Thường xuyên chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công

Một phần của tài liệu Luận văn: Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 72 - 75)

vô tư của học viên ở Học viện Hậu cần

Nhu cầu về vật chất và tinh thần là những nhu cầu tất yếu, cơ bản của con người nói chung và học viên ở Học viện Hậu cần nói riêng. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của học viên có ý nghĩa rất quan trọng, nó tác động đến nhiều phương diện đời sống của mỗi người trong đó có sự tác động tích cực đến việc xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tưnói riêng của họ.

Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho học viên chính là quan tâm giải quyết quyền lợi, nguyện vọng chính đáng, là cơ sở, điều kiện để giải quyết các mối quan hệ của học viên.Từ đó, củng cố tăng cường niềm tin ở người học viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào hệ thống tổ chức chỉ huy trong đơn vị. Khi giải quyết hài hoà đời sống vật chất với đời sống tinh thần tạo nên sự dân chủ trong các hoạt động và bầu không khí đoàn kết, vui vẻ, cởi mở, thống nhất cao trong toàn đơn vị; tạo điều kiện thuận lợi cho sự tác động của các chủ thể tới quá trình xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của mỗi học viên, đồng thời từng cũng nhận

thức được sự quan tâm của tổ chức, đơn vị đối với mình; những nhu cầu lợi ích chính đáng phù hợp với điều kiện thực tại, nếu được đáp ứng sẽ tạo nên động lực trực tiếp thúc đẩy hoạt động xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đồng thời, góp phần tích cực khắc phục những hạn chế tiêu cực về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư trong đơn vị, ngăn chặn và đẩy lùi sự thâm nhập, thẩm thấu của các kiểu loại đạo đức phi xã hội chủ nghĩa từ môi trường xã hội vào học viên.

Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của học viên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phấn đấu rèn luyện, xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của mỗi học viên cần quán triệt và giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là: Thường xuyên định hướng nhận thức đúng đắn nhu cầu lợi ích vật chất, tinh thần cho đội ngũ học viên ở Học viện Hậu cần

Trước sự phát triển tất yếu của lịch sử xã hội, sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu của học viên ở Học viện Hậu cần hiện nay ngày một tăng. Tuy nhiên, có nhu cầu phù hợp với xã hội nói chung nhưng lại không phù hợp với hoạt động quân sự và hoạt động của học viên trong Học viện; có nhu cầu chính đáng nhưng công tác bảo đảm của quân đội và Học viện còn có những khó khăn; đồng thời cũng có nhu cầu lệch chuẩn định hướng xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Chính vì vậy các chủ thể phải thực sự quan tâm đi sâu, sát để nắm vững tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của học viên, trên cơ sở đó có các nội dung, biện pháp, hình thức định hướng nhận thức đúng đắn về nhu cầu lợi ích cho đội ngũ học viên, giúp họ giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với tập thể, giữa nhu cầu với thực tiễn hoạt động quân sự ở Học viện, giữa nhu cầu đòi hỏi của quân đội, từng quân nhân với thực tiễn đất nước.

Hai là: Tích cực, chủ động khắc phục khó khăn cải thiện đời sống cho học viên

Công tác bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ học viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước;

chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước, trách nhiệm quan tâm của xã hội, công tác bảo đảm của các cấp và sự cố gắng nỗ lực khắc phục khó khăn của Học viện. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, nhờ có những chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước, công tác bảo đảm của quân đội, sự cố gắng nỗ lực của Học viện mà đời sống của học viên đã có nhiều cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cơ sở vật chất bảo đảm, chế độ tiền lương, phụ cấp, chính sách hậu phương quân đội, bảo đảm đời sống tinh thần... cho học viên còn có những khó khăn bất cập. Tính năng động, sáng tạo của các đơn vị trong Học viện còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Công tác bảo đảm đời sống vật chất cho học viên phải thường xuyên bám sát tình hình nhiệm vụ chính trị của Học viện và sự chỉ đạo, hướng dẫn của trên. Quán triệt sâu sắc quan điểm tự lực, tự cường, phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp chăm lo bảo đảm đời sống bộ đội, giữ vững ổn định và từng bước cải thiện tốt hơn điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của học viên. Bảo đảm đúng đủ chế độ về quyền lợi, tiêu chuẩn của theo quy định. Động viên học viên hăng hái tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.

Phát huy khả năng sáng tạo của học viên, tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao giao lưu kết nghĩa... tạo ra bầu không khí vui tươi lành mạnh trong Học viện, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và thưởng thức văn hoá, tinh thần của học viên, định hướng nhận thức và tổ chức hướng dẫn hành động. Tích cực tham gia đấu tranh chống lại các phản văn hoá, phản giá trị xâm nhập vào đời sống đơn vị. Hình thành bản lĩnh lựa chọn “chân giá trị” và “miễn dịch” trước tác động tiêu cực của mặt trái đời sống xã hội đến mỗi học viên. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi trong xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho đội ngũ học viên ở Học viện Hậu cần hiện nay.

Ba là: Thực hiện dân chủ trong công tác chăm lo bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho học viên ở Học viện Hậu cần.

Đây là một nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị cơ sở. Làm tốt công tác này góp phần xây dựng các quan hệ trong Học viện lành mạnh, chân

thành, cởi mở, hiểu biết lẫn nhau, vừa dân chủ, vừa tập trung, vừa bình đẳng, vừa có kỷ cương nghiêm túc. Dân chủ hoá chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học viên chính là mọi mục đích, nội dung, chủ trương, biện pháp đều hướng về học viên, là sự tôn trọng và phát huy vai trò mỗi cá nhân trong tập thể. Từ đó, tạo nên tính tích cực, tự giác, hình thành động lực bên trong thôi thúc học viên tích cực phấn đấu rèn luyện xây dựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Để làm tốt việc dân chủ hoá trong bảo đảm chăm lo đời sống, cần thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:

Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong Học viện phải thường xuyên bám sát thực tiễn, có nội dung phương hướng lãnh đạo, biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, kiểm tra đôn đốc sâu sát. Tuyên truyền, phổ biến để từng học viên nắm vững được chế độ tiêu chuẩn quyền lợi mọi mặt mà họ được hưởng.

Cụ thể hoá cơ chế dân chủ bằng những qui định phù hợp với thực tiễn Học viện, thực hiện theo nề nếp chế độ công khai hoá công tác bảo đảm của đơn vị. Động viên đông đảo học viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và tham gia giám sát các hoạt động trong đơn vị theo quy định của quân đội. Mọi tâm tư nguyện vọng, nhu cầu lợi ích chính đáng, những băn khoăn thắc mắc của phải được giải quyết theo thẩm quyền quy định của điều lệnh. Nghiêm khắc với các biểu hiện vi phạm dân chủ, thành kiến cá nhân, tham ô, bớt xén tiêu chuẩn chế độ hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong chăm lo bảo đảm đời sống của học viên. Đồng thời xử lý các hiện tượng lợi dụng dân chủ gây mất đoàn kết nội bộ, gây hiềm khích nghi kỵ lẫn nhau.

2.3.3. Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong xâydựng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho học viên Học viện Hậu cần

Một phần của tài liệu Luận văn: Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w