Nâng cao năng lực và hiệu qủa quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 92)

Chương 2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh

3.2.4.Nâng cao năng lực và hiệu qủa quản lý của Nhà nước

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Quảng

3.2.4.Nâng cao năng lực và hiệu qủa quản lý của Nhà nước

Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Ninh cịn mang nặng tính tự phát, phân tán. Vì vậy, Nhà nước khơng những thừa nhận về mặt pháp lý loại hình sản xuất này để có cơ chế chính sách phù hợp, mà cịn phải đóng vai trị là “bà đỡ” cho sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại. Thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế trang trại hoạt động có hiệu quả.

Các cấp chính quyền địa phương thành phố, thị xã, huyện, xã... cần chỉ đạo xây dựng qui hoạch, kế hoạch phối hợp các biện pháp hỗ trợ, phát triển của kinh tế trang trại. Mặt khác uỷ ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại; đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ qui trình kỹ thuật canh tác, bảo vệ và làm giàu đất, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo pháp luật. Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác. Ngồi ra cần tổ chức rút kinh nghiệm các mơ hình kinh tế trang trại tiên tiến trong vùng để tuyên truyền, phổ biến, tổ chức tham quan học, tập lẫn nhau. Khen thưởng kịp thời những trang trại sản xuất giỏi, tạo được nhiều việc làm, hỗ trợ nghèo đói, khó khăn vươn lên sản xuất ổn định đời sống.

Trên cơ sở khảo sát qui hoạch chi tiết đất đai có khả năng phát triển trang trại ở từng địa phương (các xã, huyện, thị xã...) cân đối đất đai với lao động, gắn với việc phân bố lại dân cư, giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.

Để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả, ngành địa chính tập trung qui hoạch đất đai phát triển kinh tế trang trại phù hợp với từng vùng sinh thái. Qui hoạch xây dựng trang trại cây ăn quả có giá trị cao tập trung ở huyện Đơng Triều và trang trại nuôi tôm công nghiệp ở huyện Yên Hưng và huỵện Tiên Yên, các huyện ven biển, qui hoạch loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp

81

nông - lâm - hải sản, hướng mạnh chế biến xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc.

Đối với quĩ đất trống, đồi núi trọc còn hơn 125.916 ha cần tiến hành điều tra phân loại và công bố quĩ đất trang trại ở độ dốc từ 5-20%. Số diện tích cịn lại qui hoạch phát triển các loại cây công nghiệp phù hợp với địa hình sinh thái trồng cây gỗ trụ mỏ, cây thông nhựa...

Vùng đầm đã khoanh đê để có đủ kết cấu hạ tầng thì cần có chính sách đấu thầu cho thuê dài hạn 20 năm và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vùng bãi ven biển như Yên Hưng, Hạ Long, Tiên Yên, Móng Cái, Vân Đồn... có khả năng ni hải sản (sị huyết, ngao, vạng...) khơng cần đê cống thì địa phương tiến hành qui hoạch phân dịnh từng khu vực để quản lý, dành 50-60% diện tích bãi ven biển cho lao động địa phương tự do khai thác hải sản. Số diện tích cịn lại giao đất cho hộ gia đình quản lý và cấp giấy chứng nhận giao quyền sử dung từ 3-5 năm.

Kết hợp chặt chẽ giữa ngành kiểm lâm chịu trách nhiệm qui hoạch khoanh định giao đất khoán rừng với ngành địa chính để thẩm tra cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý hiệu qủa quĩ đất làm kinh tế trang trại.

Vùng rừng ngập mặn ven biển tiến hành phân định vùng rừng đặc trưng bảo vệ cảnh quan môi trường, tạo điều kiện cho nguồn lợi hải sản phát triển. Đặc biệt ở các khu vùng đệm của Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, rừng ngập mặn cần được bảo vệ, không được khoanh đê đắp đầm nuôi hải sản. Các khu vực khác trong sơng rạch có rừng ngập mặn thì cho phép khoanh đê lập trang trại, nhưng phải đảm bảo giữ lại 30% diện tích rừng sú vẹt hiện có.

Rà sốt lại những hộ nhận đất, nhận rừng mà chưa kinh doanh hoặc kinh doanh không hết, hoặc sử dụng vào mục đích khác... Nếu cịn đủ điều kiện thì tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức. Những

82

trường hợp chưa sử dụng hoặc vi phạm luật đất đai thì phải thu hồi diện tích đó giao cho đối tượng khác. Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo Quyết định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ, Quyết định số 2115/QĐ-UB, ngày 2-10-2000 của uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về: “Qui định tạm thời mức và thời gian giao đất đồi và đất ở, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh nơng-lâm nghiệp. Ưu tiên giao đất cho các hộ chưa có đất, những hộ sản xuất nơng nghiệp tại địa phương, gia đình phi nơng nghiệp, hộ ở địa phương khác đến được thuê đất và được nhà nước giúp đỡ để phát triển kinh tế trang trại theo chính sách. Giá cho thuê đất đai, ao hồ, đầm lầy được cụ thể hóa tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ.

