Chương 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. xuất một số gải pháp quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng núi đất đai cao
cao tại Khu BTTN Pù Hu.
4.4.1. Thực trạng công tác quản lý, bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đất tại khu vực nghiên cứu. nghiên cứu.
4.4.1.1. Về mặt thuận lợi.
- Về tài nguyên rừng:
+ Tài nguyên rừng trong khu vực nghiên cứu rất phong phú và đa dạng. Chúng có nhiều giá trị đối với đời sống cộng đồng dân cư trong khu vực nói riêng và có ý nghĩa đối với con người nói chung như: Cung cấp lâm sản, cảnh quan du lịch, môi trường sinh thái và đặc biệt là gìn giữ các nguồn gien quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng.
+ Hệ sinh thái rừng núi đất đai cao phân bố chủ yếu ở độ cao 600 m so với mặt nước biển, cách xa khu phân bố dân cư, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn... phần nào đã làm giảm tác động xấu của con người tới rừng.
+ Được thành lập năm 1998, Khu BTTN Pù Hu là đơn vị có chức năng quản lý bảo vệ, phát triển diện tích rừng trong khu vực nghiên cứu nên tài nguyên rừng ở đây đang được bảo vệ và phát triển tốt.
- Về dân sinh, kinh tế:
+ Phần lớn người dân sinh sống ở đây là đồng bào dân tộc thiểu số, từ lâu cuộc sống của họ đã gắn bó với rừng nên trong tiềm thức của họ rừng đóng vai trò rất quan trọng cần bảo tồn và phát triển tài nguyên này.
+ Là huyện miền núi nên nguồn thu nhập chính cho người dân ở đây chủ yếu từ rừng, vì vậy trong những năm gần đây nghề rừng đang được chú trọng nhiều hơn qua việc trồng rừng, chăm sóc bảo bệ rừng... làm cho tài nguyên rừng trong khu vực ngày càng phong phú.
- Về chính sách, cơ sở hạ tầng:
+ Trong thời gian qua để nâng cao đời sống của người dân, nhà nước đã có nhiều chính sách liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt như chính sách: giao đất giao rừng, trồng rừng, đầu tư trồng các loài cây bản địa .... từ đó góp phần cải thiện đời sống của người dân và nâng cao giá trị của rừng.
+Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, phát triển như: đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện, công trình nước sinh hoạt.... phần nào đã nâng cao được đời sống của người dân.
4.4.1.2. Khó khăn
- Tuy là đơn vị có chức năng quản lý bảo vệ, phát triển diện tích rừng được giao nhưng hiện tại số lượng cán bộ nhân viên của Khu BTTN Pù Hu rất ít mà trong khi đó diện tích rừng được giao quản lý lại lớn (binh quân 2000 ha/người) nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
- Các công trình nghiên cứu về hệ sinh thái rừng núi đất đai cao trong khu vực đang còn ít, việc nghiên cứu đòi hỏi phải tốn nhiều công sức đầu tư nên các dữ liệu thông tin khoa học tin cậy phục vụ cho công tác quản lý, phát triển hệ sinh thái này còn thiếu.
- Đời sống của người dân trong vùng còn rất thấp, chủ yếu là thu nhập từ rừng. Bên cạnh đó trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu dẫn tới việc nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát triển hẹ sinh thái rừng núi đất gặp nhiều khó khăn.
- Cùng việc việc gia tăng về dân số dẫn tới nhu cầu sử dụng sản phảm từ rừng như gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên thị trường cũng gia tăng theo đã gây áp lực đáng kể đến công tác quản lý và phát triển rừng núi đất đai cao tại khu vực.
Tóm lại từ thực trạng công tác quản lý, bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại khu vực nghiên cứu đã cho thấy công tác này đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới chúng ta cần tích cực phát huy những mặt thuận lợi và hạn chế những mặt khó khăn để quản lý bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đặc trưng này.
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại Khu BTTN Pù Hu. cao tại Khu BTTN Pù Hu.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu hiện trạng rừng cho thấy:
- Các quy luật phân bố thực nghiệm NL/D1.3, NL/Hvn đều được mô hình hóa bằng hàm phân bố Weibull. Còn các phân bố thực nghiệm N/D1.3, N/Hvn không mô hình hóa được bằng các hàm toán là do các lâm phần đấy là rừng hỗn giao gỗ - tre
nứa. Đặc trưng của các lâm phần này là do tre nứa có tuổi thọ từ 10 – 15 năm là bị khuy(ra hoa và chết hàng loạt) tạo nên các khoảng trống trong lâm phần tạo điều kiện thuận lợi cho lớp cây tái sinh sinh trưởng phát triển mạnh tham gia vào tổ thành trong lâm phần. Sau đó tre nứa mọc lên đã kìm hãm sinh trưởng của lớp cây tái sinh tạo nên sự ngắt quãng trong quy luật phát triển của lâm phần. Bên cạnh đó một số lâm phần do sự tác động của con người nên cấu trúc lâm phần bị phá vỡ. Điều đó cho thấy ta cần có biện pháp lâm sinh thích hợp để cải tạo đưa cấu trúc lâm phần về dạng phân bố chuẩn.
- Khi nghiên cứu về các chỉ số đa dạng (chỉ số phong phú của loài, chỉ số Shannon-Wienner, chỉ số Simpson) đã phản ánh tính đa dạng loài trong khu vực nghiên cứu là rất cao, có nhiều loài tham gia và số lượng cá thể trong 1 loài khá đồng đều.
- Trong khu vực nghiên cứu có 5 kiểu trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2, IIIA3, IIIB và IV trữ lượng các kiểu trạng thái rừng này nói chung là khá cao so với các hệ sinh thái khác
Từ các kết quả trên để quản lý và phát triển hệ sinh thái núi đất đai cao tại khu vực nghiên cứu ta cần thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Đối với những lâm phần chưa có sự tác động của con người, cấu trúc lâm phần ổn định chưa bị phá vỡ ta cần tiếp tục bảo vệ, giữ gìn.
+ Đối với những lâm phần đã có sự tác động của con người, cấu trúc lâm phần bị phá vỡ ta cần cải tạo, khôi phục lại rừng trên cơ sở: Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên, chăm sóc nuôi dưỡng rừng, nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo cho rừng phát huy tốt nhất các giá trị của rừng về mặt sinh thái và kinh tế đặc biệt là các trạng thái rừng bị tác động mạnh.
+ Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng cho Khu BTTN Pù Hu.
+ Cần có nhiều chính sách nâng cao đời sống của người dân trong vùng để giảm nhẹ các tác động của người dân đến rừng. Bên cạnh đó cần xây dựng các văn bản pháp quy, các quy ước cam kết liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại Khu BTTN Pù Hu.
+ Tiếp tục đẩy mạnh các công trình nghiên cứu về hệ sinh thái rừng núi đất đai cao trong khu vực nghiên cứu.
Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên đề tài đưa ra 2 giải pháp cơ bản sau: Giải pháp kỹ thuật và giải pháp về chính sách.
4.4.2.1. Giải pháp kỹ thuật
Mục tiêu chung của giải pháp này là hướng các lâm phần đến cấu trúc ổn định, nâng cao giá trị đa dạng sinh học và giá trị sử dụng rừng. Từ kết quả nghiên cứu về tổ thành loài cho khu vực theo hai chỉ tiêu (N% và IV%) ta có thể nhận thấy: Tỉ lệ các loài cây có giá trị kinh tế thấp là chủ yếu, trong khi đó những loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao chiếm tỉ lệ thấp đặc biệt là ở các lâm phần có sự tác động của con người. Để đưa các lâm phần đến cấu trúc ổn định, nâng cao tính đa dạng và giá trị sử dụng rừng ta cần tiến hành như sau:
- Khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển những loài cây đặc hữu, có giá trị của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao.
