Kinh nghiệm trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 41)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở một số

1.3.1. Kinh nghiệm trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh

Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Sau 08 năm thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong tổng số “26 xã toàn huyện, có 10 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM, 3 xã đã hoàn thành mọi tiêu chí đang đề nghị UBND tỉnh công nhận; 13 xã còn lại đã đạt từ 11 đến 15 tiêu chí; có 125/244 khu dân cƣ đạt chuẩn NTM.” (Huyện Thanh Bà, Phú Thọ)

“Những năm đầu triển khai Chƣơng trình, huyện chọn xã Đông Thành

làm điểm xây dựng NTM và đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2014. Rút kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo và thực hiện tại xã điểm Đông Thành, từ năm 2015 đến năm 2016, huyện có thêm 3 xã Lƣơng Lỗ, Chí Tiên và Đỗ

Xuyên đạt chuẩn NTM.”

“Giai đoạn năm 2016 - 2018, huyện có thêm 6 xã đƣợc công nhận đạt

chuẩn NTM, gồm Ninh Dân, Đồng Xuân, Vũ Yển, Hoàng Cƣơng, Thanh Hà, Vân Lĩnh, tổng huy động nguồn lực từ các nguồn vốn ƣớc đạt trên 1.040 tỷ đồng, trên địa bàn huyện cơ bản không còn nợ đọng trong xây dựng NTM; thông qua các chƣơng trình dự án đã giải quyết việc làm cho trên 4.000 ngƣời, xuất khẩu trên 2.000 lao động, đào tạo nghề cho hàng chục nghìn lao động

trên địa bàn.”

“Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế nhƣng huyện đã tranh thủ sự

đầu tƣ hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động đƣợc nhiều sự tham gia của ngƣời dân và cộng đồng. Bên cạnh đó, các chƣơng trình triển khai trên địa bàn nhƣ Chƣơng trình 135, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho ngƣời có công, ngƣời nghèo, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng; nhiều dự án sản xuất, nâng cao hiệu quả của các HTX đƣợc hỗ

trợ trực tiếp từ nguồn vốn chƣơng trình xây dựng NTM, tổ chức đƣợc hàng trăm mô hình tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, hỗ trợ cây, con giống; hỗ trợ phát triển cơ giới hóa với hàng nghìn máy làm đất, máy phun thuốc trừ sâu, máy gặt, máy bơm nƣớc các loại… cho các hộ, nhóm hộ và HTX tham gia hƣởng lợi, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân

từng bƣớc vƣơn lên thoát nghèo bền vững.”

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM và hƣởng ứng phong trào thi đua “Cả nƣớc

chung sức xây dựng NTM”, “đến nay có trên 80% gia đình đạt tiêu chuẩn văn

hóa, trên 95% khu dân cƣ văn hóa, 100% khu dân cƣ có nhà văn hóa. Việc xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia, phát triển giáo dục và đào tạo, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lƣợng, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục gắn với mục tiêu xây dựng NTM. Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 90%. Mỗi năm tỷ lệ giảm nghèo đạt từ 2,2% trở lên; xây dựng mới đƣợc hàng

nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách.”

“Năm 2011 qua rà soát, xã mới đạt 3/19 tiêu chí. Những năm qua, cùng

với đẩy mạnh tuyên truyền về chƣơng trình xây dựng NTM, xã tập trung chỉ đạo, hỗ trợ tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc học nghề nông thôn, phát triển sản xuất… phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở, từ đó mang lại chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội; điện, đƣờng, trƣờng, trạm, từng bƣớc đƣợc đầu tƣ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Đến nay, Vân Lĩnh có 5/5 khu dân cƣ văn hóa cấp huyện, 4/5 khu dân cƣ văn hóa NTM cấp tỉnh, 100% số khu có đầy đủ phƣơng tiện phục vụ cho các hoạt động văn hóa; y tế, giáo dục luôn đƣợc chú trọng, chính sách an sinh xã hội luôn đảm bảo, Bình quân thu nhập đầu ngƣời năm 2018 đạt trên 30 triệu đồng/ngƣời, tỷ

Năm 2019, huyện phấn đấu có thêm 7 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã cơ bản đạt chuẩn với 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại tăng từ 1 ÷ 2 tiêu chí/xã.

