2.3.1. Tổng diện tích đất tự nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù hu có tổng diện tích là: 27.502,89ha Cơ cấu các loại đất:
* Đất lâm nghiệp:
- Đất có rừng: 21. 523,44 ha + Rừng tự nhiên: 21.409,84 ha
+ Rừng trồng: 113,6 ha (Trong đó có 40 ha rừng mới trồng năm 2003 ) - Đất trống: 5.958,45 ha
- Đất khác: 21 ha
Trước sức ép về đất sản xuất và đời sống của một số thôn (bản) sinh sống giáp ranh với rừng bảo tồn, khu BTTN Pù Hu đã đề nghị cắt chuyển một phần diện tích rừng bảo tồn giao lại cho nhân dân để giúp hộ sớm được ổn định đời sống và từng bước phát triển kinh tế. Cụ thể:
Tổng diện tích cắt giảm: 4.353,44 ha. Trong đó: - Đất có rừng: 3.533,4 ha.
- Đất chưa có rừng: 821,94 ha - Đất ngoài lâm nghiệp: 7,1 ha
Tổng diện tích còn lại của khu bảo tồn là: 23.249,45 ha
2.3.2. Đặc điểm tài nguyên rừng và tình hình sử dụng tài nguyên
Trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có nhiều sinh cảnh độc đáo gồm hệ sinh thái núi đất là chính nhưng xen kẽ những hệ sinh thái núi đá vôi. Từ sự khác nhau về hệ sinh thái cho nên kéo theo có sự khác nhau về thảm thực vật cũng như số lượng và chủng loại động thực vật.
* Khu hệ thực vật rừng:
- Về thảm và cấu trúc tầng thứ của rừng:
Dựa trên cở sở những nguyên tắc sinh thái của Thái Văn Trừng, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có những kiểu thảm thực vật như sau:
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 600 m và có thể gặp nó trên tất cả các xã trong khu bảo tồn thiên nhiên. Rừng có thành phần loài gồm các ưu hợp của họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà Phê (Rubiaceae) và họ Đậu (Fabaceae).
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao trên 600m thuộc các đỉnh núi cao, đặc biệt tập trung ở đỉnh Pù Hu cho nên kiểu rừng này có thành phần thực vật ưu thế với các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae), họ Re (Lauraceae) và họ Mộc Lan.
Kiểu phụ thứ sinh nhân tác: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác hỗn giao gỗ và nứa trên đất nguyên trạng: Kiểu rừng này có diện tích không lớn phân bố rải rác trên toàn bộ khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác nứa: Kiểu phụ này phân bố ven hệ thống suối vì đất ở đó ẩm và còn tốt. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng Luồng trồng: Rừng Luồng được các hộ gia đình trồng ven sông Luồng và sông Mã cùng ven hệ thống các suối là chủ yếu thuộc vùng đệm và ngay trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Tuy không được xếp riêng thành một kiểu hoặc kiểu phụ như trên xong đất trống có cây bụi và đất trống có cây gỗ rải rác hay là đất trống có cỏ làm phong phú thêm hệ sinh thái trong khu bảo tồn và là nơi kiếm ăn cho các loài động vật.
- Về số lượng chủng loại thực vật:
Thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu thuộc khu hệ thực vật vùng Bắc Trung Bộ nhưng có ảnh hưởng của hệ thực vật vùng Tây Bắc cũng như hệ thực vật vùng núi phía Bắc Bộ.
Qua điều tra bước đầu đã thống kê được 508 loài thực vật thuộc 323 chi, 102 họ thực vật thuộc 6 ngành. Trong đó có những họ thực vật chiếm ưu thế như : Họ Cỏ (Poaceae), Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae), Họ Cúc (Asteraceae)…Về bảo vệ nguồn gen, trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu qua điều tra sơ bộ có 28 loài cây quý hiếm được xếp trong sách Đỏ của Việt Nam và trong Danh mục động thực vật rừng quý hiếm theo Nghị định 48/2002/NĐ-CP như: Sến Mật (Madhuca Pasquieri), Lát Hoa (Chukrasia Tabularis), Kim Giao (Nageia Fleuryi)
* Khu hệ động vật:
- Về các hệ sinh cảnh cư trú động vật:
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu trên mỗi kiểu rừng theo quan điểm của các nhà động vật học thông thường sẽ là những vùng cư trú của động vật khác nhau:
Khu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới có những loài động vật cư trú là Khỉ các loại, Vượn, Bò Tót, Hổ, Gấu, Báo gấm và Gõ Kiến ..
Khu rừng tre nứa có những loài động vật sinh sống: Gấu, Lợn rừng, Lửng lợn, Dúi má vàng, Tê tê, Chuột nhắt, Chích choè lửa, Gà lôi, Gà sao, Gà tiền....
Khu cây bụi và trảng cỏ gồm các loài sinh sống: Nai, Mang, Cú mèo, Chào mào...
Khu hồ nước và sông suối gồm các loài Cá, Cóc rừng, Cóc Nhà, Ếch núi, Nhái, Rùa, Chìa vôi núi, Sả đầu nâu...
- Số lượng và chủng loại động vật:
Qua điều tra và nghiên cứu cho thấy rằng khu hệ động vật cũng mang nét tương tự của khu hệ thực vật. Kết quả điều tra bước đầu thấy rằng khu vực quy hoạch không những phong phú về chủng loại mà một số loài còn tập trung với mật độ cao như: Lớp thú có 8 bộ, 20 họ, 62 loài; lớp chim có 13 bộ, 41 họ, 162 loài; lớp lương thê có 1 bộ, 4 họ, 14 loài và lớp bò sát có 2 bộ, 14 họ và 28 loài Những loài động vật quý hiếm theo tiêu chuẩn của IUCN có tới 47 loài trong đó thú chiếm 22 loài, chim 4 loài, bò sát tới 21 loài.
Mặc dù Pù Hu là nơi đang còn giữ được nguyên vện nhiều diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng với nhiều loài cây quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt nam. Nhưng khi quy hoạch khu bảo tồn, lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng là gỗ, các loài động vật, phục vụ làm nhà, làm thực phẩm đôi khi trở thành hàng hóa. Từ khi thành lập khu BTTN Pù Hu đến nay hiện tượng săn bắn và khai thác đã giảm. Các sản phẩm lâm nghiệp người dân thu hái chủ yếu là
mật ong, song mây, sa nhân, lá dong ….Tuy nhiên, trong quá trình thu hái không có định mức nên các nguồn tài nguyên này cũng đã suy giảm.
Trước đây đã có một số diện tích rừng đã bị tàn phá do đồng bào mông di cư tự do để phát nương làm rẫy. Sau khi thực hiện thành công dự án di dân ra khỏi vùng bảo tồn thì đa phần diện tích trên đã tái sinh trở lại cần được khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, bên cạnh đó một số diện tích không có khả năng tái sinh thành rừng thì được đầu tư trồng mới với các loài cây bản địa nhằm tái tạo lại rừng.
Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU