Chương 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Phân loại trạng thái rừng hiện tại của rừng núi đất đai cao ở Khu BTTN Pù Hu
Pù Hu – Thanh Hóa
Công tác phân loại trạng thái rừng hiện tại khu vực tạo điều kiện thuận loại cho công tác nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tác động hợp lý cho công tác bảo tồn và phát triển hệ sinh thái này.
Với điều kiện lập địa, thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng của rừng núi đất ta có thể nhận thấy tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng, độ dốc thấp, thảm thực bì dày .... vì vậy đặc điểm thực vật rừng núi đất cũng có sự khác biệt so với các dạng địa hình khác. Phần lớn cây rừng sẽ phát triển mạnh về chiều cao, nhưng về đường kính thì phát triển yếu hơn. Tuy nhiên tại khu vực nghiên phần lớn là rừng hỗn giao cây gỗ với các loài trong họ tre nứa (nứa, vầu, bương, le ....) phân bố ở độ cao trên 600 m so với mặt nước biển do vậy cây rừng có nhiều không gian dinh dưỡng, chúng sẽ phát triển về đường kính mạnh hơn chiều cao. Vì lý do đấy nên tổng tiết diện ngang của kiểu trạng thái rừng núi đất ở đây luôn lớn hơn phân loại của Loeschau. Do vậy, để phân loại các trạng thái rừng núi đất ở khu vực đề tài chủ yếu dựa vào tổng trữ lượng (∑M) và kết hợp với việc mô tả trực tiếp kiểu trạng thái rừng trong quá trình điều tra ngoài thực địa. Kết quả phân loại các trạng thái rừng núi đất theo đai cao tại Khu BTTN Pù Hu – Thanh Hóa được tổng hợp trong bảng 4.19 như sau.
Bảng 4.19: Bảng phân loại các trạng thái rừng núi đất theo đai cao hiện tại ở Khu BTTN Pù Hu – Thanh Hóa
STT Đai cao (m) ÔTC N/ô (cây) N/ha (cây) G/ha (m2) M/ha (m3) Trạng thái 1 600 1 73 730 15,061 102,200 IIIA2 2 30 300 11,175 87,800 IIIA1 3 32 320 23,192 219,840 IIIB 4 28 280 14,551 138,040 IIIA3 5 20 200 9,431 71,800 IIIA1 2 800 6 47 470 30,288 241,110 IV 7 43 430 29,641 258,860 IV 8 51 510 42,922 307,020 IV 9 38 380 21,182 164,160 IIIA3 10 43 430 27,072 220,590 IIIB 3 1000 11 40 400 25,782 205,200 IIIB 12 22 220 18,140 154,000 IIIA3 13 39 390 20,880 168,480 IIIA3 14 30 300 18,919 153,800 IIIA3 15 24 240 19,230 168,000 IIIA3 4 1200 16 34 340 33,300 312,800 IV 17 36 360 44,863 482,400 IV 18 40 400 47,098 475,600 IV 19 24 240 18,364 168,00 IIIA3 20 36 360 22,124 179,550 IIIA3
4.3.1. Trạng thái rừng ở đai cao 600 mét.
Tại vị trí đai cao 600 mét so với mặt nước biển này, khu BTTN Pù Hu có các kiểu trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIIA3, IIIB thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít bị tác động trên đai cao
Số cây biến động từ 300 đến 400 cây/ha.
Tổng tiết diện ngang (∑G/ha): Kiểu trạng thái rừng IIIA1 dao động từ 9,431m2 đến 11,175m2, kiểu trạng thái IIIA3 là 14,551m2, trạng thái rừng IIIB là 23,192m2.
Trữ lượng (M/ha): Kiểu trạng thái rừng IIIA1 đạt từ 71,800m3 đến 87,800m3, kiểu trạng thái rừng IIIA2 đạt 102,200m3, kiểu trạng thái IIIA3 đạt 138,040m3, trạng thái rừng IIIB đạt 219,840m3.
