7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.3. Thực trạng QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Thanh Sơn, tỉnh
2.3.2. Vai trò chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của các cấp, các ngành
a. Xây dựng đồng bộ hệ thống bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình
“Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TU ngày 20/11/2009 của Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ về việc phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Nghị quyết số 196/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc quy hoạch phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Kế hoạch số 759/KH-UBND ngày 17/3/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc triển khai thực hiện quy hoạch nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Huyện ủy Thanh Sơn đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày
16/12/2010 về việc triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020; UBND huyện Thanh Sơn đã ban hành Kế hoạch số 920/KH-UBND ngày 16/12/2010 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020;” Văn bản số 08/BC-UBND ngày 18/01/2016 về kết quả
thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Sơn giai đoạn 2010 – 2015 phƣơng hƣớng, nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020; hàng năm UBND huyện đã xây dựng kế hoạch và có văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện chƣơng trình.
Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đã tích cực phối hợp với chính quyền để tuyên truyền, phổ biến đến các thành viên, nhân dân chủ trƣơng, chính sách xây dựng nông thôn mới. Qua đó, các tầng lớp nhân dân đã hiểu rõ ý nghĩa, nội dung chƣơng trình và tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình.
Thành lập Ban chỉ đạo nông thôn mới của 22/22 xã để tham mƣu giúp Đảng ủy, HĐND, UBND xã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên đại bàn xã. UBND các xã đã cụ thể hóa các kế hoạch và nghị quyết của cấp trên, Đảng ủy, HĐND xã thành các kế hoạch và văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện chƣơng trình; Thành lập Ban quản lý nông thôn mới xã và các Ban phát triển thôn giúp UBND xã thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Ban chỉ đạo chƣơng trình từ cấp huyện đến cấp xã đƣợc kiện toàn hàng năm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. UBND các xã đã thành lập, kiện toàn Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã và các Ban phát triển thôn tại các khu dân cƣ. Từ đó, ngay sau khi triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã thiết lập đƣợc bộ
máy chỉ đạo xuyên suốt từ huyện đến khu dân cƣ; từ đó, kịp thời triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến nhân dân, đồng thời nắm bắt đƣợc thực tế tại cơ sở để chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình.
* Thành lập Bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo
Ngày 14/02/2017, UBND huyện Thanh Sơn đã ban hành Quyết định số
397/QĐ-UBND về việc thành lập “Văn phòng Điều phối nông thôn mới
huyện; Quyết định số 1828/QĐ-UBND ngày 04/6/2018 về việc thành lập Tổ
thẩm định kết quả thực hiện tiêu chí khu dân cƣ nông thôn mới huyện.”
“Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ:
Giúp Ban Chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát”
đánh giá đồng bộ, toàn diện Chƣơng trình trên địa bàn huyện; theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình về thực hiện Chƣơng trình; chuẩn bị nội dung, chƣơng trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo; tham mƣu, giúp Ban Chỉ đạo huyện trong việc đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện Chƣơng trình.
Tổ thẩm định kết quả thực hiện tiêu chí khu dân cƣ nông thôn mới huyện giúp UBND huyện hƣớng dẫn, rà soát, tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn của các tiêu chí khu dân cƣ trên địa bàn.
b. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới
Công tác tuyên truyền, vận động đã đƣợc triển khai đến từng cộng đồng khu dân cƣ, từng hộ gia đình bằng nhiều hình thức nhƣ: Xây dựng và phát sóng trên hệ thống truyền thanh, truyền hình huyện, trang thông tin điện tử huyện, truyền thanh xã về chuyên đề xây dựng nông thôn mới; đồng thời, phối hợp với đài truyền hình tỉnh phát các tin, bài và phóng sự; cấp tài liệu hƣớng dẫn, tuyên truyền, lịch thời vụ, tờ rơi kỹ thuật các loại cho các xã, cán bộ theo dõi nông thôn mới cơ sở, cán bộ khuyến nông và bà con nông dân;
Lắp đặt pano tuyên truyền tại xã: Sơn Hùng, Địch Quả, Cự Thắng; treo tranh cổ động và khẩu hiệu tại các khu dân cƣ.
c. Việc thực hiện Phong trào thi đua ”Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và hiệu quả của Phong trào thi đua đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
- Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ gắn với xây dựng nông thôn mới” đƣợc triển khai rộng khắp và đã đạt một số kết quả sau: Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 88,7%; tỷ lệ khu dân cƣ đạt danh hiệu “Khu dân cƣ văn hóa” trên 86%; 100% các khu dân cƣ xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc văn hóa phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng; qua đó, an ninh, trật tự đƣợc ổn định, tạo cho mọi ngƣời sống có trách nhiệm, đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế - văn hóa, bảo tồn và giữ gìn đƣợc những giá trị văn hóa truyền thống đặc trƣng của địa phƣơng.
- UBND huyện đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các Đoàn thể huyện phát động các phong trào thực hiện chƣơng trình xuyên xuốt từ huyện đến cơ sở: Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "gia đình 5 không 3 sạch"; Thu gom rác thải, phân loại, xử lý rác thải tại hộ; Đẩy mạnh 3 phong trào thi
đua của “Hội Nông dân (nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; nông dân
thi đua xây dựng nông thôn mới; nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh), Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên trong cuộc vận động hội viên, đoàn viên
ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất” gắn với thực hiện tiêu chí về thu
nhập, đóng góp ngày công lao động, hiến đất làm đƣờng giao thông và các công trình công cộng, xây dựng cảnh quan môi trƣờng sạch đẹp.