Chương 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Một số đặc điểm cấu trúc rừng núi đất theo đai cao tại khu BTTN Pù Hu
4.2.1.2. Tổ thành loài cây theo giá trị IV%:
Như đã nói ở trên tổ thành loài cây là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng mà chúng còn mang ý nghĩa trong việc sử dụng rừng. Vì vậy ngoài việc xác định tổ thành loài theo tỉ lệ số cây (N%) của mỗi loài trong lâm phần để đánh giá về mặt sinh thái và đa dạng sinh học mà ta còn xác định tổ thành loài cây theo mức độ quan trọng của loài (IV%) nhằm làm rõ vai trò của các loài trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Trong phương pháp này ta xác định tỉ lệ phần trăm về tiết diện ngang (G%) và trữ lượng (M%) của từng loài cây trong lâm phần từ đó phản ánh đặc điểm, giá trị sử dụng của kiểu trạng thái rừng làm cơ sở để đề xuất các biện pháp lâm sinh tác động đến rừng làm tăng khả năng sử dụng rừng. Kết quả tính toán xác định tổ thành loài cây theo mức độ quan trọng của loài (IV%) được tổng hợp trong bảng 4.2.
Bảng 4.2: Tổ thành tầng cây cao của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao Khu BTTN Pù Hu theo mức độ quan trọng của loài IV%
Đai cao (m) Số loài Tổ thành nhóm loài ưu thế Nhóm loài ưu thế
600 60 3,62 Dẻ gai (1,90), Táu ruối (0,59), Dẻ cau (0,57), Gội
gác (0,56)
800 43 3,85 Trường sâng (0,84), Dẻ gai (0,66), Sấu (0,60),
Trám (0,60), Muồng (0,59), Sồi xanh (0,57)
1000 43 4,74 Giổi xanh (0,95), Dẻ gai (0,93), Vàng tâm (0,86),
Ngát (0,68), Chò nâu (0,68), Dẻ cau (0,58)
1200 41 3,46 Chò nâu (1,23), Vàng tâm (1,01), Dẻ gai (0,70), Trám (0,52)
Qua bảng 4.2 ta thấy :
Tổ thành loài ưu thế phức tạp và cũng không rõ ràng trên cả 4 đai. Phần lớn nhóm ưu thế ở đây là những loài có giá trị kinh tế thấp (Dẻ cau, Dẻ gai, Gội, Sồi xanh, Ngát, Sấu ….) chiếm tới 3,14 tổ thành của khu vực. Trong khi đó những loài cây ưu thế có giá trị kinh tế cao( Giổi xanh, Vàng tâm) chỉ chiếm 0,71 tổ thành.
Các loài cây quý hiếm, có giá trị chiếm tỉ lệ rất ít như: Sến mật(0,06), Đinh thối (0,1), Lát (0,01),…. nên chúng không tham gia vào công thức tổ thành cả 4 đai cao được.
Như vậy, theo mục đích muốn nâng cao giá trị sử dụng rừng thì ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể sau: Đối với những lâm phần có những loài cây có giá trị kinh tế và quý hiếm ta cần thực hiện biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh. Còn với những lâm phần có tổ thành là những loài cây có giá trị thấp ta có thể trồng bổ xung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao như: Giổi xanh, Sến mật, Vàng tâm, Đinh, ……..
Công thức tổ thành tầng cây cao của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại Khu BTTN Pù Hu.
- Đai cao 600 m: 1,90Dg + 0,59Tar + 0,57Dc + 0,56Gog + 6,38Lk
- Đai cao 800 m: 0,84Trs + 0,66Dc + 0,60Sa + 0,60Tra + 0,59Mu + 0,57Sx + 6,15L
- Đai cao 1000 m: 0,95Gix + 0,93Dg + 0,86Vt + 0,68Ng + 0,68Chn + 0,58Dc + 5,26Lk
- Đai cao 1200 m: 1,23Chn + 1,01Vt + 0,70Dg + 0,52Tra + 6,54Lk Trong đó:
Dẻ gai Dg Kháo vòng Khvo
Dẻ cau Dc Xoan đào Xđ
Gội gác Gog Bằng lăng Bal
Táu ruối Tar Bứa Bu
Vàng tâm Vt Côm tầng Ct
Lòng mang Lm Giổi xanh Gix
Thừng mực Thm Hu đay Hđ
Cà ổi Cao Ngát Ng
Trường sâng Trs Sồi xanh Sx
Re bầu Reb Sấu Sa
Mãi táp Mt Sến đắng Sđ
Đỗ quyên Đq Lọng bàng Lb
Re gừng Reg Chẹo tía Cht
Giổi bà Gib Đinh thối Đt
Cà lồ Cal Kháo vàng Khv
Trám Tra Muồng Mu
Lõi thọi Lth Loài khác Lk