7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, là nhân tố quyết định đem lại chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Trên nền tảng kinh tế hộ nông dân đã hình thành các trang trại ở cả nước nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng, được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, qui mô sản xuất hàng hóa, và năng suất, hiệu quả kinh tế đã tăng lên.
2.2.1.1 Kinh tế trang trại ở Quảng Ninh hình thành từ 1986, phát triển mạnh từ 1995.
Do chưa có qui định thống nhất của các bộ, ngành trung ương và tiêu chí trang trại nên các địa phương tự đặt ra các tiêu chí về trang trại dựa vào tính chất sản xuất hàng hóa, qui mô về diện tích đất đai, đầu gia súc... để thống kê về số liệu kinh tế trang trại của địa phương, vùng nên số liệu thống kê về kinh tế trang trại chưa thật chuẩn xác; ranh giới giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại không rõ ràng, khó khăn cho việc đánh giá thực trạng và xây dựng các chính sách đối với kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh được hình thành từ những năm 1986-1987 và phát triển mạnh từ 1995 đến nay. Theo tiêu chí do tỉnh quy định thì đến hết năm 2001 toàn tỉnh có: 8.390 trang trại các loại. Trong đó 7.397 trang trại từ uỷ ban nhân dân huyện, thị xã giao đất, 993 trang trại do các lâm trường giao. Tổng diện tích các trang trại đã nhận là 59.450ha chiếm 10% diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất mỗi trang trại là 7ha. Trong đó các lâm trường giao khoán 9.539,4 ha, các huyện, thị xã giao 50.090,6 ha, với cơ cấu đất trống đồi trọc là 37.243 ha; rừng trồng 8.658,8ha, nuôi trồng thuỷ sản 13.548,2 ha.
46
Theo Nghị quyết 03/2000 NQ-CP ngày 02/02/2000/TTLT/BNN-TCTK và Thông tư liên tịch, hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại ban hành ngày 23/6/2000, thực hiện Công văn số 3858-BNN/CS ngày 25/9/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Quảng Ninh đã có báo cáo số 1058/ BC-NN-v/v về tình hình kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh đến tháng 6/2002 toàn tỉnh có 863 trang trại các loại, với tổng diện tích đất đai đã nhận để sản xuất kinh doanh là 10.017,5 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.414,2 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 2.484,9 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 6.118,4 ha.
2.2.1.2. Quy mô trang trại ở tỉnh Quảng Ninh phần lớn là nhỏ.
Trang trại có quy mô dưới 3 ha có: 4.187 trang trại chiếm 50% (theo tiêu chí mới gọi là kinh tế vườn đồi). Từ 3-5 ha có: 1.975 trang trại, chiếm 23,5%. Từ 6-10 ha có 559 trang trại, chiếm 6,7%; từ 11-20 ha có: 694 trang trại, chiếm 8,2%; từ 21-30 ha có: 884 trang trại, chiếm 10.6% và trên 30 ha có: 91 trang trại, chiếm 1%.
Như vậy loại hình trang trại có qui mô dưới 1 ha đến 5 ha chiếm tỷ lệ là 73,5% là mô hình trang trại phổ biển ở Quảng Ninh. Sở dĩ phần lớn các trang trại có qui mô nhỏ là do các trang trại ở Quảng Ninh chủ yếu canh tác trên ruộng đất từ khai phá là chính.
Theo tiêu chí của Trung ương thì tổng diện tích đất đai mà các trang trại đã nhận để sản xuất kinh doanh đến tháng 6 năm 2002 là 10.017,5ha (bình quân 11,607ha/trang trại) trong khi quĩ đất chưa sử dụng còn nhiều (195.000 ha) chiếm 31,9% đất tự nhiên. Nếu trừ phần ngập mặn là 5.874ha thì còn 189.126ha. Trong số 189.126ha chia ra: đất không có khả năng sử dụng để trồng rừng như bãi thải, đất trơ sỏi đá, diện tích cao, dốc là12.871ha ở hầu hết các huyện, song nhiều nhất là ở Hoành Bồ, Cẩm Phả và Bình Liêu, quĩ đất dành cho nông nghiệp để trồng chè, trồng cây ăn qủa, đồng cỏ chăn thả và các
47
ngành nghề khác là 45.994ha. Sau khi đã trừ đi các loại đất dùng cho các ngành nghề trên, diện tích đất trống đồi núi trọc được qui hoạch cho sản xuất nông-lâm nghiệp là 138.135ha.
Như vậy, qui mô về diện tích của các trang trại hiện nay còn nhỏ so với quĩ đất chưa sử dụng còn nhiều.
