Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu thanh hóa​ (Trang 80)

- Chính sách về quản lý đất đai và tài nguyên rừng

+ Thực hiện hiệu quả các quy định về luật đất đai, luật bảo vệ phát triển rừng, các văn bản dưới luật về quản lý đất đai tài nguyên rừng.

+ Tiếp tục hoàn thiện việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng thôn bản, cá nhân bảo vệ rừng đảm bảo tất cả diện tích rừng đều có chủ rừng cụ thể với quyền loại và trách nhiệm rõ ràng.

- Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng

Cần thực hiện các chương trình dự án phục vụ, nâng cao chất lượng đời sống của người dân như: chương trình 30a, dự án xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện lưới, chương trình nước sạch....

- Chính sách về phát triển kinh tế nghề rừng

+ Đẩy mạnh thực hiện các dự án trồng rừng 147, dự án 661 đang thực hiện tại Khu BTTN Pù Hu để từng bước nâng cao đời sống vật chất cho người dân, từ đó cũng giảm sức ép đến tài nguyên rừng.

+ Cần có chính sách hợp lý trong việc khai thác, sử dụng, hưởng lợi từ rừng để hạn chế việc khai thác gỗ từ rừng, đồng thời tạo điều kiện để chủ rừng gây trồng, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn lâm sản ngoài gỗ giúp người dân nâng cao đời sống và quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn.

- Xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng

+ Quy ước về bảo vệ, phát triển rừng vừa phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và quy định pháp luật của nhà nước, ngoài ra các quy ước này phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, phải kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của người dân, đồng thời phải bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, gây chia rẽ mất đoàn kết trong cộng đồng.

+ Nội dung quy ước phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, dễ thực hiện và phải luôn được điều chỉnh theo sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và chính sách, luật pháp của nhà nước.

+ Các quy ước phải do cộng đồng thỏa thuận theo đa số và tự nguyện thực hiện. Tóm lại căn cứ vào tình hình thực tế tại khu vực nghiên cứu, tài nguyên rừng đang bị suy giảm thì giải pháp được xác định chủ yếu là giải pháp về kỹ thuật. Đây là giải pháp nhằm giúp quản lý và phát triển hệ sinh thái núi đất đai cao một cách hiệu quả và nhanh nhất vì giải pháp này tác động trực tiếp đến rừng, bên cạnh đó có thể tận dụng nhân lực, vật lực sẵn có để thực hiện. Tuy nhiên nếu xét về quá trình lâu dài thì giải pháp về chính sách cần được ưu tiên hơn. Nguyên nhân xâu xa dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng là do con người khai thác, sử dụng rừng quá mức để phục vụ nhu cầu cuộc sống thường ngày. Vì vậy khi đời sống được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao thì các tác động xấu đến rừng sẽ được hạn chế. Nên đây có thể coi là giải pháp chiến lược lâu dài.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Đặc điểm phân bố của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại khu BTTN Pù Hu: Hệ sinh thái rừng núi đất đai cao của Khu BTTN Pù Hu được phân bố ỏ độ cao 600 m đến 1400 m so với mặt nước biển thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới với 3 kiểu phụ sau: Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít bị tác động trên đai cao, kiểu rừng thường xanh mưa mùa bị tác động trên đai cao, kiểu rừng thường xanh mưa mùa trên đất thấp bị tác động mạnh. Các kiểu rừng này được phân bố chủ yếu trên 2 khu vực (núi Pù Hu và núi Hóc).

2. Một số đặc điểm về cấu trúc hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao:

- Về cấu trúc tổ thành các loài cây gỗ ở đây rất phức tạp, loài cây ưu thế thể hiện không rõ ràng trên cả 4 đai, những loài thường xuyên xuất hiện là: Dẻ gai, Dẻ cau, Chò nâu, Ngát ... là những loài cây có giá trị kinh tế thấp. Tuy nhiên trong các ô tiêu chuẩn trên các đai các loài có giá trị kinh tế cao như Vàng tâm, Giổi xanh, Kháo vòng cũng xuất hiện với tỉ lệ tương đối. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp tác động để bảo vệ và phát triển những loài cây bản địa hiện có trong khu vực, kết hợp thực hiện trồng thêm các loài cây bản địa, loài đặc trưng của hệ sinh thái núi đất như: Sến mật, Vàng tâm, Giổi xanh, Lim xanh, … để nâng cao giá trị sử dụng rừng và tính đa dạng sinh học.

- Mức độ phong phú của loài và mức độ đa dạng loài: Quần xã thực vật rừng ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng, có nhiều loài tham gia và số lượng cá thể trong 1 loài khá đông đều, mức độ đa dạng loài giữa các đai cao khá là đồng nhất. Số lượng loài cây và chỉ số phong phú của loài giảm dần từ đai cao 600 m lên đến đai cao 1200 m.

