiều loại vốn đầu tư với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước cần hỗ trợ các cơng trình hạ tầng thiết yếu như đê bao, đường trục chính, điện cao thế và tăng vốn đầu tư cho vay theo nguyên tắc dự án nào có hiệu quả thì cho vay, khơng phân biệt người vay thuộc thành phần kinh tế nào. Từ những vấn đề đổi mới quan niệm nhận thức nêu trên, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, ngành địa chính phải thực hiện quản lý thông qua qui hoạch, kế hoạch, thông qua những điều

75

chỉnh về luật đất đai với những thiết chế quản lý năng động, tạo hành lang pháp lý cho kinh tế trang trại phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 75)