Đặc điểm phân bố của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao ở Khu BTTN Pù Hu –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu thanh hóa​ (Trang 45 - 49)

Chương 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm phân bố của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao ở Khu BTTN Pù Hu –

Hu – Thanh Hóa.

Được thành lập năm 1998 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có chức năng quản lý diện tích rừng 27.502,89 ha, với 23.249,45 ha là rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 11 xã thuộc 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát. Theo các tài liệu về lịch sử hình thành Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: trước năm 1998 diện tích rừng hiện tại của khu bảo tồn được giao cho các xã quản lý theo nghị định 02 của chính phủ. Tuy đây là những diện tích rừng phòng hộ quan trọng nhưng vào thời gian đó do điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ quản lý của các cấp còn hạn chế, phần lớn dân cư ở đây là đồng bào dân tộc ít người (Thái, Mông, Mường, Dao) cuộc sống của họ phụ thuộc vào các sản vật được khai thác từ rừng. Khi Khu bảo tồn được thành lập, để đảm bảo cho công tác quản lý được tốt hơn tỉnh thanh hóa đã thực hiện dự án di dân( bản Cha lát, Suối Hin) ra khỏi khu vực vùng lõi của khu bảo tồn. Như vậy trước khi thành lập Khu BTTN Pù Hu, hệ sinh thái rừng đã bị tác động mẽ và có sự thay đổi về cấu trúc. Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây về hệ sinh thái rừng tại khu vực, đề tài có kết quả về sự phân bố của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại Khu BTTN Pù Hu như sau:

(Nguồn: Báo cáo hệ sinh thái rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu năm 2010)

Hình 4.1: Bản đồ phân bố hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại Khu BTTN Pù Hu

Phân bố đặc trưng ở độ cao 600 đến 1.400 m với diện tích 27.312,96 ha. Hệ sinh thái núi đất đai caochiếm 98,55 % tổng diện tích đất lâm nghiệp phân bố tương đối đề trên toàn diện tích. với hệ động thực vật đa dạng nhiều loài quý hiếm, gồm các kiểu rừng sau:

a. Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít bị tác động trên đai cao.

Thảm thực vật thường xanh ở đai độ cao trên 600 m so với mực nước biển. Khu vực này ít bị tác động nên còn giữ lại được cấu trúc đặc trưng của rừng nhiệt đới mưa mùa, thuộc kiểu này có phân kiểu: Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi thấp. Các quần xã ưu thế của kiểu rừng này thường gặp là:

Sến mật (Madhuca pasquieri); Vàng tâm (Maglietia fordiana); Dổi xanh (Michelia mediocris); các loàiDẻ (Castanopsis sp)...

b. Kiểu rừng thường xanh mưa mùa bị tác động trên đai cao.

Thảm thực vật thường xanh ở đai cao trên 600 m thuộc các đỉnh núi cao, đặc biệt tập trung ở đỉnh núi Pù Hu. Khu vực này bị tác động bởi nhiều hoạt động của con người. Cấu trúc hệ sinh thái không nguyên vẹn, có thành phần thực vật ưu thế với các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae), họ Re (Lauraceae) và họ Mộc Lan.

c. Kiểu rừng thường xanh mưa mùa trên đất thấp bị tác động mạnh.

- Thảm thực vật thường xanh thuộc đai cao dưới 600m so với mực nước biển, khu vực bị tác động bởi hoạt động khai thác lâm sản và canh tác nông nghiệp, cấu trúc rừng bị tàn phá và hiện đang trong quá trình phục hồi bằng diễn thế sinh thái thứ sinh. Thuộc kiểu này gồm các phân kiểu sau:

* Rừng thường xanh mưa mùa hỗn giao cây lá rộng trên đất thấp, phân kiểu này có hai nguồn gốc hình thành là từ khai thác chọn và từ canh tác nương rẫy bị bỏ hoang trong thời gian dài.

+ Sau khai thác chọn: Phân kiểu rừng này là kết quả của quá trình tác động của con người vào rừng tự nhiên gây ra diễn thế suy tàn và sau đó là tái hồi phục. Các quần xã thực vật chủ yếu là các loài kém giá trị kinh tế, thường gặp là: Vàng anh (Saraca dives), Sổ bà (Dillenia indica), Sữa (Alstolia scholaris), Máu chó lá to

(Knema pierei)..

+ Sau nương rẫy: Những quần xã thực vật tái sinh trên đất canh tác bị bỏ hoá khoảng 5 năm, hiện đang ở giai đoạn đầu của diễn thế phục hồi, thảm thực vật có cấu trúc đơn giản với hai tầng cây đứng. Tầng cao nhất ưu thế bởi Ràng ràng

(Ormosia balansae), Gáo (Anthocephalus chinensis)... Rừng thứ sinh trên đất canh tác bỏ hoá 10 năm, cấu trúc quần xã trong tầng thứ này có 2 – 3 tầng chính, ưu thế gồm: Dẻ (Castanopsis indica), Trám (Canarium album), Sảng (Sterculia lanceolata), Lòng mang (Pteropermum heterophyllum)...

* Rừng hỗn giao cây lá rộng – Tre nứa. Phân kiểu này có diện tích không lớn nhưng phân bố rải rác khu BTTN Pù Hu. Đây là kết quả tái sinh của rừng bị tác

động sau nương rẫy, trên đất canh tác ngắn ngày, bị bỏ hoá, tầng đất còn dày, đất còn giữ được độ ẩm tương đối cao, là môi trường thuận lợi cho Tre nứa và đan xem vào đó là các cây lá rộng có giá trị như: Dẻ (Castanopsis indica), Trám đen

(Canarium tramdenum), Đinh (Markhamia stipulata), Lát hoa (Chkrasia tabularis)...

* Rừng đơn ưu trên đất khô cằn: rừng đơn ưu - Tre nứa. Đây là phân kiểu, Tre nứa phát triển mạnh hơn lấn át hoàn toàn các loài khác, thảm thực vật trở lên đơn ưu. Rừng đơn ưu Tre nứa phát triển trên đất chưa bị bào mòn, tuy nhiên đo canh tác nông nghiệp trước đó khá nhiều đất trở nên kiệt quệ, có rất ít loài cây lá rộng có thể tồn tại được. Các quần xã ưu hợp Tre nứa gồm: quần xã Nứa và quần xã Giang.

* Rừng đơn ưu Luồng trồng. Rừng Luồng được các hộ gia đình trồng ngay trong vùng đệm và ngay trong khu BTTN Pù Hu. Đặc điểm sinh thái của rừng Luồng trồng gần giống với kiểu rừng Tre nứa đã được mô tả ở trên.

Hệ sinh thái núi đất đai cao ở Khu BTTN Pù Hu không chỉ đóng góp cho môi trường sinh thái, du lịch và khoa học, mà còn có những đóng góp đáng kể về kinh tế. Điều đáng tiếc là hệ sinh thái này đang đứng trước nhiều nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, hơn bao giờ hết, nhiệm vụ bảo vệ hai hệ sinh thái này đang là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị nói riêng và sự quan tâm, tham gia của các cấp chính quyền, của cả cộ đồng cư dân nói chung.

Hình 4.2: Hệ sinh thái rừng núi đất ở các đai cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu thanh hóa​ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)