Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.2.4. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu

yếu kém

a. Những hạn chế, yếu kém:

- Công tác quy hoạch nông thôn mới giai đoạn đầu chƣa sát với thực tế, một số địa phƣơng chƣa điều chỉnh quy hoạch kịp thời.

- Huy động nguồn lực tại chỗ xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, mức huy động chƣa nhiều.

- Tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại một số xã còn chậm, một số xã hàng năm không tăng tiêu chí hoặc chỉ tăng đƣợc 01 tiêu chí/năm, kết quả các tiêu chí đạt đƣợc còn có chênh lệch lớn giữa các xã vùng trung du với các xã vùng miền núi. Tiến độ hoàn thành, nâng cao chất lƣợng các tiêu chí cơ sở hạ tầng (giao thông, trƣờng học, cơ sở vật chất văn hoá, trạm y tế) còn hạn chế.

- Công tác chỉ đạo của một số địa phƣơng chƣa thực sự hiệu quả, còn lúng túng, chƣa quan tâm sâu sát, chậm đổi mới; chất lƣợng công tác rà soát, tổng hợp, đánh giá, báo cáo của một số cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế.

b. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

- Điểm xuất phát của các địa phƣơng thấp, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã vùng miền núi đặc biệt khó khăn, xuất phát điểm các tiêu chí đạt đƣợc khi mới thực hiện chƣơng trình đạt thấp.

- Giá cả thị trƣờng không ổn định, đặc biệt là giá nông sản đã ảnh hƣởng trực tiếp đến đầu tƣ phát triển sản xuất của ngƣời nông dân; dịch bệnh đe dọa gây ảnh hƣởng đến sản xuất hàng hóa; thiên tai luôn diễn biến phức tạp gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cơ sở vật chất và nơi sản xuất của nhân dân.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phƣơng chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chƣơng trình, chƣa làm tốt công tác tuyên truyền, thiếu chủ động, vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại cấp trên nhất là bố trí nguồn lực, trong khi việc huy động nguồn lực trong nhân dân, xã hội còn hạn chế do đời sống của ngƣời dân còn nhiều khó khăn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu để xây dựng nhiều hạng mục hạ tầng nông thôn.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành nhiều lúc, nhiều nơi chƣa chặt chẽ, thiếu kịp thời; một số cơ quan, đơn vị chƣa quyết liệt vào cuộc trong

tham mƣu chỉ đạo, hƣớng dẫn các địa phƣơng thực hiện chƣơng trình; việc chỉ đạo thực hiện chƣơng trình còn chƣa khoa học và quyết liệt. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn ít kinh nghiệm trong công tác rà soát, tổng hợp, đánh giá và xây dựng kế hoạch, quy hoạch cũng nhƣ triển khai thực hiện các chƣơng trình dự án, đặc biệt là năng lực làm chủ đầu tƣ các dự án.

- Một số địa phƣơng thực hiện công tác chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng nông thôn theo hƣớng hàng hóa tập trung còn chậm, chƣa có định hƣớng khuyến khích đầu tƣ của doanh nghiệp về nông thôn, định hƣớng phát triển kinh tế tập thể chƣa có chuyển biến tích cực, chậm đổi mới.

2.3. Thực trạng QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2008 - 2018

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)