“Để thực hiện mục tiêu này, huyện Thanh Ba tập trung đẩy mạnh tái cơ

cấu sản xuất nông nghiệp, thay đổi cây trồng, vật nuôi theo hƣớng công nghiệp, bán công nghiệp, nông sản sạch; hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời dân...; đồng thời, tiếp tục dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thƣơng mại - dịch vụ; tiếp tục huy động nguồn lực đầu tƣ cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn về đƣờng giao thông, thủy lợi, trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin truyền thông, thƣơng mại, nhà ở dân cƣ, theo tiêu chí văn minh, lịch sự… bảo đảm lộ trình xây dựng NTM theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020

đề ra.”

1.3.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

“Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc

gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện”

Thanh Thủy đã tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện các tiêu chí. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của huyện đã có bƣớc phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Đến nay, toàn huyện đã có 12/14 xã đạt chuẩn NTM.

Việc phấn đấu đạt các tiêu chí NTM nói chung và đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Nhận thức rõ vấn đề này, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện Thanh Thủy đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Huyện đã tích cực tổ chức tuyên

truyền bằng nhiều hình thức, qua nhiều phƣơng tiện về các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đối với Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua lớn. Thông qua đó, đã tạo đƣợc sự đồng thuận, nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Điều đó đƣợc chứng minh bằng việc nhân dân tự nguyện đóng góp hàng nghìn ngày công, hiến hàng chục nghìn mét vuông đất để xây dựng các công trình chung. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, nhân dân trong huyện đã tích cực hƣởng ứng chƣơng trình với phƣơng châm “đem sức dân xây dựng tƣơng lai hạnh phúc cho dân”, vai trò chủ động của cộng đồng dân cƣ thực sự đƣợc phát huy cao độ. Trong 8 năm qua (từ năm 2010 đến nay), tổng số vốn đầu tƣ cho chƣơng trình này của huyện là gần 2000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ trên 80%, còn lại là các nguồn huy động xã hội hóa. Nhờ sự vào cuộc khẩn trƣơng của cả hệ thống chính trị mà đến nay, trên 85% số xã đã đạt chuẩn NTM, bình quân chung toàn huyện đã đạt trên 18 tiêu chí/xã.

Xác định công tác quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc để tạo điều kiện, tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, huyện Thanh Thủy đã chú trọng việc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy hoạch về đất đai, quy hoạch vùng sản xuất cho phù hợp với đặc điểm tình hình địa phƣơng. Kết cấu hạ tầng giao thông đƣợc quan tâm đầu tƣ và coi đây là khâu đột phá giúp cho kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Giờ đây, khi về mỗi xã, mỗi khu dân cƣ, mỗi ngõ xóm, chúng ta đều thấy rõ một diện mạo mới ngày càng khang trang, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp. Hầu hết các tuyến đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ đƣợc trải nhựa, bê tông hóa; đƣờng liên thôn, ngõ xóm đã đƣợc cứng hóa và có điện thắp sáng. Hệ thống điện cùng với hệ thống thủy lợi thƣờng xuyên đƣợc củng cố, nâng cấp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Ở các địa phƣơng, từ công sở, trƣờng học, trạm y tế, chợ đến nhà văn hóa đều cơ bản đã đƣợc xây

dựng kiên cố. Đặc biệt, toàn huyện hiện đã có trên 80% số trƣờng học đạt chuẩn quốc gia đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân. Chất lƣợng giáo dục đại trà và mũi nhọn không ngừng đƣợc củng cố và nâng cao, nhiều năm liền đứng trong tốp đầu của tỉnh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đƣợc duy trì và phát triển. Đa số nhà ở của ngƣời dân đã đƣợc xây dựng kiên cố, ngày càng nhiều hộ dân có nhà tầng, trang trí đẹp và sử dụng những thiết bị hiện đại. Những yếu tố trên đã làm thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy.

Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện luôn xác định việc thực hiện nâng cao thu nhập cho nhân dân là tiêu chí quan trọng nhất, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề để thực hiện thắng lợi các tiêu chí còn lại. Hàng trăm mô hình, dự án phát triển sản xuất đã đƣợc triển khai, trong đó nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, chú trọng phát triển nông nghiệp cận đô thị gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, từng bƣớc giải quyết việc làm cho ngƣời dân, tiêu biểu nhƣ: Mô hình trồng rau sạch ở Tu Vũ, Xuân Lộc; tƣơng làng Bợ ở Thạch Đồng; trồng hoa, cây cảnh ở Tân Phƣơng; trồng nấm, mộc nhĩ ở Đồng Luận; chế biến gỗ ở Sơn Thủy... Nhờ vậy, thu nhập và đời sống ngƣời dân Thanh Thủy không ngừng đƣợc cải thiện. Các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc ngƣời có công và tạo việc làm cho ngƣời lao động đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Đáng chú ý là tỷ lệ hộ nghèo của huyện cuối năm 2017 đã giảm đáng kể, chỉ còn 4,6%; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 27 triệu đồng/năm. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trƣờng đƣợc các cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm. Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các hộ dân đều thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trƣờng; chất thải, rác thải cơ bản đƣợc thu gom và xử lí, tạo điều kiện tốt để thu hút du khách về với Thanh Thủy.

Ông Nguyễn Trọng Luyện - Trƣởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trƣởng ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thanh Thủy cho biết: “Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, bên cạnh việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện sẽ tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và coi đây là giải pháp quan trọng nhất để thực hiện các tiêu chí khác. Hiện nay, huyện đang chỉ đạo 2 xã còn lại (Sơn Thủy và Đào Xá) huy động mọi nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí và phấn đấu để huyện đạt các tiêu chí NTM vào cuối năm 2018, sớm hơn 2 năm so với kế hoạch”.

Để Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tiếp tục đem lại hiệu quả thiết thực, cần phải thực hiện một cách bền vững từng tiêu chí và thực sự coi xây dựng NTM là nhiệm vụ thƣờng xuyên, liên tục. Có nhƣ vậy mới tạo nên diện mạo nông thôn ngày một khởi sắc và chất lƣợng sống của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện.

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới

Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và một số huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có thể tham khảo và vận dụng, đó là:

Một là, “Trong quá trình triển khai phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa bàn; hiện thực hóa phƣơng châm hành động của cả hệ thống chính trị và

“Hai là, Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, đã xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, đó là: rõ về trách nhiệm; rõ về nội dung, nhiệm vụ; rõ về phƣơng thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện và rõ về kết quả đạt đƣợc. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng

hợp thúc đẩy phong trào xây dựng NTM ngày càng đạt kết quả rõ nét hơn.”

Ba là, Chú trọng và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở; đảm

bảo “sâu sát tình hình sản xuất và đời sống của nông dân; sâu sát với thực tiễn

địa bàn cơ sở; sâu sát với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân để thực hiện tốt công tác hƣớng dẫn, hỗ trợ tích cực nông dân phát

triển sản xuất” và nâng cao thu nhập của ngƣời nông dân. Ban Chỉ đạo xây

dựng nông thôn mới phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của các xã, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc ngay từ cơ sở; Thƣờng

trực “Ban Chỉ đạo phải thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao

đối với từng thành viên. Các” cơ quan, đơn vị chuyên môn phải xây dựng kế

hoạch thống nhất quan điểm chỉ đạo, chi tiết có lộ trình, thời gian, giải pháp cụ thể phối hợp, hƣớng dẫn các xã tổ chức thực hiện.

Bốn là, Phải quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đây là tiền đề, cốt lõi và định hƣớng trong tổ chức thực hiện; phải luôn luôn coi trọng, tôn trọng và thực hiện theo quy hoạch; tuy nhiên, công tác thực hiện, quản lý quy hoạch cũng phải sáng tạo, linh động. Từ thực tiễn ở cơ sở có những lĩnh vực cụ thể cần phải điều chỉnh; việc điều chỉnh quy hoạch đƣợc bàn bạc rất kỹ giữa các cấp, các ngành, phải lấy ý kiến từ nhân dân theo trình tự quy định.

Năm là, “đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải ƣu tiên tập trung giành thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực

hiện; luôn gần gũi, tôn trọng, thấu hiểu, đối thoại, giải thích, giải đáp, giải quyết kịp thời, tạo sự lan tỏa nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền,

vận động trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.”

Sáu là, coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và chú trọng công tác dân vận chính quyền với cách thức, phƣơng pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để ngƣời dân hiểu và thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hƣởng”. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nƣớc, cần phải huy động nguồn lực trong dân để xây dựng NTM theo hƣớng công khai, dân chủ, đồng thuận cao để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện.

Bảy là, “tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)