Về vốn đầu tư: theo tiêu chí của tỉnh, tổng vốn đầu tư của trang trại đến hết năm 2001 là 116.401,7 triệu đồng (bình quân 4,4 triệu đồng/ha, 52 triệu đồng/trang trại) tương đương với mức bình quân của cả nước. Trong đó vốn tự có 58.220 triệu đồng chiếm 50%; vốn vay ngân hàng chỉ có 3.606 triệu chiếm 3,5% còn vay từ các nguồn khác là 54.575,6 triệu đồng chiếm 46,5%.
Theo tiêu chí của Trung ương thì vốn đầu tư cho trang trại đến tháng 6/2002 tổng số là 112.243,9 triệu đồng (bình quân 130 triệu đồng/trang trại).
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tƣ vào trang trại ở Quảng Ninh
(tính đến tháng 6/2002)
Nguồn vốn Số lượng ( triệu đồng) Tỷ lệ (%)
Tự có 90.244,4 80,4
Vốn vay ngân hàng 14.487,5 12,9
Các nguồn khác 7.512 6,7%
Theo tiêu chí của tỉnh thì đến hết năm 2001 số lao động tham gia kinh tế trang trại ở Quảng Ninh là 16.430 người, bình quân 0,62 lao động/ha. Trong đó lao động gia đình (tự có) là 12.878 người chiếm 80%, còn lại thuê ngoài là 3.477 người chiếm 20%. Tính bình quân mỗi trang trại thuê từ 2,5-3 người lao động thường xuyên và gần 500 công lao động thời vụ, như vậy các trang trại ở đây sử dụng lao động gia đình là chủ yếu.
Theo tiêu chí của Trung ương thì tổng số lao động 3.847 người (bình quân 4 lao động/trang trại) trong đó lao động gia đình 2.045 người, chiếm
48
53%, thuê ngoài 1.802 người, chiếm 47%, như vậy là còn ít, chưa tận dụng được nguồn lao động dôi dư tính đến cuối năm 2002 là 38.093 người. Nguyên nhân là do lượng vốn đầu tư cho trang trại còn ít, cho nên hạn chế việc sử dụng lao động.
2.2.1.3. Các trang trại ở Quảng Ninh phát triển đa dạng, bao gồm cả nông, lâm, thuỷ sản.
Theo tiêu chí của tỉnh trang trại chuyên trồng cây lâm nghiệp (cây lấy gỗ, cây đặc sản hồi quế) có 4.346 trang trại chiếm 51,7%. Trồng cây ăn qủa xen trồng rừng và chăn nuôi có 3.288 trang trại chiếm 39,1%. Nuôi trồng thuỷ sản có 756 trang trại chiếm 9,2%.
Theo tiêu chí của Trung ương thì các loại hình trang trại như sau:
Bảng 5: Các loại hình kinh doanh của trang trại ở Quảng Ninh tính đến 6/2002
Loại hình sản xuất kinh doanh Số lượng trang trại Tỷ lệ (%)
Trồng cây hàng năm 3 0.3
Trồng cây lâu năm 276 32
Chăn nuôi 2 0,2
Lâm nghiệp 78 9
Nuôi trồng thủy sản 464 53,9
Sản xuất kinh doanh tổng hợp 40 4,6
2.2.1.4. Các trang trại ở Quảng Ninh thuộc nhiều thành phần kinh tế:
* Trang trại ra đời từ lâm trường quốc doanh.
Lâm trường Đông Triều được nhà nước giao cho quản lý 13.769 ha đất rừng. Nhiệm vụ chính là xây dựng và phát triển vốn rừng, khai thác cung cấp gỗ trụ mỏ cho ngành than. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài nguyên rừng ngày càng nghèo nàn, cạn kiệt vì vậy phải dừng việc khai thác gỗ rừng
49
tự nhiên làm cho lâm trường bị mất cân đối nguồn tài chính, đời sống cán bộ công nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng lâu dài và Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất khoán rừng. Lâm trường Đông Triều đã đổi mới phương thức quản lý, giao 2.500 ha đất rừng có độ dốc từ 5 - 15 độ cho cán bộ công nhân trồng cây lấy gỗ và cây ăn quả, cây lương thực, kết hợp chăn nuôi. Thời gian giao ổn định là 50 năm với phương thức quản lý như sau:
Bên lâm trường làm sổ và giao đất giao rừng cho hộ gia đình, đảm bảo dịch vụ vật tư kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, cây, con giống. Vay vốn nhà nước cho công nhân vay, bao tiêu sản phẩm và hưởng 25% sản phẩm từ năm thứ 6.
