Phân bố số lượng loài cây theo cỡ đường kính (NL/D1.3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu thanh hóa​ (Trang 59 - 61)

Chương 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Một số đặc điểm cấu trúc rừng núi đất theo đai cao tại khu BTTN Pù Hu

4.2.3.1. Phân bố số lượng loài cây theo cỡ đường kính (NL/D1.3)

Mỗi loài cây đều có đặc tính sinh vật học không giống nhau nhau, do vậy nên khả năng để chúng đạt đến kích thước tối đa tại những thời điểm là khác nhau. Mặt khác, do đặc điểm tái sinh không liên tục khiến cho quần xã thực vật rừng luôn có những cây tái sinh tham gia vào tầng cây cao. Từ đó tạo nên quy luật phân bố số lượng loài cây theo cỡ đường kính.

Phân bố số lượng loài cây theo cỡ kính phản ánh cấu trúc tổ thành loài cây, tính đa dạng sinh học và khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý bảo vệ rừng, phát triển tài nguyên rừng. Hiểu biết quy luật này có ý nghĩa rất lớn khi ta muốn tác động vào rừng hỗn giao khác tuổi. Đề tài tiến hành nghiên cứu 4 đai cao nhằm tìm ra quy luật biến đổi theo độ cao của phân bố số lượng loài cây theo cỡ đường kính của các trạng thái rừng núi đất đai cao, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững trên hệ sinh thái núi đất đai cao tại khu BTTN Pù Hu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Xu hướng chung của quy luật là số loài ở cỡ đường kính nhỏ thường ít, sau đó tăng dần và đạt trị số cực đại ở cỡ D nào đó, rồi sau đó giảm dần khi cỡ D tăng lên.

Phân bố thực nghiệm NL/D1.3 tổng thể là dạng phân bố lệch trái có đỉnh nằm ở cỡ kính tiếp theo gần cỡ kính đầu tiên. Ngoài ra, có trường hợp có đỉnh phụ ở các cỡ kính tiếp theo. Dựa trên cơ sở của phân bố thực nghiệm, đề tài sử dụng hàm Khoảng cách và hàm Weibull để mô phỏng phỏng phân bố NL/D1.3 của tổng thể. Kết quả mô phỏng được tổng hợp trong bảng 4.7 và bảng 4.8.

Bảng 4.7: Mô phỏng phân bố NL/D1.3 bằng hàm Khoảng cách

TT Đai cao Gamma (γ) Anpha (α) χ2tính χ2

05 Kết luận

1 600 0,164 0,736 7,56 11,07 H+

2 800 0,066 0,776 23,07 12,59 H-

3 1000 0,136 0,721 16,09 7,81 H-

Bảng 4.8: Mô phỏng phân bố NL/D1.3 bằng hàm Weibull

TT Đai cao Landa (λ) Anpha (α) χ2tính χ2

05 Kết luận

1 600 0,025 1,300 5,85 12,59 H+

2 800 0,006 1,612 10,30 12,59 H+

3 1000 0,008 1,498 10,14 11,07 H+

4 1200 0,006 1,512 9,47 12,59 H+

Từ kết quả của bảng 4.7 và bảng 4.8 cho ta thấy: - Mô phỏng bằng hàm Khoảng cách:

+ Tham số γ biến động từ: 0,066 đến 0,164 + Tham số α biến động từ: 0,712 đến 0,776

+ Có 3/4 (chiếm 75 %) trường hợp phân bố lý thuyết không phù hợp với phân bố thực nghiệm ( χ2 tính > χ205 tra bảng), 1/4 (chiếm 25%) trường hợp phân bố lý thuyết phù hợp với phân bố thực nghiệm.

- Mô phỏng bằng hàm Weibull:

+ Tham số biểu thị độ lệch α biến động từ: 1,3 đến 1,612 + Tham số biểu thị độ nhọn λ biến động từ: 0,006 đến 0,025

+ Có 0/4 (chiếm 0%) trường hợp phân bố lý thuyết không phù hợp với phân bố thực nghiệm ( χ2 tính > χ205 tra bảng),4/4 (chiếm 100 %) trường hợp phân bố lý thuyết phù hợp với phân bố thực nghiệm.

Nhận xét:

Việc mô phỏng phân bố thực nghiệm NL/D1.3 bằng hàm khoảng cách chỉ có đai cao 600 m phù hợp còn 3 đai 800, 1000, 1300 là không phù hợp đạt 25% trường hợp phân bố lý thuyết phù hợp với phân bố thực nghiệm. Trong khi đó với sự mềm dẻo cao thể hiện qua hai tham số α và λ, hàm Weibull lại cho kết quả đạt 100 % trường hợp phân bố lý thuyết phù hợp với phân bố thực nghiệm ở mức ý nghĩa 0,05. Như vậy hàm Weibull được chọn để mô phỏng phân bố NL/D1.3 của các đai cao trên hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại Khu BTTN Pù Hu. Kết quả mô phỏng phân bố NL/D1.3 được thể hiện qua hình 4.3.

Đai cao 600 m 0 5 10 15 20 25 0 10 20 30 40 50 60 D1.3 f ft fl Đai cao 800 m 0 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40 50 60 70 D1.3 f ft fl Đai cao 1000 m 0 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40 50 60 70 80 D1.3 f ft fl Đai cao 1200 m 0 5 10 15 20 25 0 10 20 30 40 50 60 70 80 D1.3 f ft fl

Hình 4.3: Biểu đồ phân bố NL/D1.3 theo hàm Weibull

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu thanh hóa​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)