- Quy luật phân bố số cây, số loài theo đường kính vị trí 1,3 m (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn):

+ Phân bố số cây theo đường kính vị trí 1,3 m (N/D1.3) khu vực không mô phỏng được bằng hàm Khoảng cách và Weibull. Chỉ có đai cao 600 m là mô phỏng được bằng hàm Weibull.

+ Phân bố số loài cây theo đường kính vị trí 1,3 m và chiều cao vút ngọn (NL/D1.3, NL/Hvn) được mô phỏng theo hàm Weibull.

+ Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn) khu vực cũng không mô phỏng được bằng hàm Weibull và hàm Khoảng cách. Chỉ có đai cao 1200 m là mô phỏng được bằng hàm Weibull.

- Đặc điểm phân bố số lượng loài, số cây theo cỡ kính và chiều cao ở các đai cao khác nhau

+ Phân bố số lượng loài cây theo cỡ đường kính (NL/D1.3) ở đai cao 600 là đồng nhất so với 3 đai còn lại. Đối với 3 đai 800m, 1000m, 1200m có sự khác biệt về phân bố thực nghiệm này.

+ Phân bố số lượng cây theo cỡ đường kính (N/D1.3) các đai cao tương đối đồng nhất và không có sự khác biệt rõ nét. Chỉ có đai cao 800m và đai 1000m là không đồng nhất về quy luật phân bố.

+ Phân bố số lượng loài cây theo cỡ chiều cao (NL/Hvn) ở các đai cao là tương đối đồng nhất và không có sự khác biệt. Chỉ có sự khác biệt về phân bố thực nghiệm giữa đai cao 800m và đai cao 1200m.

+ Phân bố số lượng cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn) ở các đai cao là đồng nhất. 3. Phân loại trạng thái rừng núi đất đai cao tại khu vực nghiên cứu: Trong khu vực nghiên cứu có 5 kiểu trạng thái rừng chính: IIIA1, IIIA2, IIIA3, IIIB và IV thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa. Ở đai cao 600 m phân bố chủ yếu là các trạng thái rừng IIIA1 và IIIA2; từ trạng thái IIIA3 đến trạng IV phân bố chủ yếu ở đai cao 800 m trở lên. Trữ lượng bình quân của các trạng thái rừng núi đất đai cao tại khu vực khá cao so với các kểu hệ sinh thái khác. Trạng thái IIIA1 là 79,8 m3, trạng thái IIIA2 là 102,2 m3, trạng thái IIIA3 là 162,86 m3, trạng thái IIIB là 215,21 m3 và trạng thái IV là 346,29m3.

4. Các biện pháp giải pháp kỹ thuật quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao: Đề tài đưa ra 2 giải pháp chính đó là giải pháp kỹ thuật và giải pháp chính sách.

- Giải pháp kỹ thuật: Khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển những loài cây đặc hữu, có giá trị của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao, thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài cây bản địa

- Giải pháp chính sách: về đất đaivà tài nguyên rừng, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế rừng, xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng.

2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên, đề tài còn một số tồn tại sau: - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao là nghiên cứu về tất cả các đặc điểm cấu thành nên hệ sinh thái rừng núi đất đai cao. Tuy nhiên do thời gian có hạn đề tái mới chỉ tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc như: Tổ thành loài; Mức độ phong phú và đa dạng; Quy luật phân bố số cây, số loài theo dđường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn.

- Đề tài chưa nghiên cứu quy luật tương quan.

- Chưa nghiên cứu về quy luật phân bố theo không gian của loài cây, tầng tán trong lâm phần.

3. Khuyến nghị

Để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại Khu BTTN Pù Hu được tốt hơn.

- Cần nghiên cứu các ô tiêu chuẩn có diện tích lớn hơn nữa, nhiều trạng thái rừng khác nhau và trên nhiều khu vực phân bố.

- Tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm hệ sinh thái rừng núi đất đai cao về sự phân bố theo không gian của loài cây, tầng tán, tuổi trong lâm phần để từ đó có giải pháp đề xuất có hiệu quả hơn trong việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đặc trưng cho khu vực này.

LỜI CẢM ƠN

Đề tài luận văn “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Thanh Hóa” được hoàn thành trong chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 17B (2009-2011) tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự truyền đạt kiến thức chuyên môn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo giảng dạy Trường Đại học Lâm nghiệp, sự động viên khích lệ của gia đình và bạn bè đồng nghiệp.

Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp và đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quang Bảo thuộc trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, người đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu cùng những tình cảm tốt đẹp nhất giành cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu nơi tôi thực tập tốt nghiệp, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Để hoàn thành luận văn, mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực của bản thân song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học, cùng các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2011

Tác giả

MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA... LỜI CẢM ƠN... MỤC LỤC... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ... i DANH MỤC CÁC BẢNG ... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ... iii ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3

1.1. Trên thế giới ... 3

1.1.1. Về phân loại rừng ... 3

1.1.2 Nghiên cứu cấu trúc ... 4

1.1.2.1. Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng ... 4

1.1.2.2. Mô tả về hình thái cấu trúc rừng ... 4

1.1.2.3. Nghiên cứu định lượng về cấu trúc rừng ... 5

1.1.3. Nghiên cứu về đa dạng khu hệ thực vật. ... 7

1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh ... 8

1.2. Ở Việt Nam ... 9

1.2.1. Nghiên cứu về phân loại rừng ... 9

1.2.2. Nghiên cứu định lượng về cấu trúc rừng ... 10

1.2.2.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D1.3) và số cây theo cỡ chiều cao (N/HVN) ... 10

1.2.2.2. Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực (HVN/D1.3). ... 12

1.2.3. Nghiên cứu về đa dạng loài khu hệ thực vật. ... 13

1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng ... 14

Chương 2ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ... 17

2.1. Điều kiện tự nhiên ... 17

2.1.1. Vị trí địa lý ... 17

2.1.2. Địa hình ... 18

2.1.3. Khí hậu, thủy văn ... 18

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ... 19

2.2.1. Dân số, phân bố dân cư và lao động. ... 19

2.2.2. Tình hình kinh tế ... 20

2.2.3. Cơ sở hạ tầng ... 21

2.2.4. Các công trình phúc lợi khác: ... 22

2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng ... 23

2.3.1. Tổng diện tích đất tự nhiên ... 23

2.3.2. Đặc điểm tài nguyên rừng và tình hình sử dụng tài nguyên ... 23

Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27

3.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 27

3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 27

3.3. Nội dung nghiên cứu ... 27

3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Thanh Hóa ... 27

3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng núi đất theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Thanh Hóa: ... 27

3.3.3. Phân loại trạng thái rừng núi đất đai cao ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Thanh Hóa ... 28

3.3.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao này. ... 28

3.4. Phương pháp nghiên cứu ... 28

3.4.1.Phương pháp luận ... 28

3.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu ... 28

3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa ... 29

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu... 30

3.4.3.1. Phân loại trạng thái rừng hiện tại ... 30

3.4.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ... 32

Chương 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 38

4.1. Đặc điểm phân bố của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao ở Khu BTTN Pù Hu – Thanh Hóa. ... 38

4.2. Một số đặc điểm cấu trúc rừng núi đất theo đai cao tại khu BTTN Pù Hu ... 42

4.2.1. Cấu trúc tổ thành loài cây ... 42

4.2.1.1. Tổ thành loài cây theo tỉ lệ số cây của mỗi loài trong lâm phần ... 43

4.2.1.2. Tổ thành loài cây theo giá trị IV%: ... 46

4.2.2. Đặc trưng về mức độ phong phú và đa dạng loài ... 48

4.2.2.1. Mức độ phong phú của loài ... 49

4.2.2.2. Mức độ đa dạng loài. ... 49

4.2.3. Quy luật cấu trúc đường kính ... 52

4.2.3.1. Phân bố số lượng loài cây theo cỡ đường kính (NL/D1.3) ... 52

4.2.3.2. Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)... 54

4.2.3.3. So sánh phân bố số lượng loài, số lượng cây thực nghiệm theo cỡ đường kính ở các đai cao ... 57

4.2.4. Quy luật cấu trúc chiều cao ... 58

4.2.4.1. Phân bố số lượng loài cây theo cỡ chiều cao (NL/Hvn) ... 58

4.2.4.2. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn) ... 61

4.2.4.3. So Sánh phân bố số lượng loài cây, số cây theo cỡ chiều cao trên các đai cao ... 63

4.3. Phân loại trạng thái rừng hiện tại của rừng núi đất đai cao ở Khu BTTN Pù Hu – Thanh Hóa ... 64

4.3.1. Trạng thái rừng ở đai cao 600 mét. ... 66

4.3.3. Trạng thái rừng ở đai cao 1000 mét. ... 67

4.3.4. Trạng thái rừng ở đai cao 1200 mét. ... 68

4.4. Đề xuất một số gải pháp quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại Khu BTTN Pù Hu. ... 69

4.4.1. Thực trạng công tác quản lý, bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đất tại khu vực nghiên cứu. ... 69

4.4.1.1. Về mặt thuận lợi. ... 69

4.4.1.2. Khó khăn ... 70

4.4.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng núi đất đai cao tại Khu BTTN Pù Hu. ... 70

4.4.2.1. Giải pháp kỹ thuật ... 72

4.4.2.2. Giải pháp về chính sách ... 73

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ... 75

1. Kết luận ... 75

2. Tồn tại ... 77

3. Khuyến nghị ... 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng núi đất theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu thanh hóa​ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)