Chương 2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế trang trại ở Quảng
2.1.1 Những thuận lợi
34
* Vị trí địa lý:
“Quảng Ninh ở tọa độ từ 20 lên 21,44o
vĩ bắc và 106 – 108o kinh đông, cách Thủ đô Hà Nội 160km. Tựa lưng vào núi rừng, nhìn ra biển cả, tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích 5.938,58km2
, đa phần trung du và núi. Bề ngang từ Đông sang Tây, khoảng dài nhất là 195km, bề dọc từ Bắc xuống Nam, khoảng dài nhất là 102km. Về địa giới, Bắc giáp Lạng Sơn (58km), giáp Quảng Tây - Trung Quốc (132km), Tây giáp Bắc Giang (71 km), Hải Phịng (78 km), Hải Dương (21 km), phía Nam và Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 250 km” [36, tr.5].
Địa hình Quảng Ninh có thể chia làm ba vùng chính:
Vùng núi thấp và trung bình,vùng đồi và đồng bằng duyên hải, bao gồm các đồng bằng phù sa và các thung lũng ven đồi núi. Đây là dải đồng bằng hẹp nhất (nơi rộng nhất chỉ khoảng 10km) nếu so với các tỉnh.
Nhìn chung địa hình Quảng Ninh đa dạng đã tạo ra tiềm năng lớn đối với sản xuất nông - lâm ngư nghiệp. Đó là tính đa dạng với cây trồng, vật nuôi, đánh bắt và ni trồng thuỷ sản.
* Khí hậu - thuỷ văn.
Khí hậu: Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng lớn khí hậu biển nên chia ra hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa ẩm và nóng từ tháng tư đến tháng 10, lượng mưa chiếm 92% tổng lượng mưa cả năm. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây - Nam nên nóng và ẩm.
Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đơng Bắc lạnh và khơ hanh.
35
Nhiệt độ bình quân trong năm từ 22- 23o
C. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 từ 0,9o
C đến -5o
C, nhiệt độ cao nhất chưa nơi nào vượt quá 40o
C. Độ ẩm bình quân trong năm từ 82 - 85%.
Nhìn chung khí hậu Quảng Ninh khá thuận lợi cho sản xuất nhiều loại cây trồng.
* Đất đai - tài nguyên.
Tồn tỉnh có 589.957ha đất tự nhiên, bao gồm (xem bảng 1): Bảng 1: Các loại đất ở Quảng Ninh
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ ( %)
Đất nông nghiệp các loại 56.550,52 9,5
Đất có rừng 228.682,3 38,7
Đất chưa có rừng 195.588,95 33,3
Đất chuyên dùng 23.797,76 4,1
Đất ở 6.443,9 1,1
Đất khác 78.897 13,3
Tổng số đất đai trên được kết cấu bởi các loại đất sau:
Đất mùn màu vàng nhạt trên núi, đất mùn màu vàng đỏ trên núi thấp, đất đỏ - vàng điển hình vùng đồi, đất phù sa thung lũng và đồng bằng ven biển, đất đá vôi . Những nơi đất có độ dốc thấp, tầng dầy hơn thuận tiện cho trồng cây công nghiệp và sản xuất nông lâm kết hợp.
Đất phù sa thung lũng và đồng bằng ven biển có diện tích 136.121ha được phân bố ven các con sông, suối vùng ven biển các huyện, thị từ Đơng Triều đến Móng Cái. Loại đất này khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng trọt .
36
Quảng Ninh là tỉnh miền núi nên có tới 73,6% là đất đồi núi. Song do tính đa dạng về chủng loại đất đai của từng vùng nên cũng tạo ra khả năng phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp đa dạng và phong phú.
Bảng 2: Tài nguyên rừng ở Quảng Ninh
Loại Diện tích (ha) Trữ lượng
Tổng số; trong đó: - Rừng tự nhiên, gồm có: + Rừng gỗ + Rừng tre nứa + Rừng ngập mặn + Rừng hỗn giao 232.366 170.826 120.291 14.696 22.969 12.870 5.786.647 m3 4.080.581 m3 92.178.000 cây - Rừng trồng 61.540 1.706.066 m3
Nguồn: Qui hoạch phát triển kinh tế trang trại nông - lâm - ngư nghiệp Quảng Ninh 2001 - 2010.
Với tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng, có thể nói Quảng Ninh giàu khả năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thời gian tới.
* Dân số- lao động.
Tồn tỉnh có 14 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 10 huyện với 181 xã, phường, thị trấn.
Dân số tồn tỉnh là 1.045.675 người trong đó khu vực thành thị chiếm 44,1%, khu vực nông thôn chiếm 55,9%. Bao gồm 8 dân tộc anh em, trong đó người kinh chiếm 97%, bảy dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm 3%. Mật độ bình quân là 165 người/km2
.
Về lao động: có 441.196 người, chiếm gần 44% tổng dân số. Trong đó lao động nơng - lâm nghiệp: 40,6%; ngư nghiệp: 4,58%; công nghiệp: 38,9%;
37
dịch vụ: 9,88%; xây dựng: 6,45%. Số lao động trong độ tuổi khơng có và thiếu việc làm tính đến cuối năm 2002 là 38.093 người, có đến 70% số lao động trên thuộc các vùng thành thị, 30% ở nông thơn.
