Tạo ra sự đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và dịch vụ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 80)

Chương 2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ninh

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Quảng

3.2.3 Tạo ra sự đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và dịch vụ

Những năm qua, có một vấn đề khiến trang trại rất lúng túng trong việc phát triển sản xuất, thậm chí có trang trại phá sản vì khơng có biện pháp chế biến và bảo quản, không tiêu thụ kịp, nên phải đổ bỏ và hậu quả tất yếu là thua lỗ và thậm chí phá sản.

Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh, hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hóa của các trang trại và của nông dân trên địa bàn. Cần đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu

77

thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp nhà nước với các hợp tác xã, với chủ trang trại và các hộ nông dân.

Tỉnh nên qui hoạch và khuyến khích các chợ nơng thơn, các trung tâm giao dịch và mua bán nông sản, vật tư nông nghiệp, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, tham gia các hội chợ trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích các chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của các trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất.

* Về tổ chức mạng lưới dịch vụ:

Tăng cường việc điều tra, khảo sát, dự báo thị trường trong tỉnh, các vùng lân cận và các nước trong khu vực, tìm hiểu và nắm vững thị hiếu tiêu dùng , nhu cầu có khả năng thanh tốn để định hướng phát triển các trang trại, đặc biệt là trang trại cây ăn quả một cách hợp lý. Sớm có kế hoạch tổ chức các chợ rau, qủa thực phẩm tại các địa phương, các trung tâm thương mại, du lịch và các khu công nghiệp tập trung.

Về dịch vụ cung ứng vốn cần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có như: PAM, định canh định cư, kinh tế mới, 773, dự án vốn gỗ mỏ (của ngành than), vốn giải quyết việc làm... áp dụng cho phát triển trang trại. Ngoài nguồn vốn của tỉnh và nhà nước (trong điều kiện có thể) cần mở rộng quan hệ gọi vốn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... đầu tư theo luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời đưa các chương trình này vào kế họach của tỉnh cân đối đảm bảo giải pháp đầu tư.

Trang trại đầu tư vào các vùng đồi núi trọc, đất hoang hóa, đất chua mặn, ni trồng thuỷ sản qui mô công nghiệp và bán công nghiệp, chế biến

78

các sản phẩm nông nghiệp, rau quả và các sản phẩm xuất khẩu, được vay vốn ưu đãi từ quĩ hỗ trợ phát triển của Trung ương và của tỉnh.

Các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như Ba Chẽ, Bình Liêu... được vay vốn của chương trình 135, giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động trên cơ sở tín chấp của Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Phụ nữ.

Mở rộng hình thức cho dân vay tín chấp, hoặc vay khơng phải thế chấp theo Quyết định số 67/1999 QĐ-CP ngày 30/3/1999 cho phép các trang trại dùng tài sản được hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay theo Nghị định số 178/1999-NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ. Nhà nước cần cho các chủ trang trại vay vốn trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi phù hợp với chu kì sản xuất từng lọai cây, con để khuyến khích sản xuất phát triển.

Hiện nay Ngân hàng cho vay vốn để phát triển sản xuất với lãi suất còn cao, chưa hợp lý, thường là lãi suất vay từ 0,75 - 0,82%/ tháng, thậm chí có nơi từ 1-2%/tháng. Trong thời kì xây dựng cơ bản chủ trang trại khơng có nguồn thu nhập để trả. Vì vậy nhà nước cần nghiên cứu bù lãi suất vốn vay (lãi suất ngân hàng nông nghiệp; lãi suất ưu đãi vốn vay chương trình quốc gia giải quyết việc làm bằng số tiền bù lãi suất).

Đối với vốn vay cho các dự án vùng chuyên canh tập trung trồng rừng gỗ trụ mỏ, hoặc trồng cây dài ngày trên vùng đất sau khai thác than, trồng cây ăn quả ở các địa phương, có chính sách ưu tiên cho phát triển kết cấu hạ tầng được ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi nhỏ (hàng năm ngân sách của tỉnh đều trích 1,5%) tương đương 7 - 8 tỷ đồng. Gắn trách nhiệm sử dụng có hiệu quả vốn vay, tạo điều kiện thiết thực cho kinh tế trang trại phát triển.

Về dịch vụ khuyến nông cần tập trung hướng dẫn các chủ trang trại ứng dụng các loại công nghệ sạch, nghiên cứu, chọn lọc và lai tạo để có cây, con

79

giống có giá trị kinh tế cao, phát triển các vườn ươm phục vụ cho công tác nhân giống và bảo quản giống...

Cần có chính sách khuyến khích các chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ khoa học, liên kết với các cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng. Hiện nay, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật, trình độ tổ chức kinh doanh sản xuất của các chủ trang trại ở Quảng Ninh còn nhiều hạn chế.

Tỉnh cần có kế hoạch hỗ trợ, đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm cho các trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn tại chỗ, bồi dưỡng ngắn hạn, đồng thời thông qua hoạt động khuyến nông nhằm phổ biến kiến thức và cập nhật kiến thức mới. Về lâu dài Nhà nước nên có chương trình đào tạo, dạy nghề dành cho chủ trang trại và nông dân.

Về mặt kinh phí đào tạo: Cần tăng cường hơn nữa kinh phí khuyến nơng. Dành trong kinh phí khuyến nơng một khoản kinh phí tương xứng cho việc đào tạo chủ trang trại.

Về hình thức đào tạo: Phải phong phú và đa dạng. Trước mắt cần chú ý các lớp ngắn hạn; mở theo cụm liên xã, hoặc ở các huỵên, kết hợp lên lớp với thăm quan và thực hành chuyển giao công nghệ, cho in ấn và chuyển giao tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tốt tác dụng của các đợt tập huấn tại chỗ thông qua các dự án, chương trình. Hàng năm cần tổ chức các hội thi “Trang trại sản xuất giỏi” vừa để tuyên dương thành tích các cá nhân, vừa tạo cơ hội để chủ trang trại có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Về lực lượng thực hiện đào tạo: Cần huy động ở nhiều ngành, nhiều cấp dưới dạng cộng tác viên, nhưng có sự lựa chọn và tiêu chuẩn hóa rõ ràng. Trung tâm khuyến nơng của tỉnh cần chịu trách nhiệm chính về huy động lực lượng giảng viên và tổ chức đào tạo.

80

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)