Trong công cuộc đổi mớ

Một phần của tài liệu Luận văn: Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 50 - 56)

Bước sang thời kỳ đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy. Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người vươn lên làm giàu chính đáng; để các nhà doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế kinh doanh hợp pháp, hợp đức, vừa lợi nhà, vừa ích nước. Những người làm ăn giỏi, những nhà doanh nghiệp giỏi ở bất cứ thành phần kinh tế nào đều được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh. Họ chính là đại biểu cho mặt tích cực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền tảng giáo dục, đạo đức của xã hội nói chung, đạo đức của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ nói riêng cũng được chăm lo, bồi dưỡng với những nội dung phù hợp với sự phát triển trong thời đại mới của đất nước. Trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mỗi cá nhân được tạo môi trường để phát triển toàn diện, bởi lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích của đất nước, cá nhân phát triển, tập thể phát triển là nền tảng vững chắc cho sự phát triển đất nước. Đồng thời, sự phát triển của đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, ngoại giao, quân sự..sẽ đảm bảo sự ổn định cho cá nhân phát triển.

Thành tựu to lớn của hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,.. cho thấy sự “thay da, đổi thịt” của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển về kinh tế đã không song song với việc xây dựng đạo đức trong Đảng và trong xã hội. Sự suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ can bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân trước cám dỗ của tiền bạc, danh vọng, địa vị, thói quan liêu, tệ tham nhũng, coi thường tổ chức, coi thường kỷ luật, chia rẽ.. xảy ra trong các đơn vị, tổ chức cơ sở Đảng.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991) nhận định: Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII, 6 - 1991) nhấn mạnh: Không ít cán bộ, đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân thực dụng cuốn hút, trở nên thoái hóa, hư hỏng. Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài. Những hiện tượng đó gây tác hại lớn, làm tổn hại thanh danh, uy tín của Đảng. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã phải ra nghị quyết riêng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều

mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây

dựng Đảng hiện nay” đã nêu rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,

trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…, đồng thời đánh giá tình trạng suy thoái đó là nghiêm trọng, phổ biến, làm suy giảm niềm tin của dân đối với Đảng.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự

suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” nhìn nhận: Tình trạng suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn.

Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong chính quyền, trong lực lượng vũ trang đang là một lực cản to lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước, gây tổn thất nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh tế, gây ảnh hưởng xấu trong lĩnh vực chính trị, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, có lợi cho các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta, nhằm thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn, lật đổ.

Thực tiễn đó đưa đến yêu cầu khách quan là cần phải tiếp tục học tập, vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư nói riêng để chăm lo củng cố nền tảng đạo đức cách mạng, trước hết là nền tảng đạo đức của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam, đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay cần chú trọng các nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, đảng viên, chiến

sĩ về vị trí, vai trò, nội dung của phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, về các nguyên tắc phương pháp xây dựng phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Quá trình giáo dục bồi dưỡng đó phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài, gắn giáo dục với tự giáo dục, lấy tự giáo dục làm nền tảng.

Thứ hai, trong tổ chức thực hiện cần bám sát và thực hiện có hiệu quả

Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về“Đẩy mạnh việc học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cụ thể hóa nội dung xây dựng

phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư theo đối tượng cụ thể, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể các cấp và trong các tổ chức kinh tế.

Thứ ba, phát huy vai trò, trách nhiệm làm gương của người lãnh, đạo

người đứng đầu. Cán bộ lãnh đạo mà thực hành cần, kiệm, liêm, chính thì cán bộ, nhân viên dưới quyền mình cũng phải thực hành, vì nếu không thực hành mà tham ô, lãng phí thì sẽ bị lãnh đạo khiển trách, bị kỷ luật, sa thải, thậm chí bị truy tố trước pháp luật nếu cấu thành tội phạm.

Thứ tư, phải siết chặt kỷ luật Đảng, kỷ cương hành chính và làm tốt công tác thanh tra,phải xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh tra, tư pháp “chí công vô tư, không thiên vị, không thành kiến” [74, tr.633-634].

Thứ năm, nâng cao vai trò giám sát của nhân dân, thực hành dân chủ

rộng rãi, bởi theo Hồ Chí Minh: “quan tham vì dân dại”. Muốn nâng cao vai trò giám sát của nhân dân, trước hết phải nâng cao nhận thức cho quần chúng

nhân dân, đặc biệt là nhận thức chính trị, nhận thức về vai trò, quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong xây dựng, thực hành đạo đức nói riêng, xây dựng đất nước nói chung.

Sự suy thoái về đạo đức ắt dẫn đến sự suy thoái về lập trường, tư tưởng, chính trị. Nếu không xây dựng đảng về đạo đức thì không thể xây dựng đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức được. Theo đó, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ là mấu chốt để công cuộc xây dựng, chỉnh đốn đảng đạt hiệu quả. Cán bộ, đảng viên từ trên xuống dưới, từ trung ương tới cơ sở thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là cách "miễn dịch" tốt nhất chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thoái hóa, biến chất,... Có như vậy Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị mới thật sự trong sạch, vững mạnh, mới tự bảo vệ được mình và mới làm cho xã hội lành mạnh, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước.

*

* *

Trên cơ sở kế thừa các khái niệm cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh đã chắt lọc các yếu tố tích cực, phù hợp, loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đưa vào đó những nội dung mới do sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra. Với sự tiếp biến của Người, khái niệm cần kiệm liêm chính, chí công vô tư không còn mang ý nghĩa hạn hẹp như xưa, mà được mở rộng và phát triển một cách khoa học, cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là phẩm chất có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, quần chúng nhân dân và với sự nghiệp xây dựng đời sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Do đó, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các

phẩm chất này cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ. Hệ các nguyên tắc xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư theo quan điểm của Hồ Chí Minh được tham chiếu từ các nguyên tắc xây dựng đạo đức nói chung trong tư tưởng của Người. Hệ các nguyên tắc đó định hướng phương pháp, cách thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho nhiều đối tượng khác nhau, từ cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang tới thanh thiếu niên, nhi đồng,... trong nhiều giai đoạn khác nhau của cách mạng, thời chiến cũng như thời bình, ở nhiều phạm vi khác nhau, các mối quan hệ từ gia đình, làng, xã, cơ quan, trường học, đơn vị… Bởi vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Chương 2

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNGCẦN KIỆM LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ CHO HỌC VIÊN

Một phần của tài liệu Luận văn: Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w