- Đối với các lâm phần lâm phần ít bị tác động của con người ta có thể xúc tiến tái sinh tự nhiên, chặt tỉa cây có phẩm chất kém, sâu bệnh, các cây kìm hãm sự phát triển của loài có giá trị mà không làm vỡ kết cấu tầng tán và mất loài hiện có trong khu vực.
- Để nâng cao giá trị của rừng ta có thể kết hợp trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế.
Các biện pháp cụ thể cho từng trạng thái rừng trong khu vực nghên cứu - Kiểu trạng thái rừng IIIA1: Kiểu trạng thái này phân bố chủ yếu ở đai cao 600 m, là rừng nghèo kiệt, bị khai thác kiệt, cấu trúc rừng bị phá vỡ, rừng chỉ 1 tầng tán chủ yếu là các loài cây tái sinh mới lớn, các loài cây gỗ cồn lại có chất lượng kém chiếm tỉ lệ rất nhỏ nằm rải rác, cây bụi dây leo xâm lấn mạnh, khả năng tái sinh phục hồi rừng kém. Các biện pháp tác động là: Quản lý bảo vệ ngăn chặn các hành vi khai thác, phá rừng; áp dụng các biện pháp lâm sinh như: nuôi dưỡng, cải tạo, phục hồi rừng, phát dây leo bụi rậm, chặt bỏ cây sâu bệnh, xúc tiến tái sinh tự nhiên, cải tạo tổ thành, trồng dặm các loài cây bản địa có giá trị kinh tế như: Sến mật, vàng tâm, giổi xanh, đinh ....
- Kiểu trạng thái rừng IIIA2: Trạng thái này cũng phân bố chủ yếu ở đai cao 600m, là rừng trung bình, tầng tán chính bị phá vỡ, mật độ các loài cây to thuộc tầng rừng chính giảm mạnh, chất lượng phẩm chất cây kém, lớp cây tái sinh mới lớn chiếm tỉ lệ khá lớn, tầng cây bụi dây leo nằm rải rác. Các biện pháp tác động là: Quản lý bảo vệ không để khai thác và phá hoại; các biện pháp lâm sinh cần tác động: chăm sóc, nuôi dưỡng, chặt bỏ cây có phẩm chất kém, sâu bệnh, phát dây leo tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển.
- Kiểu trạng thái IIIA3, IIIB, IV: Được phân bố chủ yếu khu vực núi Pù Hu từ đai cao 800 m trở lên, thuộc loại rừng giàu, ít chịu tác động của con người, chúng có cấu trúc ổn định. Do vậy các biện pháp tác động ở đây là: Quản lý bảo vệ tránh những tác động xấu đến lâm phần, ngoài ra cần quan tâm đến phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ để tăng thu nhập, tính đa dạng và phát huy được tác dụng bảo vệ của rừng núi đất.
4.4.2.2. Giải pháp về chính sách
- Chính sách về quản lý đất đai và tài nguyên rừng
+ Thực hiện hiệu quả các quy định về luật đất đai, luật bảo vệ phát triển rừng, các văn bản dưới luật về quản lý đất đai tài nguyên rừng.
+ Tiếp tục hoàn thiện việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng thôn bản, cá nhân bảo vệ rừng đảm bảo tất cả diện tích rừng đều có chủ rừng cụ thể với quyền loại và trách nhiệm rõ ràng.
- Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng
Cần thực hiện các chương trình dự án phục vụ, nâng cao chất lượng đời sống của người dân như: chương trình 30a, dự án xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện lưới, chương trình nước sạch....
- Chính sách về phát triển kinh tế nghề rừng
+ Đẩy mạnh thực hiện các dự án trồng rừng 147, dự án 661 đang thực hiện tại Khu BTTN Pù Hu để từng bước nâng cao đời sống vật chất cho người dân, từ đó cũng giảm sức ép đến tài nguyên rừng.
+ Cần có chính sách hợp lý trong việc khai thác, sử dụng, hưởng lợi từ rừng để hạn chế việc khai thác gỗ từ rừng, đồng thời tạo điều kiện để chủ rừng gây trồng, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn lâm sản ngoài gỗ giúp người dân nâng cao đời sống và quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn.
- Xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng
+ Quy ước về bảo vệ, phát triển rừng vừa phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và quy định pháp luật của nhà nước, ngoài ra các quy ước này phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, phải kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của người dân, đồng thời phải bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, gây chia rẽ mất đoàn kết trong cộng đồng.
+ Nội dung quy ước phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, dễ thực hiện và phải luôn được điều chỉnh theo sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và chính sách, luật pháp của nhà nước.
+ Các quy ước phải do cộng đồng thỏa thuận theo đa số và tự nguyện thực hiện. Tóm lại căn cứ vào tình hình thực tế tại khu vực nghiên cứu, tài nguyên rừng đang bị suy giảm thì giải pháp được xác định chủ yếu là giải pháp về kỹ thuật. Đây là giải pháp nhằm giúp quản lý và phát triển hệ sinh thái núi đất đai cao một cách hiệu quả và nhanh nhất vì giải pháp này tác động trực tiếp đến rừng, bên cạnh đó có thể tận dụng nhân lực, vật lực sẵn có để thực hiện. Tuy nhiên nếu xét về quá trình lâu dài thì giải pháp về chính sách cần được ưu tiên hơn. Nguyên nhân xâu xa dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng là do con người khai thác, sử dụng rừng quá mức để phục vụ nhu cầu cuộc sống thường ngày. Vì vậy khi đời sống được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao thì các tác động xấu đến rừng sẽ được hạn chế. Nên đây có thể coi là giải pháp chiến lược lâu dài.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1. Đặc điểm phân bố của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại khu BTTN Pù Hu: Hệ sinh thái rừng núi đất đai cao của Khu BTTN Pù Hu được phân bố ỏ độ cao 600 m đến 1400 m so với mặt nước biển thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới với 3 kiểu phụ sau: Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít bị tác động trên đai cao, kiểu rừng thường xanh mưa mùa bị tác động trên đai cao, kiểu rừng thường xanh mưa mùa trên đất thấp bị tác động mạnh. Các kiểu rừng này được phân bố chủ yếu trên 2 khu vực (núi Pù Hu và núi Hóc).
2. Một số đặc điểm về cấu trúc hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao:
- Về cấu trúc tổ thành các loài cây gỗ ở đây rất phức tạp, loài cây ưu thế thể hiện không rõ ràng trên cả 4 đai, những loài thường xuyên xuất hiện là: Dẻ gai, Dẻ cau, Chò nâu, Ngát ... là những loài cây có giá trị kinh tế thấp. Tuy nhiên trong các ô tiêu chuẩn trên các đai các loài có giá trị kinh tế cao như Vàng tâm, Giổi xanh, Kháo vòng cũng xuất hiện với tỉ lệ tương đối. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp tác động để bảo vệ và phát triển những loài cây bản địa hiện có trong khu vực, kết hợp thực hiện trồng thêm các loài cây bản địa, loài đặc trưng của hệ sinh thái núi đất như: Sến mật, Vàng tâm, Giổi xanh, Lim xanh, … để nâng cao giá trị sử dụng rừng và tính đa dạng sinh học.
- Mức độ phong phú của loài và mức độ đa dạng loài: Quần xã thực vật rừng ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng, có nhiều loài tham gia và số lượng cá thể trong 1 loài khá đông đều, mức độ đa dạng loài giữa các đai cao khá là đồng nhất. Số lượng loài cây và chỉ số phong phú của loài giảm dần từ đai cao 600 m lên đến đai cao 1200 m.
- Quy luật phân bố số cây, số loài theo đường kính vị trí 1,3 m (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn):
+ Phân bố số cây theo đường kính vị trí 1,3 m (N/D1.3) khu vực không mô