Bối cảnh chung tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 73)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.1. Bối cảnh chung tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông

dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Bối cảnh, tình hình tỉnh Phú Thọ

Khi mới triển khai xây dựng NTM, xuất phát điểm của tỉnh Phú Thọ còn khá thấp (năm 2011 bình quân tiêu chí đạt 6,5 tiêu chí/xã; toàn tỉnh có 51 xã đạt dƣới 5 tiêu chí; chỉ có 26 xã đạt tiêu chí về thu nhập, 36 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo). Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ chƣơng trình từ Trung ƣơng còn hạn chế, trong khi khả năng huy động nguồn lực của tỉnh cũng nhƣ các địa phƣơng còn khó khăn.

Thực hiện Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 10/8/2017 “của Thủ tƣớng

Chính phủ ngày Thành lập Ban chỉ đạo trung ƣơng các Chƣơng trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định 1920/QĐ-TTg ngày /10/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy

và biên chế Văn phòng điều phối nông thôn mơi các cấp;” tỉnh Phú Thọ đã

kiện toàn Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc đảm bảo theo quy định của trung ƣơng; chỉ đạo các địa phƣơng thành lập ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc đồng bộ để triển khai thực hiện. Đến nay 13/13 đơn vị cấp huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo và thành lập văn phòng điều phối cấp huyện. 247/247 xã đã bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác xây dựng nông thôn mới.

Để tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Phú Thọ đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, quản lý, hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình của trung ƣơng. Ban hành kế hoạch triển khai thực

hiện chƣơng trình giai đoạn 2016 - 2020; ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020, phân công cụ thể cho từng sở, ngành phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới; ban hành bộ tiêu chí khu đan cƣ nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020; ban hành quyết định phân công các đồng chí là Tỉnh ủy viên tham gia chỉ đạo các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020; ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”; ban hành cơ chế thƣởng kinh phí cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới

Trong 247 xã triển khai xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh có 81 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 32,8%); có 43 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (chiếm 17,5%); có 91 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (chiếm 36,8%); có 32 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí (chiếm 12,9%). Không có xã đạt dƣới 6 tiêu chí. Bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 14,3 tiêu chí/xã (tăng 1,3 tiêu chí/xã so với năm 2017)

Đối với huyện Lâm Thao đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015: Năm 2017 tiếp tục thực hiện nâng cao chất lƣợng các tiêu chí của huyện nông thôn mới.

Các đơn vị: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Thủy có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 113 khu dân cƣ đạt chuẩn nông thôn mới.

3.1.2. Bối cảnh, tình hình huyện Thanh Sơn

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tích tự nhiên 62.110,40 ha; với 23 đơn vị hành chính (gồm 22 xã và 01 thị trấn), trong đó có 04 xã thuộc khu vực I, 12 xã thuộc khu vực II, 07 xã thuộc khu vực III; có 06 xã thuộc vùng CT 229; có 285 khu dân cƣ (trong đó có 77 thôn bản ĐBKK); dân số trên 13 vạn ngƣời (trên 59,93% là dân tộc thiểu số).

Từ khi huyện Thanh Sơn cũ tách ra thành 02 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn vào năm 2007, đến năm 2010, huyện Thanh Sơn đã đạt đƣợc nhiều thành tựu hết sức quan trọng, tổng giá trị sản xuất đạt trên 790 tỷ đồng (trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt trên 320 tỷ đồng, nông, lâm, nghiệp thuỷ sản đạt trên 260 tỷ đồng, dịch vụ thƣơng mại đạt trên 200 tỷ đồng). Cơ cấu, tỷ trọng giá trị sản xuất của nền kinh tế: Công nghiệp xây dựng 41,1%; nông lâm thuỷ sản 33,0 %; dịch vụ 25,9 %. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,3%.

“Thu nhập và đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện hơn. Tuy

nhiên, thành quả đạt đƣợc vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện, nền nông nghiệp còn chƣa bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực hòn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng nông thôn nhƣ giao thông,

thuỷ lợi, trƣờng học, trạm y tế,... còn chƣa phát triển.”