Bên hộ gia đình nhận khoán đất rừng, đảm bảo sử dụng đất được giao theo đúng mục đích hợp đồng đã ký. Hoàn toàn làm chủ trên diện tích đất được giao. Tuân thủ theo kế hoạch, kỹ thuật của lâm trường qui định và hưởng 75% giá trị sản phẩm thu hoạch.
Qua 10 năm thực hiện lâm trường đã giao khoán 3.571ha đất rừng với tổng số vốn 15.457 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách chiếm 33%, vốn vay 22% và vốn tự có 45%.
Năm 1999 lâm trường đã thu hoạch 85 ha vải được 130 tấn, doanh thu 650 triệu đồng, ngoài ra còn các sản phẩm phụ như sắn lát khô, cây hương bài, gà, vịt… tổng doanh thu từ trang trại là 1.204 triệu đồng.
Năm 2000 đạt 2.106 triệu đồng.
Trong số các gia đình nhận đất làm trang trại có gia đình anh Nguyễn Văn Mậu đạt 160 triệu đồng.
50
Năm 1999 mức bình quân thu nhập của công nhân là 397.000 đ/ tháng, đặc biệt có gia đình anh Nguyễn Hữu Mai đạt 1,5 - 1,8 triệu đồng/người/ tháng. Đời sống cán bộ, công nhân lâm trường làm trang trại đã được cải thiện rõ rệt, các gia đình đều mua sắm thêm nhiều phương tiện sản xuất và sinh hoạt, nhiều gia đình đẫ có nhà lợp ngói, một số gia đình đã có nhà ở cao tầng, góp phần nhanh chóng xoá đói, giảm nghèo ở địa phương” [41].
Lâm trường Tiên Yên đã hợp đồng giao 192 ha đất trống đồi núi trọc, cho 27 hộ dân vay 90 triệu đồng, cải tạo trồng 70,3 ha cây ăn qủa, 7,8 ha quế...
Việc giao khoán đất của lâm trường Đông Triều và Tiên Yên đã khai thác được tiềm năng đất đai, lao động sẵn có, người lao động mạnh dạn đầu tư cho sản xuất và năng suất lao động ngày càng tăng.
Đến nay, phần lớn diện tích cây ăn qủa đã ra hoa kết trái và bắt đầu được thu hoạch, toàn bộ gần 200 ha đất trống, đồi núi trọc đã có chủ quản lý làm kinh tế trang trại, làm thay đổi môi trường sinh thái, phát triển bền vững cho vùng đồi trước đây bị hoang hóa.
* Trang trại hộ gia đình.
Một số trang trại tiêu biểu là: gia đình ông Nguyễn Công Minh ở thôn 5 Vân Đồn là cán bộ về hưu, đã nhận 50 ha rừng, kinh doanh tổng hợp cải tạo đất đồi trồng 5 ha cây ăn qủa, nhập giống Trung Quốc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá. Sau 5 năm đã cho thu hoạch trên 100 triệu đồng. Dự kiến đến năm 2003 qua thời kì xây dựng cơ bản, trang trại của ông Minh với 5 lao động gia đình sẽ thu từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Trang trại nuôi hải sản của gia đình ông Nguyễn Văn Thuỷ ở xã Hải Yên, thị xã Móng Cái nhận 30 ha đất bãi ven biển nuôi tôm, cua, cá. Sau một thời gian nuôi quảng canh hiệu qủa thấp, đã tập trung đầu tư nuôi thâm canh
51
tôm, cá. Năm 1999 thu được 1,2 tấn tôm, tổng doanh thu đạt 200 triệu đồng, năm 2000 doanh thu đạt 250 triệu đồng.
Trang trại nuôi hải sản của anh Đỗ Hữu Tờ nhận đấu thầu dài hạn 180 ha, nằm ở xã Liên Vị huyện Yên Hưng. Từ chỗ một vùng nước hiệu qủa thấp, mỗi năm chỉ nộp cho xã 25 - 30 triệu đồng. Anh Tờ đã đầu tư trên 30 triệu đồng nuôi thâm canh tôm sú. Năm 1996 doanh thu 880 triệu đồng, lãi ròng 600 triệu. Từ năm 1997-1999 trừ chi phí mỗi năm còn lãi 1 tỷ đồng. Năm 2000 thu 30 tấn tôm, thu 3,6 tỷ đồng, lãi ròng trên 2 tỷ đồng. Ngoài 3 lao động trong gia đình, anh Tờ còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 50 lao động, mức lương bình quân 1 triệu đồng/tháng, lao động kỹ thuật 2 triệu đồng/tháng, ngoài ra anh còn giúp cho 6 hộ vay không tính lãi 2,1 tỷ đồng để đầu tư nuôi tôm.