Trước đây tại đai cao này đã chịu tác động của người dân (cách đây 15 – 20 năm) làm cho rừng bị tàn phá và cấu trúc bị tác động nhưng chúng có thời gian phục hồi tạo nên tổ thành loài là các á nhiệt đới và ưa sáng có giá trị kinh tế thấp như: Dẻ cau, Dẻ gai, Cà ổi. Chúng có kích thước khá đồng đều. Bên cạnh đó những loài cây bản địa có giá trị kinh tế Chò chỉ, Giổi xanh, Sâng còn sót lại cũng chiếm tỉ lệ khá cao đường kính lên tới 50 đến 55 cm nằm rải rác.
4.3.2. Trạng thái rừng ở đai cao 800 mét.
Ở vị trí đai cao 800 mét so với mặt nước biển, khu BTTN Pù Hu gồm có các kiểu trạng thái rừng IIIA3, IIIB, IV thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít bị tác động trên đai cao.
- Số cây biến động từ 380 đến 510 cây/ha.
- Tổng tiết diện ngang (∑G/ha): Kiểu trạng thái rừng IIIA3 là 21,182m2, kiểu trạng thái IIIB là 27,072m2, trạng thái rừng IV dao động từ 29,641m2 đến 42,922m2. - Trữ lượng (M/ha): Kiểu trạng thái rừng IV đạt từ 241,110m3 đến 307,020m3, kiểu trạng thái rừng IIIA3 đạt 164,160m3, kiểu trạng thái IIIB đạt 220,590m3.
4.3.3. Trạng thái rừng ở đai cao 1000 mét.
Tại vị trí đai cao 1000 mét so vơi mặt nước biển, khu BTTN Pù Hu gồm có các kiểu trạng thái rừng IIIA3, IIIB thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít bị tác động trên đai cao.
- Tổng tiết diện ngang (∑G/ha): Kiểu trạng thái rừng IIIA3 là 18,140m2 đến 20,880m2, trạng thái rừng IIIB là 25,782m2.
- Trữ lượng (M/ha): Kiểu trạng thái rừng IIIA3 đạt từ 153,800m3 đến 168,480m3, kiểu trạng thái IIIB đạt 205,200m3.
4.3.4. Trạng thái rừng ở đai cao 1200 mét.
Tại vị trí đai cao 1200 mét so vơi mặt nước biển, khu BTTN Pù Hu gồm có các kiểu trạng thái rừng IIIA3, IV thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít bị tác động trên đai cao.
- Số cây biến động từ 260 đến 360 cây/ha.
- Tổng tiết diện ngang (∑G/ha): Kiểu trạng thái rừng IIIA3 dao động là 18,364m2 đến 22,124m2, trạng thái rừng IV dao động từ 33,300m2 đến 47,098m2.
- Trữ lượng (M/ha): Kiểu trạng thái rừng IIIA3 đạt từ 168,000m3 đến 179,550m3 kiểu trạng thái IV đạt 312,800m3 đến 482,400m2.
Dựa vào thông tin điều tra ngoài thực địa ta co thể phân chia như sau: Kiểu trạng thái rừng IIIA1: Cấu trúc rừng bị phá vỡ, rừng chỉ 1 tầng tán chủ yếu là các loài cây tái sinh mới lớn, các loài cây to chiếm tỉ lệ rất nhỏ nằm rải rác, cây bụi dây leo xâm lấn mạnh. Kiểu trạng thái IIIA2: Tầng tán chính bị phá vỡ, mật độ các loài cây to thuộc tầng rừng chính giảm mạnh, chất lượng phẩm chất cây kém, lớp cây tái sinh mới lớn chiếm tỉ lệ khá lớn, tầng cây bụi dây leo nằm rải rác. Kiểu trạng thái IIIA3: Rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ trạng thái IIIA2 lên, cấu trúc tuy bị tác động nhưng chưa bị phá vỡ, quần tụ tương đối khép kín có từ 2 tầng tán trở lên, có một số loài cây có đường kính lớn (>35 cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn. Kiểu trạng thái IIIB: Rừng ít bị tác động, kết cấu chưa bị phá vỡ, quần tụ khép kín, có khá nhiều tầng tán, không có sự sâm lấn của cây bụi dây leo. Kiểu trạng thái IV: Rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh thành thục do chưa được khai thác sử dụng, rừng có cấu trúc ổn định, nhiều tầng, nhiều cấp kính, đôi khi thiếu nhiều tầng giữa và tầng dưới.