Thực hiện chủ trƣơng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Hội nghị Trung ƣơng 7 (khoá X) với Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 và các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đƣợc thực hiện từ năm 2010, theo đó kế hoạch giai đoạn 2010 - 2015, huyện phấn đấu có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Lƣơng Nha, Địch Quả, Cự Thắng, Tất Thắng), tuy nhiên, giai đoạn 2010 – 2015 chƣa hoàn thành kế hoạch. Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đặt mục tiêu có 06 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn (trong đó có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới). Đến 6/2019, đã có 3 xã đã đạt chuẩn (Lƣơng Nha, Địch Quả, Sơn Hùng), phấn đấu cuối năm 2019 xã Thục Luyện đạt chuẩn nông thôn mới (vƣợt 01 xã so với mục tiêu đề ra), xã Cự Thắng cơ bản đạt chuẩn; các xã còn lại đều tăng tiêu chí trong đó 11 xã đạt từ 10 - 13 tiêu chí (gồm Thạch Khoán, Hƣơng Cần, Cự

Đồng, Võ Miếu, Thục Luyện, Yên Sơn, Giáp Lai, Thắng Sơn, Tân Lập, Tất Thắng, Tinh Nhuệ); các xã còn lại đạt từ 7 - 9 tiêu chí.

 Thuận lợi

- “Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện luôn đƣợc

các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp huyện, xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thƣờng xuyên để chỉ đạo triển khai thực hiện. Do đó xây dựng nông thôn mới đã huy động đƣợc sự tham gia ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội,

đƣợc sự ủng hộ đồng tình hƣởng ứng của ngƣời dân.”

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc có nhiều chủ trƣơng, chính sách thực hiện xây dựng nông thôn mới đã ban hành cụ thể và đồng bộ, hỗ trợ nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, lồng ghép nguồn lực từ nhiều chƣơng trình dự án để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

 Khó khăn

- Điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, địa hình rộng và dân cƣ phân bố không đồng đều nên đầu tƣ cơ sở hạ tầng tốn kém, hiệu quả chƣa cao; đời sống của ngƣời dân còn nhiều khó khăn, trong những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cơ sở vật chất.

- Khi mới bắt đầu triển khai thực hiện chƣơng trình, mức độ đạt các tiêu chí nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện rất thấp, hầu hết chỉ đạt từ 01 đến 02/19 tiêu chí.

3.2. Định hướng QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Căn cứ kết quả đạt đƣợc sau 10 năm tiếp tục nâng cao chất lƣợng các tiêu chí đã đạt làm để tổ chức thực hiện Chƣơng trình sau năm 2020. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; ƣu tiên đầu tƣ cho các xã phấn đấu đạt, cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, các xã vùng khó khăn, an toàn khu theo lộ trình từng năm và giai đoạn đến năm 2030; Trong quá trình thực hiện phải có quyết tâm cao, kiên trì, bền bỉ, thƣờng xuyên; không nóng vội, chạy theo thành tích.

- Đối với các xã đã đạt chuẩn: “Giữ vững và nâng cao chất lƣợng các

tiêu chí nông thôn mới. Trong đó tập trung vào một số nội dung nhƣ: Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập; cải tạo, nâng cấp đƣờng giao thông nông

thôn; nâng cao chất lƣợng điện; xử lý rác thải;” chú trọng chăm sóc sức khỏe

và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

- Đối với các xã phấn đấu cơ bản đạt chuẩn: Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập để cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng kế hoạch cụ thể, huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí về cơ sở hạ tầng.

- Các xã còn lại: Hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng đạt của các tiêu chí: Giao thông (tại các xã Cự Đồng, Yên Sơn, Tinh Nhuệ, Giáp Lai, Thắng Sơn,…), điện (tại các xã Yên Lƣơng, Thƣợng Cửu, Khả Cửu), trƣờng học (tại các xã Yên Sơn, Thắng Sơn,…), cơ sở vật chất văn hóa (tại các xã Cự Đồng, Giáp Lai, Yên Lƣơng), cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn (tại các xã Tinh Nhuệ, Khả Cửu, Tất Thắng, Tân Lập, Tân Minh, Khả Cửu,…). Đối với các tiêu chí còn lại tiếp tục triển khai các nội dung theo kế hoạch đã đề ra.

Đến hết năm 2020, mỗi xã đƣợc công nhận thêm ít nhất 01 khu dân cƣ đạt chuẩn nông thôn mới và 18/22 xã có khu dân cƣ đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tiếp tục nâng cao chất lƣợng các tiêu chí nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân; hƣớng tới xây dựng vùng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; một nền nông nghiệp với cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn sản xuất nông nghiệp với tái cơ cấu ngành và liên kết bao tiêu sản phẩm; cảnh quan môi trƣờng nông thôn xanh, sạch, đẹp.