Đây là một mô hình trang trại điển hình ngành hải sản của tỉnh đã được Uỷ ban nhân dân huyện Yên Hưng, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Trung ương hội nông dân tặng nhiều giấy khen.
Ngoài mô hình trang trại anh Đỗ Hữu Tờ ở vùng ven biển Quảng Ninh còn có nhiều trang trại nữa như anh Vũ Văn Ngợi ở xã Hải Yên, Móng Cái, kinh doanh tổng hợp 162 ha đầm nuôi tôm, thả rau câu và làm dịch vụ, doanh thu gần 5 tỷ đồng/năm. Các trang trại của các anh Đinh Khuẩy, Lục Cá Pắn, Lý Điểng ở Đồng Rui, Tiên Yên mỗi gia đình nhận từ 20-30 ha đầm thu mỗi năm 200-300 triệu đồng.
Nhìn chung, trang trại nuôi hải sản tuy có mức đầu tư lớn (nếu nuôi tôm thâm canh 1 ha đầu tư 800 triệu đồng), nhưng chu kỳ kinh doanh ngắn, thu hoạch nhanh, hiệu quả kinh tế cao, một cân tôm loại một (10-19 con/kg) giá bằng 1 tạ thóc; chẳng hạn như huyện Tiên Yên năm 2000 thu 148 tấn tôm tương đương với 10.000 tấn thóc, trong khi trồng lúa hai vụ cả huyện mới đạt 9000 tấn. Có thể nói các trang trại nuôi tôm mang lại nguồn lợi kinh tế cao
52
chính vì vậy ở Quảng Ninh hiện nay dọc tuyến ven biển đang dấy lên phong trào khoanh đầm nuôi tôm mạnh mẽ.
* Trang trại tư bản tư nhân.
Hiện nay ở Quảng Ninh mới xuất hiện mô hình trang trại này do công ty tư nhân Âu Lạc thuê đất mặt nước 1.200 ha làm trang trại nuôi hải sản. Công ty này đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trang trại theo hướng đổi đất lấy công trình chia thành nhiều ô nhỏ từ 0,5-1 ha để cho thuê lại đất. Hàng năm trang trại thu hút và tạo việc làm cho trên 500 lao động. Tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng. Trang trại là cơ sở chủ yếu cung cấp giống tôm sú cho các tỉnh phía Bắc và sản xuất mỗi năm 600 - 700 tấn tôm thương phẩm. Dự kiến doanh thu mỗi năm từ 40 - 50 tỷ đồng [6].
* Trang trại tư bản nhà nước.
Hiện nay ở Quảng Ninh có một số trang trại liên doanh giữa tỉnh với các nhà tư bản Nhật Bản, Hồng Kông nuôi hải sản xuất khẩu. Bình quân mỗi trang trại sử dụng từ 50 - 60 ha mặt nước, vốn đầu tư mỗi trang trại từ 1-1,5 triệu đô la, phía nước ngoài góp 70%, phía Việt Nam góp 30% vốn pháp định bằng diện tích mặt nước. Thành công hơn cả là liên doanh giữa tỉnh với công ty DIAMOTO của Nhật Bản, vốn pháp định là 1,5 triệu đô la, sản xuất ngọc trai xuất khẩu. Từ 1998 liên doanh chính thức sản xuất thương phẩm được 150 kg ngọc trai, năm 1999: 180 kg, năm 2000: 320 kg, doanh thu từ 0,5 triệu đô la tăng lên 1 triệu đô la. Hiện nay liên doanh đã giải quyết việc làm cho 350 lao động có thu nhập ổn định từ 800.000đ đến 1,5 triệu đồng/người/ tháng. Ngoài nhiệm vụ sản xuất thương phẩm ngọc trai, trang trại liên doanh này đang mở rộng dịch vụ cung cấp giống trai cho nhân dân nuôi trai ngọc theo hướng vệ tinh, sau thời gian nuôi 1 năm liên doanh sẽ thu lại trai ngọc đủ tiêu chuẩn cấy ngọc nhân tạo. Liên doanh đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động ở ven biển Quảng Ninh [6].
53
Nhìn chung, mỗi mô hình kinh tế trang trại thuộc các thành phần kinh tế nói trên ở Quảng Ninh đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Trang trại ra đời từ nông, lâm trường quốc doanh có ưu điểm: là đã chuyển hướng sản xuất, kinh doanh theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, lâm trường đảm bảo dịch vụ vật tư, kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu, cây, con giống, bảo lãnh vay vốn nhà nước cho các hộ và bao tiêu sản phẩm, do vậy khai thác được tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động và vốn. Lâm trường chủ động định hướng được phương thức sản xuất, kinh doanh cho phù