Hạn chế:
Nhận thức trách nhiệm của một số chủ thể làm công tác xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho học viên chưa thật đầy đủ, thường xuyên. Trong tổ chức các hoạt động còn chung chung, thiếu tính thực tiễn, tính thống nhất; chưa gắn với nhiệm vụ, chức trách và hoạt động của học viên. Công tác
quản lý còn biểu hiện nặng nề về quản lý hành chính, thiếu sâu sát tỉ mỉ; chưa kịp thời nắm diễn biến tư tưởng của học viên. Trong rèn luyện còn mang nặng tính hình thức, xem nhẹ, thả nổi; chưa kịp thời ngăn chặn những hiện tượng vi phạm kỷ luật, xây dựng nếp sống chính quy; việc đổi mới nội dung, chương trình, cách thức tổ chức để tiến hành chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; chất lượng công tác chính trị tư tưởng còn hạn chế, chưa chủ động, nhạy bén, tính chiến đấu, tính thuyết phục chưa cao dẫn đến học viên còn một số hạn chế là: một số học viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu sự vững vàng về bản lĩnh chính trị mà thoái hoá về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Những năm gần đây xuất hiện khuynh hướng thực dụng, sùng bái đồng tiền, bè phái, cục bộ, vụ lợi, kèn cựa địa vị, kém ý thức tổ chức kỷ luật, quan liêu, vi phạm dân chủ, vi phạm nguyên tắc, vi phạm phẩm chất cách mạng và đạo đức cộng sản.
Hiện nay, những khuynh hướng này vẫn chưa được chặn đứng. Hiện tượng vi phạm kỷ luật, vi phạm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của một số học viên những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Một số học viên chưa thực sự cố gắng học tập, rèn luyện, việc chấp hành các quy định, chế độ chưa nghiêm, hiện tượng uống rượu, trèo tường vượt rào sai qui định, chơi đề, vay nặng lãi, bỏ ngũ... vẫn còn xảy ra, số học viên xin thôi học, kỷ luật buộc thôi học [42, 47].
Từ suy thoái về xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư mà ở bộ phận này trở nên thờ ơ về chính trị, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, kém nhạy bén hoặc mất cảnh giác về những vấn đề chính trị xã hội, thiếu trách nhiệm trong công tác. Giác ngộ, nhận thức về bản chất, thủ đoạn của kẻ thù nhất là về âm mưu “diễn biến hoà bình” của chúng, còn giản đơn, thiếu nhạy bén, chưa sâu sắc, có nơi, có lúc mất cảnh giác.
Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cách mạng
thế giới tạm thời lâm vào thoái trào và gặp phải những khó khăn nhất định, sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đã tác động đến nhận thức, ý chí,
tình cảm của học viên Học viện Hậu cần. Những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động từng ngày từng giờ đến học viên.
Thứ hai: Các cấp uỷ Đảng và người chỉ huy tuy đã chú trọng đến xây
dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho học viên nhưng chưa thật sự đặt ngang tầm với yêu cầu mới và tình hình thực tế vốn rất sôi động, phức tạp và khó khăn; trong chỉ đạo có lúc còn thiếu chủ động, nhạy bén, còn đơn giản trong công tác chính trị tư tưởng; nhận thức của một số chủ thể làm công tác xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho học viên chưa đầy đủ. Trong công tác chính trị, tư tưởng nội dung chưa sâu, định hướng chính trị, chưa rõ ràng tính thuyết phục chưa cao. Nội dung, hình thức, phương pháp chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; trách nhiệm và năng lực xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ở một số tổ chức còn hạn chế.
Thứ ba: Một số bộ phận học viên nhận thức về nhiệm vụ chưa đúng đắn
dẫn đến dao động tư tưởng, bản lĩnh chưa thật sự vững vàng, ngại khó, ngại khổ, thiếu tích cực trong công tác, rèn luyện. Trước sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và trong nước đặc biệt là sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, có người còn hoang mang giao động, giảm sút ý chí chiến đấu, thiếu niềm tin vào bản thân, thậm chí có người còn hoài nghi về con đường, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc. Một số không tự ghép mình vào nếp sống chính quy, có biểu hiện tác phong, lối sống thiếu lành mạnh, tự do vô kỷ luật, sống trái với đạo đức của quân nhân; còn biểu hiện thiếu chân thành, thân ái; mất đoàn kết nội bộ trong quá trình giải quyết các mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới, đồng chí, đồng đội và với học viên.