+ Về nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo chuỗi liên kết bền vững và tăng khả năng cạnh tranh của một số nông sản hàng hoá chủ lực của địa phƣơng nhƣ: Chè (Sơn Hùng, Thục Luyện, Võ Miếu,…), chăn nuôi gà (Địch Quả, Võ Miếu, Thắng Sơn,…), gỗ nguyên liệu (Tất Thắng, Cự Thắng, Văn Miếu…), thịt chua (Thị trấn Thanh Sơn), chuối phấn vàng (Tân Lập, Tân Minh), bƣởi Diễn tại các xã trên địa bàn.

+ Về nông dân: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, thu hẹp chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, nông dân với các thành phần kinh tế, xã hội khác; tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các xã còn nhiều khó khăn (Đông Cửu, Thƣợng Cửu, Khả Cửu); nông dân đƣợc đào tạo có trình độ sản xuất tiên tiến, đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

+ “Về nông thôn: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế,

xã hội hiện đại, nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trƣờng; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng; củng cố khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức, xây dựng

nền kinh tế, xã hội và chính trị vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

đảm bảo an ninh quốc phòng.”

- Giai đoạn 2021 - 2025: Có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 01

xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định của Trung ƣơng. “Thu

nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 36 triệu đồng/ngƣời/năm. Tỷ lệ hộ

nghèo giảm còn <9%; tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt 20%.”

- Giai đoạn 2026 - 2030: Có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định của Trung ƣơng. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 36 triệu đồng/ngƣời/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn <7%; tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt 25%.

- Về nông nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản bình quân đạt 5%/năm (năm 2025) và đạt 5,5%/năm (năm 2030). Tỷ trọng kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản toàn huyện 38% (năm 2025) và đạt 36%/năm (năm 2030).

- Về nông dân: Giải quyết cơ bản việc làm, nâng thu nhập của dân cƣ nông thôn là 25 triệu đồng/ngƣời/năm (năm 2025) và đạt 30 triệu đồng/ngƣời/năm (năm 2030). Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 10% (năm 2025) và 8%/năm (năm 2030). Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 35% (năm 2025) và 30%/năm (năm 2030); tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 25% (năm 2025) và đạt trên 30%/năm (năm 2030).

- Về nông thôn: Tiếp tục triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn

mới, có 06 xã và 30 khu “đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2025); có 07 xã và 45

khu đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2030). Tiếp tục nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Về cơ chế chính sách huy động nguồn lực

Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách cấp trên, đồng thời đẩy mạnh quy hoạch, triển khai đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ từ các chƣơng trình nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, giao thông nông thôn, chƣơng trình 135 và các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tƣ, cải tạo nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi, đƣờng giao thông nông thôn, kiên cố hóa trƣờng, lớp học, trạm y tế; cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hóa, cải tạo, nâng cấp, khai thác hiệu quả hệ thống các công trình nƣớc sạch hiện có và tiếp tục đầu tƣ, mở rộng hệ thống nƣớc sạch tại khu vực thị trấn; đầu tƣ xây mới một số công trình nƣớc sạch tại các trung tâm cụm xã; phấn đấu đến năm 2020 có 70% đƣờng giao thông nông thôn, 50% hồ, đập, kênh mƣơng đƣợc cứng hóa, 100% phòng học đƣợc kiên cố hóa theo hƣớng chuẩn quốc gia. Đầu tƣ các công trình thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn, trƣớc mắt tập trung ƣu tiên cho các xã, phấn đấu đến 2020 đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Trên cơ sở rà soát hiện trạng của các xã, tổng dự kiến nhu cầu vốn: Khoảng 342.970 triệu đồng, để thực hiện các tiêu chí:

- Giao thông: Khoảng 262.970 triệu đồng. - Trƣờng học: Khoảng 28.000 triệu đồng.

- Cơ sở vật chất văn hóa: Khoảng 24.000 triệu đồng. - Trạm y tế xã: Khoảng 278.000 triệu đồng.

Chia ra cơ cấu các nguồn vốn (căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020):

- Vốn trực tiếp từ chƣơng trình (Khoảng 24%): 82.312,8 triệu đồng. - Vốn giảm nghèo và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, ODA (Khoảng 6%): 20.578,2 triệu đồng.

- Vốn tín dụng (Khoảng 45%): 154.336,5 triệu đồng.

- Vốn của các doanh nghiệp, các hợp tác xã và các tổ chức khác (Khoảng 15%): 51.445,5 triệu đồng.

- Vốn đóng góp của nhân dân (Khoảng 10%): 34.297 triệu đồng.

3.3.2. Về quản lý chỉ đạo, điều hành

Kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo cấp huyện đồng bộ. Chỉ đạo các xã kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xã, Ban

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)