Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 42)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Khái quát về đặc điểm huyện Thanh Sơn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý:

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tích tự nhiên 62.110,40 ha; với 23 đơn vị hành chính (gồm 22 xã và 01 thị trấn), trong đó có 04 xã thuộc khu vực I, 12 xã thuộc khu vực II, 07 xã thuộc khu vực III; có 06 xã thuộc vùng CT 229; có 285 khu dân cƣ (trong đó có 77 thôn bản ĐBKK); dân số trên 13 vạn ngƣời (trên 59,93% là dân tộc thiểu số).

“Huyện Thanh Sơn phía Bắc giáp các huyện Tam Nông; Yên Lập, tỉnh

Phú Thọ; Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phía Tây giáp huyện Tân Sơn, tỉnh

Phú Thọ; Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình.”

Huyện Thanh Sơn có trục đƣờng Quốc lộ 32 từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái; Quốc lộ 70B từ Phú Thọ đi Hòa Bình. Nằm ở vị trí khá thuận tiện về giao thông, trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 09 tuyến đƣờng tỉnh (ĐT313D, ĐT316, ĐT31C, ĐT316L, ĐT316G, ĐT317, ĐT317B, ĐT317C, ĐT317D) và với 920km đƣờng GTNT. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thƣơng với các huyện lân cận nhƣ Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Tân Sơn; giao lƣu với các tỉnh khác nhƣ Hoà Bình, Yên Bái, Hà Nội. Với vị trí đó, huyện Thanh Sơn thực sự là mối giao lƣu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du miền núi tạo những tiềm năng cho phát triển thị trƣờng, giao lƣu hàng hoá giữa các khu vực.

b. Địa hình:

Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhô trong hệ phức hợp vùng núi thấp có độ cao trung bình từ 500 đến 700m. Đây là vùng thƣợng lƣu của sông Bứa địa hình nghiêng dần về vùng trũng phía Đông (Địch Quả; Sơn Hùng) rồi đổ ra sông Hồng ở địa phận huyện Cẩm Khê.

c. Khí hậu:

Do địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi thấp, cấu tạo theo kiểu báp úp nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lƣu vực sông Bứa nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn. Vì vậy khí hậu của huyện có đặc trƣng của khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều, mùa

động lạnh, nhiệt độ trung bình là 20- 210

C, lƣợng mƣa trung bình năm dao động từ 1850- 1950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình là 86,8%.

d. Hệ thống thuỷ văn:

Hệ thống sông Bứa, sông Dân và các suối chảy về sông Hồng cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nƣớc dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Trên địa bàn huyện còn các hồ, đầm lớn nhƣ Đầm Gai xã Lƣơng Nha, hồ suối Đúng xã Yên Sơn, hồ Đá Mài, hồ Khoang Tải xã Cự Đồng, hồ Tải Giang xã Cự Thắng, hồ Củ xã Võ Miếu, hồ suối Cái xã Giáp Lai, cùng với hệ thống kênh mƣơng dẫn nƣớc tƣới tiêu và chống hạn đảm bảo sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)