Để việc qui hoạch và sử dụng đất trang trại có hiệu qủa hơn, sở địa chính Quảng Ninh cần đề nghị với UBND tỉnh ban hành một số chính sách mới về miễn giảm thuế sử dụng đất và tiền thuê đất, như miễn thuế sử dụng đất đối với đất đồi núi trọc, đất bãi thải đã qua khai thác than, để khuyến khích người dân nhận đất, cải tạo đất để phát triển trang trại.

Nếu là đất hoang, đất lấn biển trồng cây hàng năm được miễn thuế sử dụng đất 5-7 năm. Nếu trồng cây lâu năm hay khai hoang phục hóa thì được miễn trong suốt thời gian xây dựng cơ bản và chưa có sản phẩm và cộng tiếp thêm 3 năm kể từ khi có sản phẩm thu hoạch.

Đối với loại đất màu, đất cấy một vụ lúa, một vụ màu trồng cây hàng năm không hiệu qủa được chuyển sang trồng cây lâu năm .

Những dự án đầu tư theo chương trình xố đói giảm nghèo được miễn tiền thuê đất.

Hộ gia đình tự bỏ vốn đầu tư kinh tế trang trại có thuê từ 10 lao động trở lên được miễn tiền thuê đất 10 năm trở lên.

83

Củng cố và nâng cấp các kết cấu hạ tầng ở các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt coi trọng hệ thống giao thông, thuỷ lợi: kêng mương, hồ đập... để tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nhất là những vùng tập trung. Đầu tư chiều sâu các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở dịch vụ giống cây trồng vật nuôi bằng những trang thiết bị mới, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ chuyên môn giỏi, kỹ thuật viên có tay nghề cao để các cơ sở có đủ sức hồn thành cơng việc được giao.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế đồng bộ cả công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ-thương mại và nông - lâm-ngư nghiệp... cùng với việc phát triển xã hội, chăm lo đến người lao động, tạo việc làm, không ngừng nâng cao mức sống cho nhân dân, chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, khơng ngừng nâng cao dân trí, đặc biệt ở vùng núi, biên giới, hải đảo.

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên có đủ trình độ làm hạt nhân cho việc chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện thắng lợi đề án về qui hoạch phát triển trang trại từ nay đến 2010 ở Quảng Ninh. Kết hợp với công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật, cho in ấn và chuyển giao tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tác dụng của các đợt tập huấn tại chỗ thơng qua các dự án, chương trình, hàng năm cần tổ chức các hội thi “Trang trại sản xuất giỏi” vừa để tuyên dương thành tích vừa tạo điều kiện để các chủ trang trại trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Hỗ trợ 50% lãi suất sau đầu tư cho trồng rừng đến chủ hộ.

Nghiên cứu và đề nghị với Nhà nước cho Quảng Ninh được áp dụng một số chính sách riêng (đặc biệt ở những vùng núi, biên giới, hải đảo, nơi còn giàu tiềm năng về đất đai, tài nguyên, lao động) để phát triển sản xuất như: cho khuyến khích các đối tượng tập thể và cá nhân các tổ chức quốc tế bằng nhiều hình thức (thơng qua các dự án, chương trình) đầu tư trí tuệ, tiền

84

vốn vào địa phương, từng bước tạo ra sự nhảy vọt đáng kể về sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong tương lai.

Thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi, ưu tiên rõ ràng để khuyến khích cán bộ, cơng nhân viên chức các ngành, nghề yên tâm công tác lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới... vùng đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn.

Trên đây là một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế trang trại Quảng Ninh ngày càng phát triển cao hơn. Mỗi giải pháp có vai trị, vị trí khác nhau, vì vậy cần phải sử dụng phối hợp đồng bộ các giải pháp để kinh tế trang trại Quảng Ninh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện, tình hình và đặc điểm cụ thể của từng trang trại mà sử dụng các giải pháp sao cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế trang trại là một chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng về tư duy kinh tế, tạo ra động lực quyết định giải phóng và phát huy các tiềm năng sản xuất, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta.

Sự phát triển của kinh tế trang trại đã thực sự trở thành động lực chuyển biến mạnh mẽ kể từ khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị “Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nơng thơn” và Nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại, cùng với những đổi mới trong chính sách đất đai đã và đang tác động sâu sắc nhạy cảm đến sự vận động của kinh tế trang trại.

Đối với Quảng Ninh, phát triển kinh tế trang trại là một chủ trương, chính sách phù hợp ý nguyện của đa số lao động nông - lâm - ngư nghiệp, nên nhanh chóng trở thành phong trào làm kinh tế trang trại ở khắp các địa

85

phương trong tỉnh. Kinh tế trang trại đã khẳng định được vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn. Trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác có hiệu qủa tiềm năng đất đai, vốn và lao động trong dân cư tạo điều kiện phát triển, thu hút được phần lớn nguồn lao động nhàn rỗi trong nơng thơn, góp phần tích cực giải quyết việc làm, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. sự phát triển của kinh tế trang trại còn là điều kiện để phủ nhanh diện tích đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.

Kinh tế trang trại ở Quảng Ninh tuy mới hình thành và đang trong quá trình phát triển nhưng đã khẳng định được vị thế vai trò và khả năng phát triển của mình. Kinh tế trang trại thực sự là một hình thức tổ chức kinh tế mới, là bước đột phá trong việc phát huy nội lực thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn ở tỉnh.

Song trên thực tế sự phát triển kinh tế trang trại của tỉnh đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Đó là những chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ chưa được thể chế hóa thành chính sách cụ thể. Việc giao đất và cho thuê đất còn nhiều hạn chế. Sản xuất, chế biến, dịch vụ chưa đồng bộ. Phần lớn các chủ trang trại chưa quan tâm nhiều đến áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chun mơn hố sản xuất nên năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm yếu, hiệu qủa chưa cao. Một số trang trại do chưa nắm bắt được kịp thời yêu cầu của thị trường để định hướng sản xuất nên sản phẩm làm ra không đáp ứng được yêu cầu thị trường, không tiêu thụ được. Hệ thống thuỷ lợi, giao thơng, thơng tin liên lạc cịn kém phát triển...

Để khắc phục những vấn đề bức xúc đặt ra, phát huy hiệu qủa của trang trại và động viên chủ trang trại thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất cần

86

thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp. Khai thác sử dụng có hiệu qủa tiềm năng đất đai, lao động và nguồn vốn của tỉnh. Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ, đặc biệt là khâu chọn giống, bảo quản và chế biến sản phẩm. Khuyến khích việc liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại của tỉnh ngày càng phát triển vững chắc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Đào tạo và phổ biến kiến thức (1999), Kinh tế trang trại tổng

quan thế giới và Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Trung

ương khóa VIII về tiếp tục đổi mới phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

[3]. Ban Kinh tế Trung ương (5/12/1996), Báo cáo đề cương hội thảo khoa

học thực tiễn kinh tế trang trại.

[4]. Ban Kinh tế Trung ương (1998), Báo cáo kết quả Hội nghị nghiên cứu

kinh tế trang trại tổ chức tại Bình Dương ngày 30/7/1998.

[5]. Ban Kinh tế Tỉnh Ủy Bắc Giang (8/1998), Báo cáo một số vấn đề về hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới và kinh tế trang trại gia đình.

[6]. Ban Kinh tế đối ngoại tỉnh Quảng Ninh, Tổng hợp số liệu của Ban Kinh tế đối ngoại.

87 [7]. Báo Pháp luật, (96), ngày 22/4/2003.

[8]. Nguyễn Ngọc Bằng (1999), Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Quảng Ninh, Luận văn Cử nhân chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[9]. Bộ Chính trị (5/4/1988), Nghị quyết 10, về đổi mới kinh tế nông nghiệp.

[10]. Bộ Chính trị (10/11/1998), Nghị quyết 06 (khóa VIII), về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn.

[11]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn (5/1999), Báo cáo bước đầu

hình thành và chủ trương giải pháp phát triển kinh tế trang trại các tỉnh phía bắc.

[12]. Tơ Thành Bng (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ khoa học Kinh

tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [13]. Cục thống kê Quảng Ninh, Niên giám thống kê 1986 - 1990. [14]. Cục thống kê Quảng Ninh, Niên giám thốngkê 1996.

[15]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (10/1991), Văn

kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Quảng Ninh.

[16]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (6/1996), Văn

kiện Đại hội đại biểu lần thứ X, Quảng Ninh.

[17]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, Quảng Ninh.

[18]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ

88

[19]. Nguyễn Điền - Trần Đức (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu Á, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[20]. Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai và qui hoạch sử dụng đất đai, viện thổ nhưỡng nơng hóa (1997), Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

[21]. Trần Đức (1995), Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

[22]. Trần Đức (1996), Kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh miền núi Yên Bái. [23]. Trần Đức (1998), Mơ hình kinh tế trang trại vùng đồi núi, Nxb Nông

nghiệp, HàNội.

[24]. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (1/1999), Phát triển kinh tế hợp tác

và kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

[25]. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh

tế trang trại thời kì CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

[26]. Vũ Trọng Khải, “Các loại hình trang trại trong kinh tế thị trường”,

Báo Nhân dân ngày 23 và 25 tháng 10/1999.

[27]. Nguyễn Đình Kháng, “Để kinh tế trang trại ở nước ta phát triển đúng hướng”, Tạp chí Thơng tin lý luận, tháng 7/1999.

[28]. Lênin toàn tập (1980), tập 27, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

[29]. Lênin toàn tập (1980), tập 31. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

[30]. Đậu Xuân Luận (2000), Phát triển kinh tế trang trại vùng Trung du bắc bộ ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [31]. Nghiên cứu kinh tế (3/2000), số 298.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 92)