Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu thanh hóa​ (Trang 79 - 80)

Mục tiêu chung của giải pháp này là hướng các lâm phần đến cấu trúc ổn định, nâng cao giá trị đa dạng sinh học và giá trị sử dụng rừng. Từ kết quả nghiên cứu về tổ thành loài cho khu vực theo hai chỉ tiêu (N% và IV%) ta có thể nhận thấy: Tỉ lệ các loài cây có giá trị kinh tế thấp là chủ yếu, trong khi đó những loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao chiếm tỉ lệ thấp đặc biệt là ở các lâm phần có sự tác động của con người. Để đưa các lâm phần đến cấu trúc ổn định, nâng cao tính đa dạng và giá trị sử dụng rừng ta cần tiến hành như sau:

- Khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển những loài cây đặc hữu, có giá trị của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao.

- Đối với các lâm phần lâm phần ít bị tác động của con người ta có thể xúc tiến tái sinh tự nhiên, chặt tỉa cây có phẩm chất kém, sâu bệnh, các cây kìm hãm sự phát triển của loài có giá trị mà không làm vỡ kết cấu tầng tán và mất loài hiện có trong khu vực.

- Để nâng cao giá trị của rừng ta có thể kết hợp trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế.

Các biện pháp cụ thể cho từng trạng thái rừng trong khu vực nghên cứu - Kiểu trạng thái rừng IIIA1: Kiểu trạng thái này phân bố chủ yếu ở đai cao 600 m, là rừng nghèo kiệt, bị khai thác kiệt, cấu trúc rừng bị phá vỡ, rừng chỉ 1 tầng tán chủ yếu là các loài cây tái sinh mới lớn, các loài cây gỗ cồn lại có chất lượng kém chiếm tỉ lệ rất nhỏ nằm rải rác, cây bụi dây leo xâm lấn mạnh, khả năng tái sinh phục hồi rừng kém. Các biện pháp tác động là: Quản lý bảo vệ ngăn chặn các hành vi khai thác, phá rừng; áp dụng các biện pháp lâm sinh như: nuôi dưỡng, cải tạo, phục hồi rừng, phát dây leo bụi rậm, chặt bỏ cây sâu bệnh, xúc tiến tái sinh tự nhiên, cải tạo tổ thành, trồng dặm các loài cây bản địa có giá trị kinh tế như: Sến mật, vàng tâm, giổi xanh, đinh ....

- Kiểu trạng thái rừng IIIA2: Trạng thái này cũng phân bố chủ yếu ở đai cao 600m, là rừng trung bình, tầng tán chính bị phá vỡ, mật độ các loài cây to thuộc tầng rừng chính giảm mạnh, chất lượng phẩm chất cây kém, lớp cây tái sinh mới lớn chiếm tỉ lệ khá lớn, tầng cây bụi dây leo nằm rải rác. Các biện pháp tác động là: Quản lý bảo vệ không để khai thác và phá hoại; các biện pháp lâm sinh cần tác động: chăm sóc, nuôi dưỡng, chặt bỏ cây có phẩm chất kém, sâu bệnh, phát dây leo tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển.

- Kiểu trạng thái IIIA3, IIIB, IV: Được phân bố chủ yếu khu vực núi Pù Hu từ đai cao 800 m trở lên, thuộc loại rừng giàu, ít chịu tác động của con người, chúng có cấu trúc ổn định. Do vậy các biện pháp tác động ở đây là: Quản lý bảo vệ tránh những tác động xấu đến lâm phần, ngoài ra cần quan tâm đến phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ để tăng thu nhập, tính đa dạng và phát huy được tác dụng bảo vệ của rừng núi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu thanh hóa​ (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)