7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Khái quát về đặc điểm huyện Thanh Sơn
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên huyện Thanh Sơn là 62.357,44 ha, trong đó có 45.724,23 ha đất nông nghiệp, có 4.672,39 ha đất phi nông nghiệp và 11.960,82 ha đất chƣa sử dụng. Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp
với cây hàng năm huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp theo hƣớng hàng hoá, là cơ sở để xây dựng nên những thƣơng hiệu hàng hoá nổi tiếng của quê hƣơng nhƣ: Thƣơng hiệu Chè Bảo Long, Cây công nghiệp Sơn (Khả Cửu, Sơn Hùng, Võ Miếu); chuối phấn vàng (Tân Lập, Tân Minh)... Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du lịch sinh thái, các trung tâm thƣơng mại dịch vụ.
b. Tài nguyên nước
Hệ thống sông Bứa, sông Dân và các suối chảy về sông Hồng cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nƣớc dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
c. Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp của huyện có diện tích 45.377,1ha, chiếm 73% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, độ che phủ rừng hiện tại là 62%. Diện tích rừng với nhiều cây công nghiệp tƣơng đối phong phú, đa dạng nhƣ: Gỗ trai, cây sơn, cây bạch đàn, cây keo...có tác dụng bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống sói mòn, sạt lở. Diện tích rừng trồng (rừng kinh tế) phát triển tƣơng đối mạnh, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp giấy và vật liệu xây dựng.
d. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Thanh Sơn có một số loại khoáng sản nhƣ: pizít; quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than… Ngoài ra còn có nhiều mỏ đá tạo điều kiện cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.
Thanh Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trƣờng trong lành, dọc thị trấn là sông Bứa với cảnh quan rất hấp dẫn. Trên địa bàn huyện có nhiều khu vực có thể xây dựng các khu di tích sinh thái, có vƣờn rừng, có thảm thực vật phong phú với những thác nƣớc nhỏ, những dòng suối trong vắt (Thác Chòi xã Cự Thắng, Thác Mây xã Hƣơng Cần). Đó chính là những cảnh quan lý tƣởng cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch đồi rừng… Có thể nói Thanh Sơn là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, là nơi có nhiều tiềm năng trong phát triển đô thị, du lịch sinh thái và mở mang các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm dịch vụ thƣơng mại…
Tuy nhiên Thanh Sơn do có những vùng bị nhiễm phóng xạ, có những khu vực khai thác và sơ chế khoáng sản, chế biến nông sản (tinh bột sắn), do đó môi trƣờng sinh thái cũng bắt đầu báo động, đòi hỏi khi quy hoạch phải quan tâm đến vấn đề môi trƣờng sinh thái.