Như vậy, Quảng Ninh có lực lượng lao động dồi dào thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung cũng như kinh tế trang traị nói riêng.
* Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
GDP phát triển với nhịp độ cao, giai đoạn 1991-1995 là 11,3% [16], giai đoạn 1996-2000 là 9,6% [17], cao hơn so với mức tăng bình quân cả nước (8,2%).
Sản xuất nông nghiệp, tuy thời tiết không thuận lợi, thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng giá trị tổng sản lượng vẫn tăng bình quân 4,75%/năm.
Lâm nghiệp có chuyển biến tích cực về tổ chức quản lý và phát triển vốn rừng, hạn chế việc khai thác gỗ. Diện tích rừng trồng mới đạt 23.400ha tăng 60% so với thời kì trước năm 1990, tỷ lệ che phủ tăng từ 17% lên 23% [16, tr.15].
Ngư nghiệp tiếp tục phát triển thêm năng lực, khai thác đánh bắt và chế biến hải sản. Nghề nuôi hải sản phát triển, diện tích ni thả đạt trên 14.000ha.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp.
38
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế ngành của Quảng Ninh
Năm Tỷ trọng (%)
Công nghiệp Dịch vụ Nông - lâm - ngư nghiệp
1991 30,7 42,7 21,9
1995 33,5 48,0 16,1
1999 47,78 43,1 9,08
Nguồn: Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ X, Quảng Ninh tháng 6/1996.
Các thành phần kinh tế từng bước phát triển, các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trị nịng cốt trong nền kinh tế của tỉnh, chiếm 75% tổng số sản phẩm xã hội địa phương và là lực lượng chủ yếu đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp từng bước chuyển nội dung sản xuất và phương thức quản lý. Hợp tác xã tín dụng, tiểu thủ cơng từng bước được khơi phục, củng cố.
Kinh tế tư nhân tăng nhanh cả về số lượng, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh.
Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 26,6%.
Thị trường nội địa phát triển phong phú, đa dạng, nhất là ở thành phố Hạ Long và thị xã Móng Cái. Tổng mức bán lẻ trên thị trường xã hội tăng gấp bốn lần so với năm 1990.
Du lịch phát triển nhanh và đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Doanh thu hàng năm của du lịch tăng bình quân 51%, số lượt khách tăng 52%, cơ sở vật chất của ngành từng bước phát triển với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh.
39
Công tác xây dựng cơ bản có bước phát triển. Chủ yếu là đầu tư cho các cơng trình đường giao thơng, cầu, cảng, điện cao thế, thuỷ lợi cùng một số cơ sở bệnh viện, thư viện, nhà văn hóa.
Các hoạt động y tế, văn hóa, thể thao được củng cố và từng bước phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Các chính sách xã hội được quan tâm và thực hiện tốt hơn thời kỳ trước. An ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững, công tác quản lý nhà nước và vận động quần chúng có một số mặt tiến bộ.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt thành tích nổi bật, đặc biệt giai đoạn 1991-1995 tăng bình quân hàng năm là 43,6%, riêng ngân sách địa phương tăng 18,5%, đã có 7/14 huyện, thị xã tự cân đối được ngân sách. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân hàng năm là 27,2%. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trong tổng GDP cũng tăng lên, chiếm 20 - 23% so với tổng GDP của tỉnh. Tỉnh đã tự cân đối được ngân sách, có tích luỹ và có đóng góp với Trung ương ngày một tăng [16, tr.17-19].
Kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp phát triển mạnh, có nhiều tiềm năng lợi thế tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, xuất khẩu. Sản lượng lương thực năm 2000 đạt 190.000 tấn cao nhất từ trước đến nay. Khai thác than đạt sản lượng 11 triệu tấn, năm 2003 phấn đấu đạt trên 16 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 211 triệu USD. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1956 tỷ đồng. Đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, hạ tỷ suất sinh mỗi năm 0,06%, giảm được hộ đói nghèo xuống 10%. Tồn tỉnh có hơn 80% số xã được dùng điện lưới quốc gia, 32% số hộ nông dân được dùng nước sạch, 100% số xã được phủ sóng truyền hình.
Đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng: giao thông (đường, cầu, cảng) điện, cấp thoát nước, trường học, cơ sở y tế, trung tâm văn hóa thể thao ở
40
Quảng Ninh được tập trung đầu tư và phát huy tác dụng đã làm thay đổi rõ rệt diện mạo của tỉnh.
Như vậy, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế trang trại:
Quảng Ninh có nhiều lợi thế về tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện. Thể hiện: quĩ đất chưa sử dụng còn nhiều 195.000ha, bằng 31,9% tổng diện tích tự nhiên, lao động dồi dào đang cần việc làm 38.093 người, khí hậu, thời tiết đa dạng phong phú phù hợp với môi trường sinh thái cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển theo từng vùng. Đặc biệt Quảng Ninh có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của rừng, biển, trong lòng đất... sẽ là những thuận lợi rất cơ bản thúc đẩy kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng phát triển với tốc độ nhanh và bền vững.
Quảng Ninh có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, do vị trí địa lý qui định Quảng Ninh có thế mạnh mà các tỉnh khác khơng có.
Hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện đang là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Đặc biệt là kinh tế nông nghiệp đang từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học.